Giáo án Mĩ thuật lớp 6 kỳ 2

I, Mục tiêu bài học.

*Kiến thức: - Học sinh tìm hiểu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và tác dụng của kiểu chữ trong trang trí.

*Kỹ năng: - Học sinh biết được đặc đIểm của chữ in hoa nét thanh, nét đậm và cách sắp xếp dòng chữ.

*Thái độ:- Học sinh hoàn thành bài tập kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm.

II, Phương tiện dạy - học.

1, Giáo viên.

- Bảng chữ in hoa nét thanh nét đậm.

- Chữ in hoa nét thanh nét đậm ở các tạp chí, sách báo

2, Học sinh.

- Giấy, bìa cứng, giấy mầu, mầu, bút chì, hồ dán, kéo,

III, Phương pháp dạy- học.

- Phương pháp trực quan - vấn đáp.

- Phương pháp thực hành

- Phương pháp luyện tập.

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3319 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 6 kỳ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át - tư duy IV. Tiến trình dạy - học: 1, ổn định tổ chức lớp. 2, Kiểm tra đồ dùng học tập. 3. Giới thiệu bài mới Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: tìm hiểu về Kim tự tháp Kê-ốp GV treo tranh minh hoạ và đặt câu hỏi gợi ý học sinh theo các nội dung sau: ? Vì sao Ai Cập gọi là đất nước những Kim tự tháp khổng lồ. ? Em biết gì về Kim tự tháp Kê-ốp : Kim tự tháp Kê-ốp xây dựng vào khoảng năm 2900 TCN và kéo dài trong 20 năm. Kim tự tháp Kê-ốp có hình chóp, cao 138m, đáy là hình vuông có cạnh dài 225m, bốn mặt là bốn tam gíac cân chung một đỉnh GV bổ sung: - Đường vào Kim tự tháp ở hướng Bắc, chỉ có một cửa vào . Kim tự tháp Kê-ốp xây bằng đá vôi, người ta dùng tới 2 triệu phiến đá, có phiến đá nặng 3 tấn -Ngày nay ở Cai-rô vẫn còn 3 Kim tự tháp sừng sững giữa đất trời là : Kê-ốp, Kê-phơ-ren, Mi-kê-ri-nốt. => Kim tự tháp Kê-ốp được xếp là một trong bảy kỳ quan thế giới và là một di sản văn hoá vĩ đại không những của Ai Cập mà của cả thế giới . I.Kim tự tháp Kê-ốp(Ai Cập) : Kim tự tháp Kê-ốp xây dựng vào khoảng năm 2900 TCN , có hình chóp, cao 138m, đáy là hình vuông có cạnh 225m, bốn mặt là bốn tam gíac cân chung một đỉnh Hoạt động 2 : tìm hiểu tượng nhân sư (Ai Cập) GV cho hs quan sát tranh minh họa và đặt câu hỏi ? Vì sao gọi là Nhân sư. ? Tương cao bao nhiêu mét, được đặt ở đâu. - Là tượng đầu người mình sư tử , tượng trưng cho trí tuệ, quyền lực và sức mạnh , là kẻ trông giữ lăng mộ cho các Pharaon - Tượng có kích thước khổng lồ được tạc bằng đá hoa cương vào khoảng năm 2700 TCN - Được đặt trước Kim tự tháp Kê-phơ-ren , nên còn gọi là Nhân sư Ke-phơ-ren : cao 20m, dài 60m, đầu cao 5m, tai 1,4m, miệng rộng 2,3m - Mặt nhìn hướng mặt trời mọc - Mũi tượng đã bị phá hủy khi hoàng đế Naponeon xâm chiếm Ai Cập , Naponeon đã cho quân lính nã đạn đại bác vào pho tượng vì nghĩ rằng trong đó có kho báu ... II.Tượng nhân sư (Ai Cập) : -Tượng được tạc từ đá hoa cương vào khoảng năm 2700 TCN. Là tượng đầu người tượng trưng cho trí tuệ và tinh thần, mình sư tử tượng trưng cho quyền lực và sức mạnh . - Cao 20m, dài 60m, đầu cao 5m, tai dài1,4m và miệng rộng 2,3m trông rất oai nghiêm, hùng vĩ . Hoạt động 3 : tìm hiểu về tượng vệ nữ mi-lô (Hi Lạp) GV đặt câu hỏi và gợi ý học sinh tượng Vệ nữ Mi-lô. ? Hãy nêu những hiểu biết của em về tượng Vệ nữ Mi-lô ? - HS : Mi lô là tên một hòn đảo ở biển Ê-giê (Hi Lạp). Năm 1820, người ta tìm thấy pho tượng phụ nữ cao 2,04m, tuyệt đẹp, với thân hình cân đối, tràn đầy sức sống tuổi thanh xuân. Người ta đặt tên cho bức tượng là Vệ nữ Mi-lô. - Nhà điêu khắc bào đó đã diễn tả pho tượng theo cách tả thực hoàn hảo và toát lên 1 vẻ đẹp lý tưởng. Nét mặt tượng được khắc với dáng vẻ kiên nghị toát lên vẻ đẹp lạnh lùng, kín đáo và bí ẩn . Nửa trên của bức tượng tả chất da thịt