I ) Mục tiêu:
- Hiểu được nội dung và hoạt động của một số ngày lễ hội.
- Biết cách nặn dáng người đơn giản.
- Nặn được một hoặc hai dáng người đang hoạt động tham gia lễ hội.
II ) Chuẩn bị:
*) Giáo viên:
- Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội.
- Một số hình nặn của các nghệ nhân về đề tài ngày hội .
- Một số bài nặn của Hs các năm trước.
- Đất nặn, giấy màu, hồ dán.
*) Học sinh:
- Sgk, sưu tầm tranh ảnh về ngày hội.
- Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tiết 29 - Bài 29: Tập nặn tạo dáng Đề tài Ngày hội - Trường Tiểu học Ngô Quang Tám - Nguyễn Thị Thu Sương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29: BÀI 29: Tập nặn tạo dáng
ĐỀ TÀI NGÀY HỘI
I ) Mục tiêu:
- Hiểu được nội dung và hoạt động của một số ngày lễ hội.
- Biết cách nặn dáng người đơn giản.
- Nặn được một hoặc hai dáng người đang hoạt động tham gia lễ hội.
II ) Chuẩn bị:
*) Giáo viên:
- Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội.
- Một số hình nặn của các nghệ nhân về đề tài ngày hội .
- Một số bài nặn của Hs các năm trước.
- Đất nặn, giấy màu, hồ dán...
*) Học sinh:
- Sgk, sưu tầm tranh ảnh về ngày hội.
- Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán.
III ) Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát một bài hát.
Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
3) Giới thiệu bài: (1’)
Hoạt động 1(4’)
Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét:
- Gv yêu cầu Hs kể về những ngày hội về quê hương hoặc những lễ hội mà em biết.
- Gv gợi ý Hs nhớ lại các hoạt động trong những dịp lễ hội như: đấu vật, chọi gà, kéo co, đua thuyền...
- Gv yêu cầu Hs xem tranh ảnh về lễ hội.
- Gv yêu cầu Hs chọn một nội dung và nêu các hình ảnh sẽ nặn hoặc xé dán.
Hoạt động 1
Quan sát nhận xét:
- Hs quan sát tranh..
Hs trả lời:
+ Tìm các đề tài có trong tranh, ảnh.
+ Các hoạt động thường thấy trong lễ hội.
+ Màu sắc trong lẽ hội thế nào.
Hoạt động 2(4’)
Hướng dẫn Hs cách nặn:
- Gv yêu cầu Hs chọn nội dung và tìm hình ảnh.
- Gv nêu các bước nặn và làm mẫu:
+Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau rồi ghép lại, sửa cho cân đối.
+Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết rồi tạo dáng theo ý thích.
- Gv gợi ý Hs sắp xếp các hình nặn theo đề tài.
Hoạt động 2.
Cách nặn:
- Hs quan sát, lắng nghe.
- Nêu cách nặn.
Hoạt động 3(20’)
Hướng dẫn Hs thực hành.
- Tổ chức Hs thực hiện theo nhóm: Cùng nặn rồi tạo sản phẩm chung sau khi hoàn thành.
- Gv đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn cho Hs. Nhắc nhở Hs giữ vệ sinh khi năn.
Hoạt động 3
Thực hành.
- Hs tiến hành làm bài.
Hoạt động 4(2’)
Nhận xét đánh giá
- Gv yêu cầu Hs trưng bày sản phẩm của nhóm.
? Em có nhận xét gì về các bài nặn?
? Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương, khen ngợi những nhóm có sản phẩm đẹp.
- Gv nhận xét chung tiết học.
4) Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài sau: Bài 30: Vẽ trang trí: Trang trí đầu báo tường.
+Sưu tầm một số đầu báo, tạp chí, báo tường.
Hoạt động 4
- Hs trưng bày sản phẩm, nhận xét, nêu cảm nhận của mình, lí do yêu thích bài nặn.
- Hs chú ý lắng nghe.
File đính kèm:
- Mi thuat 5 tuan 29 co hinh.doc