Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 22: Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam - Năm học 2013-2014 - Trần Lê Viên

 I. Mục tiu:

1. Kiến thức:

 - Học sinh nắm bắt được đặc điểm, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của một số tranh dân gian Việt Nam.

 2. Kỹ năng:

 - Học sinh nhanh nhẹn trong việc nhận xét, đánh giá tác phẩm, nâng cao kỹ năng phân tích tranh.

 3. Thái độ:

 - Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.

 II. Chuẩn bị:

1. GV:

- Sưu tầm một số tranh dn gian Việt Nam

2. HS:

- Đọc trước bài, sưu tầm tranh dân gian Việt Nam

 III. Phương pháp:

 Trực quan – Luyện tập

 Đàm thoại – Giai thích

IV. Nội dung bi học:

+ Giới thiệu bài: (1) Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu khái quát về tranh dân gian Việt Nam, để giúp các em hiểu sâu hơn về dòng tranh độc đáo này và cảm nhận được ý nghĩa của một số tranh tiêu biểu, hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 22: Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam - Năm học 2013-2014 - Trần Lê Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lý Thường Kiệt Năm học: 2013 - 2014 Giáo án Mỹ thuật 6 Giáo viên: Trần Lê Viên Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: Bài: 22 – Thường thức mỹ thuật GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm bắt được đặc điểm, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của một số tranh dân gian Việt Nam. 2. Kỹ năng: - Học sinh nhanh nhẹn trong việc nhận xét, đánh giá tác phẩm, nâng cao kỹ năng phân tích tranh. 3. Thái độ: - Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Sưu tầm một số tranh dân gian Việt Nam 2. HS: - Đọc trước bài, sưu tầm tranh dân gian Việt Nam III. Phương pháp: Trực quan – Luyện tập Đàm thoại – Giai thích IV. Nội dung bài học: + Giới thiệu bài: (1’) Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu khái quát về tranh dân gian Việt Nam, để giúp các em hiểu sâu hơn về dòng tranh độc đáo này và cảm nhận được ý nghĩa của một số tranh tiêu biểu, hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam”. Nội dung TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiết 22: Thường thức mĩ thuật: GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM I/. Gà “Đại Cát” (Tranh Đông Hồ). - Tranh diễn tả một chú gà trống có dáng oai vệ, hùng dũng được in trên giấy Dó quét màu điệp. Hình ảnh và màu sắc đơn giản có tính cách điệu cao, đường nét chắc khỏe, vững vàng. Chữ trong tranh vừa minh họa vừa làm cho bố cục thêm chặt chẽ. Tranh tượng trưng cho sự thịnh vượng và đức tính mạnh mẽ của người đàn ông. II/. Chợ quê (Tranh Hàng Trống). - Tranh diễn tả cảnh buôn bán nhộn nhịp ở chợ quê Việt Nam. Các nhân vật trong tranh được diễn tả đơn giản nhưng đầy đủ mà gần gũi. Đường nét trong tranh mảnh mai, tinh tế cộng với sắc màu tươi nguyên của phẩm nhuộm càng làm cho tranh thêm lung linh, sinh động. Bức tranh đã lột tả được nét đặc sắc về văn hóa của nông thôn Việt Nam thuở xưa. III/. Đám cưới chuột (Tranh đông Hồ). - Tranh diễn tả cảnh đám cưới họ nhà Chuột muốn yên ổn phải có lễ vật dâng cho Mèo. Đường nét và màu sắc trong tranh hài hước, dí dỏm. Bố cục theo lối hàng ngang, dàn đều càng làm cho tranh thêm sống động. Bức tranh phê phán nạn tham nhũng, ức hiếp người dân của giai cấp thống trị phong kiến xưa. IV/. Phật Bà Quan Âm (Tranh Hàng Trống). - Tranh diễn tả Phật Bà ngự trên tòa sen với khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Đứng chầu 2 bên là Kim đồng và Ngọc Nữ. Đường nét trong tranh mảnh mai, tinh tế, màu sắc trang nhã nhẹ nhàng. Bố cục cân đối trang nghiêm theo lối nhà Phật. Đây là thể loại tranh thờ phục vụ tín ngưỡng của nhân dân. 1’ 9’ 9’ 9’ 10’ 3’ 1’ - GV ghi tên bài lên bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của bức tranh Gà Đại Cát. + Nhóm 1: Quan sát tranh “Gà Đại Cát”ø nêu đặc điểm về nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện của tác phẩm. - GV cho HS trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tranh dân gian khác. - GV tóm tắt và phân tích sâu hơn về nội dung, hình thức thể hiện và ý nghĩa của tác phẩm. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của bức tranh Chợ quê. + Nhóm 2: Quan sát tranh “Chợ quê”ø nêu đặc điểm về nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện của tác phẩm. - GV cho HS trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tranh dân gian khác. - GV tóm tắt lại và phân tích sâu hơn về nội dung, hình thức thể hiện và ý nghĩa của tác phẩm. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của bức tranh Đám cưới chuột. + Nhóm 3: Quan sát tranh “Đám cưới chuột”ø nêu đặc điểm về nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện của tác phẩm. - GV cho HS trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tranh dân gian khác. - GV tóm tắt lại và phân tích sâu hơn về nội dung, hình thức thể hiện và ý nghĩa của tác phẩm. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của bức tranh Phật Bà Quan Âm. + Nhóm 4: Quan sát tranh “Phật Bà Quan Âm”ø nêu đặc điểm về nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện của tác phẩm. - GV cho HS trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tranh dân gian khác. - GV tóm tắt lại và phân tích sâu hơn về nội dung, hình thức thể hiện và ý nghĩa của tác phẩm. Hoạt động 5: Đánh giá kết quả học tập. - GV cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình về tranh dân gian và trách nhiẹâm của mình đối với dòng tranh độc đáo này. - GV nhận xét tiết học, biểu dương những nhóm học tập và những cá nhân hoạt động sôi nổi, tích cực. Hoạt đơng 6: Dặn dị kết thúc + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà sưu tầm tranh dân gian, chép tranh “Đám cưới Chuột” và tô màu theo ý thích. + Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới ï, chì, tẩy, màu, vở bài tập. - HS ghi tên bài vào vở Hoạt động 1: - HS quan sát tranh và tiến hành thảo luận nhóm. - HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tranh dân gian khác. - Quan sát GV tóm tắt đặc điểm của tác phẩm Hoạt động 2: - HS quan sát tranh và tiến hành thảo luận nhóm. - HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tranh dân gian khác. - Quan sát GV tóm tắt đặc điểm của tác phẩm Hoạt động 3: - HS quan sát tranh và tiến hành thảo luận nhóm. - HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tranh dân gian khác. - Quan sát GV tóm tắt đặc điểm của tác phẩm Hoạt động 4: - HS quan sát tranh và tiến hành thảo luận nhóm. - HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tranh dân gian khác. - Quan sát GV tóm tắt đặc điểm của tác phẩm - HS phát biểu cảm nghĩ và trách nhiẹâm của mình về tranh dân gian.

File đính kèm:

  • docBai 22 TTMT gioi thieu mot so tranh dan gian Viet Nam.doc
Giáo án liên quan