mịn màng của người phị nữ được tôn lên với cách diễn tả các nếp vải nhẹ nhàng, mềm mại ở phía dưới . Đáng tiếc khi tìm thấy tượng thỳ hai cánh tay tượng đã bị gãy và ko tìm thấy cùng thân tượng . - Nhiều nhà điêu khắc nổi tiếng sau này đã "đi tìm" đôi tay cho Mi lô , nhưng tất cả các cánh tay đc tạo ra đều ko hợp với vẻ đẹp hoàn hảo của Vệ nữ Mi lô , vì thế có người cho rằng vốn dĩ Mi lô là một bức tượng ko tay... III.Tượng vệ nữ Mi lô (Hi Lạp): - Tượng đc đặt tên theo hòn đảo Mi lô nơi tìm thấy tượng vào năm 1820 , tượng nữa cao 2.04m. - Diễn tả theo phong cách tả thực hoàn hảo, vẻ đẹp lí tưởng. Đáng tiếc không tìm thấy hai cánh tay bị gãy. Hoạt động 4: tìm hiểu tượng ô-Guýt (La Mã) - GV đặt câu hỏi và gợi ý học sinh tượng Ô-guýt - GV bổ sung: - Ô-guýt là người thiết lập nền đế chế La Mã, trị vị từ năm 30 đến năm 14 trước CN. - Đây có thể coi là một nhóm tượng vì còn tạc thêm tượng thần tình yêu A-mor cưỡi cá Đen-phin nhỏ dưới chân Điêu khắc La Mã tôn trọng hiện thực, cố gắng tạo ra các chân dung như thật, sống động. IV. Tượng Ô-Guýt (La mã) : - Đây là pho tượng toàn thân đầy vẻ kiêu hãnh của vị hoàng đế, tạc theo phong cách hiệ thực. Tuy nhiên, pho tượng được diễn tả theo hướng lý tưởng hoá Ô-guýt với vẻ mặt cương nghị, bình tĩnh, tự tin và cơ thể cường tráng của một vị tướng hùng dũng.. Hoạt động 5: Đánh giá kết quả học tập GV đặt câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh: ? Em biết gì về tượng Nhân sư ? Nêu vài nét về Kim tự tháp. ? ..................................... => GV nhận xét, tóm tắt ngắn gọn một vài ý chính để các em ghi nhớ và đánh giá chung về ý thức học tập của hoc sinh. Bài tập về nhà: - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã, cổ - Chuẩn bị bài học sau : " Trang trí chiếc khăn để lọ hoa " ******************************************* Ngày soạn: ................. Ngày dạy: ................... Tuần 32 - Tiết 32 : Bài 32 : Vẽ Trang Trí. Trang trí chiếc khăn để lọ hoa I. Mục tiêu bài học: *Kiến thức: - Học sinh hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa của trang trí ứng dụng. *Kỹ năng: - Học sinh biết cách trang trí một chiếc khăn để đặt lọ hoa. *Thái độ: - Học sinh hoàn thành bài vẽ bằng hai cách; vẽ hoặc cắt giấy màu. II. Chuẩn bị: * Giáo viên; - Một số lọ hoa có hình dáng, trang trí khác nhau. - Một số khăn trải bàn có hình trang trí. - Một số bài vẽ của học sinh năm trước. - Dụng cụ; kéo, giấy màu, màu vẽ…. * Học sinh; - Giấy màu, giấy vẽ, keo dán, kéo, màu vẽ… III. Phương pháp dạy học : - Phương pháp quan sát trực quan - Phương pháp thực hành - Phương pháp luyện tập IV. Tiến trình dạy - học: 1, ổn định tổ chức lớp. 2, Kiểm tra đồ dùng học tập. 3. Giới thiệu bài mới Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: hướng dẫn hs quan sát và nhận xét - Trong cuộc sống hằng ngày , gia đình nào cũng thường có những ngày vui, sinh nhật, ngày lễ, ngày họp mặt…,thậm chí là ngày thường , đều không thể thiếu lọ hoa và khăn trải bàn . - GV đặt lọ hoa trên bàn không phủ khăn, một lọ hoa đặt trên bàn có phủ khăn để học sinh quan sát nhận xét ? Lọ hoa nào để trông đẹp hơn. ? Vì sao cần có khăn trải bàn đặt lọ hoa. -> GV kết luận: Lọ hoa ở bàn có phủ khăn và đặt trên hình trang trí sẽ thu hút sự chú ý của mọi người, vì vừa đẹp, vừa sang trọng. - GV cho HS quan sát một vài lọ hoa khác nhau nhằm giúp học sinh thấy hình dáng khăn đặt lọ hoa thế nào là đẹp (không to quá, không nhỏ quá) I. Quan sát và nhận xét : Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh cách làm bài - Hướng dẫn HS cách vẽ : + Chọn hình của chiếc khăn, hình vuông, hình chữ nhật, hay hình tròn. + Hình vẽ (giống với các bài vẽ cơ bản) vẽ các mảng hình lớn, vẽ hoạ tiết + Tìm và vẽ màu phù hợp với lọ, khăn - Hướng dẫn cách cắt : + Chọn giấy, màu cho phù hợp với lọ, khăn + Gấp giấy, vẽ hình + Cắt, dán * Chú ý :Có thể cắt một hình nền bằng giấy trắng, sau đó lấy giấy màu cắt tiếp một hình trang trí khác rồi dán lên để đặt lọ hoa II. Cách vẽ : - Các bước vẽ : + Tạo hình chiếc khăn + Tìm họa tiết trang trí + Phân mảng chính-phụ,sắp xếp họa tiết + Vẽ họa tiết + Chỉnh sửa và tô màu - Các bước cắt dán : + Chọn giấy màu phù hợp với lọ. + Gấp giấy, vẽ hình. + Cắt dán Hoạt động 3 : thực hành - GV cho hs quan sát 1 số bài mẫu tham khảo của hs khóa trước hoặc hình ảnh khăn trải bàn thật . - GV nhắc nhở học sinh kẻ trục, tìm bố cục, mảng hình để vẽ hoạ tiết, sau đó cắt hoặc vẽ màu. - GV cho học sinh làm bài theo SGK. +Hình chữ nhật: 20x12cm , 25x18cm +Hình vuông: cạnh 16-20 cm +Hình tròn: đường kính 16-20cm III.Thực hành : Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập - GV hướng dẫn HS nhận xét chiếc khăn về hình dáng chung, về hình vẽ, màu sắc và tự đánh giá cho điểm Học sinh tự nhận xét bài vẽ theo kiến thức đã học và cảm nhận riêng Bài tập về nhà: - Hoàn thành bài tập ở lớp - Chuẩn bị bài học sau ******************************************* Ngày soạn: ................. Ngày dạy: ................... Tuần 33.34 - Tiết 33.34 : Bài 33 : Vẽ Tranh. Đề tài : Quê hương em ( Bài KTHK 2 ) I. Mục tiêu bài học: *Kiến thức: - Học sinh phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo qua cách tìm nội dung, bố cục hình mảng, cách xây dựng thể hiện màu... *Kỹ năng: - Học sinh vẽ được tranh theo ý thích. *Thái độ: - Làm bài nghiêm túc, hoàn thành bài thi cuối năm. (tiết 2 vẽ màu) II. Chuẩn bị: * Giáo viên; - Tìm chọn một số tranh về đề tài phong cảnh quê hương, lễ hội, sinh hoạt - Bộ tranh về đề tài quê hương (ĐDDH mĩ thuật 6) * Học sinh; - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ… *** Chú ý: - Đây là bài kiểm tra học kì II: vẽ tranh đề tài Quê hương - GV cần nêu lên yêu cầu của bài như trong SGK. GV để HS chủ động hoàn toàn trong quá trình vẽ ở lớp - GV giới thiệu cho HS xem lướt qua một số tranh về đề tài này: phong cảnh, lễ hội… để các em tham khảo thêm - Đây là bài kiểm tra đánh giá khả năng của mỗi HS về môn mĩ thuật trong cả năm học - Bài vẽ trên giấy bằng loại màu sẵn có - Có thể bố trí cho HS làm bài trong hai tiết liền hoặc tiết 1: Vẽ hình, tiết 2; vẽ màu ******************************************* Ngày soạn: ................. Ngày dạy: ................... Tuần 35 - Tiết 35 : Bài 35 : Trưng bày sản phẩm cuối năm I.Mục đích: - Trưng bày các bài vẽ trong năm học nhằm đánh giá kết quả giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh đồng thời thấy được công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. -Yêu cầu tổ chức nghiêm túc từ chuẩn bị trưng bày cho đến hướng dẫn học sinh xem, nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rút ra bài học cho năm học tới. II.Hình thức tổ chức: 1.Giáo viên: Trong năm học đã lưu giữ các bài vẽ đẹp của học sinh, kể các bài vẽ thêm. Lựa chọn các bài vẽ tiêu biểu nhất của các phân môn. 2.Học sinh: Tham gia lựa chọn các bài vẽ đẹp cùng thầy giáo và góp thêm các bài vẽ tự do ngoài bài học. 3.Nội dung trưng bày: Dán các bài vẽ lên bảng cho ngay ngắn. Dưới các bài vẽ ghi tên người vẽ. Tổ chức cho học sinh nhận xét và đánh giá. Yêu cầu tổ chức xem trưng bày tranh nghiêm túc để học sinh rút ra những bài học bổ ích cho bản thân. Dùng kiến thức đã học phân tích, đánh giá, tranh luận để tìm ra những yêu điểm và những thiếu sót ở các bài tập. Giáo viên phân tích để học sinh hiểu rõ hơn

File đính kèm:

  • docMy Thuat 6 ki 2.doc