I- Mục tiu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm bắt được đặc điểm, công dụng và cách sắp xếp dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm.
2. Kỹ năng:
- Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn kích thước chữ phù hợp với ý đồ trang trí, thể hiện bài vẽ đẹp về bố cục, kẻ chữ đúng với đặc điểm
3. Thái độ:
- Có ý thức trân trọng các thành quả lao động. - Có ý thức trang trí, làm đẹp các vật dụng cũng như góc học tập của bản thân gọn gàng và ngăn nắp. - Thị hiếu thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bảng chữ in hoa nét thanh nét đậm
- Hình minh hoạ các bước tiến hành
- Bài học sinh năm trước
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 6
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ
III Phương pháp:
- Trực quan _ Luyện tập
- Đàm thoại _ Thảo luận
IV. Nội dung bi dạy:
- Kiểm tra bi cũ:
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 28: Vẽ trang trí - Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm - Năm học 2013-2014 - Trần Lê Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lý Thường Kiệt Năm học: 2013 - 2014
Giáo án Mỹ thuật 6
Giáo viên: Trần Lê Viên
Tuần: Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài: 28 – Vẽ trang trí:
KẺ CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm bắt được đặc điểm, công dụng và cách sắp xếp dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm.
2. Kỹ năng:
- Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn kích thước chữ phù hợp với ý đồ trang trí, thể hiện bài vẽ đẹp về bố cục, kẻ chữ đúng với đặc điểm
3. Thái độ:
- Có ý thức trân trọng các thành quả lao động.
- Có ý thức trang trí, làm đẹp các vật dụng cũng như góc học tập của bản thân gọn gàng và ngăn nắp.
- Thị hiếu thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bảng chữ in hoa nét thanh nét đậm
- Hình minh hoạ các bước tiến hành
- Bài học sinh năm trước
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 6
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ
III Phương pháp:
- Trực quan _ Luyện tập
- Đàm thoại _ Thảo luận
IV. Nội dung bài dạy:
- Kiểm tra bài cũ:
- Bài mới:
+ Vào bài: Trong cuộc sống có nhiều đồ vật được trang trí đẹp có sử dụng chữ để trang trí. Để giúp các em biết cách kẻ chữ và nắm được cách áp dụng chữ vào những việc làm cần thiết, hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm”.
Nội dung ghi bảng và vở HS
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 28: VTT – KẺ CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM
I/. Đặc điểm của chữ nét thanh nét đậm:
- Chữ nét thanh nét đậm là kiểu chữ có nét to và nét nhỏ. Chữ có dáng dấp mềm mại, nhẹ nhàng thường dùng trang trí cho các đầu sách, báo, tạp chí, các sản phẩm trong cuộc sống... Chiều cao và ngang của chữ có thể thay đổi tùy theo mục đích của người kẻ chữ.
II/. Cách sắp xếp dòng chữ:
1/. Sắp xếp dòng chữ cân đối.
2/. Kẻ dòng chữ và sắp xếp chữ vào dòng.
3/. Kẻ chữ.
4/. Vẽ màu.
III/. Bài tập:
- Kẻ dòng chữ “Bác Hồ kính yêu”.
1’
7’
8’
23’
3’
1’
- GV ghi tên bài lên bảng
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của chữ nét thanh nét đậm.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ nét đều, yêu cầu các nhóm thảo luận và nêu lên đặc điểm của chữ nét thanh nét đậm.
- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh và yêu cầu HS nêu ứng dụng của chữ.
- GV tóm tắt lại đặc điểm của chữ.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS cách sắp xếp dòng chữ.
+ Hướng dẫn HS sắp xếp dòng chữ cân đối.
- GV cho HS quan sát một số ví dụ về cách xếp chữ đẹp và chưa đẹp. Yêu cầu HS nhận ra cách xếp chữ đẹp về bố cục và đúng về ngữ pháp.
- GV nhắc nhở HS khi xếp chữ cần chú ý đến bố cục chung của dòng chữ.
+ Hướng dẫn HS kẻ dòng chữ và sắp xếp chữ vào dòng.
- GV đưa ra một ví dụ cụ thể và hướng dẫn HS cách kẻ chữ vào dòng có thể bằng cách ước lượng hoặc chia tỷ lệ cho từng con chữ.
- GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK và yêu cầu các em nhận ra cách xếp chữ đẹp và chưa đẹp, qua đó nhắc nhở HS khi xếp chữ không nên xếp chữ quá thưa hoặc quá dày.
+ Hướng dẫn HS kẻ chữ.
- GV vẽ minh họa trên bảng một số chữ cái để HS biết cách kẻ chữ cân đối, đúng, đều, ngay ngắn và thể hiện được sự mềm mại của chữ.
- GV nhắc nhở HS cần chú ý đến những chữ cái như: O, C, Q, G, S khi kẻ chữ cần kẻ cao hơn các chữ cái khác một ít để đảm bảo sự cân đối, hài hòa.
+ Hướng dẫn HS vẽ màu.
- GV cho HS quan sát một số sản phẩm và yêu cầu HS nêu đặc điểm về màu sắc.
- GV nhắc nhở HS khi vẽ màu cần vẽ gọn gàng trong lòng chữ cái, tránh vẽ màu lem nhem làm mất đi sự sắc sảo của chữ.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử ra 5 bạn làm bài tập với kích thước lớn, các HS khác làm bài tập cá nhân trên vở bài tập.
- GV quan sát và nhắc nhở các em chú ý đến việc chia tỷ lệ để sắp xếp dòng chữ đẹp, cân đối.
- GV quan sát và giúp đỡ HS kẻ chữ đúng với đặc điểm của chữ nét thanh nét đậm.
Hoạt động 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS dán bài tập lên bảng và nêu nhận xét, xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
Hoạt động 5:
Dặn dị, kết thúc.
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập.
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới
- HS ghi bài vào vở
Hoạt động 1:
- HS quan sát mẫu chữ và thảo luận nêu lên đặc điểm của chữ nét thanh nét đậm.
- HS quan sát tranh ảnh và nêu ứng dụng của chữ.
Hoạt động 2:
- HS quan sát tranh và nhận ra cách xếp chữ đẹp về bố cục và đúng về ngữ pháp.
- Quan sát GV hướng dẫn bố cục chung của dòng chữ.
- HS quan sát GV hướng dẫn cách xếp chữ vào dòng.
- HS quan sát hình vẽ và nhận ra cách xếp chữ đẹp và chưa đẹp.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- Quan sát GV hướng dẫn kẻ một số chữ cái đặc biệt.
- HS quan sát một số mẫu câu khẩu hiệu và nêu đặc điểm về màu sắc.
- Quan sát GV hướng dẫn tô màu.
Hoạt động 3:
- HS làm bài tập theo sự hướng dẫn của GV
Hoạt động 4:
- HS nêu nhận xét, xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình.
Hoạt động 5:
- HS lắng nghe GV dặn dị
File đính kèm:
- Bai 28 VTT Ke chu in hoa net thanh net dam.doc