Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Tiết 14 Vẽ trang trí trang trí đường diềm ở đồ vật

Tiết 14 VẼ TRANG TRÍ

TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT

 I. MỤC TIÊU

- Học sinh thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật.

- Học sinh biết cách trang trí và trang trí được đường diềm ở đồ vật.

- Học sinh tích cực suy nghĩ sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ

• GIÁO VIÊN

- Đồ vật có trang trí đường diềm.

- Bài vẽ đường diềm ở đồ vật.

- Hình gợi ý.

• HỌC SINH

- Dụng cụ học vẽ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Tiết 14 Vẽ trang trí trang trí đường diềm ở đồ vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 Ngày dạy ……/……/2008 Tiết 14 VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT MỤC TIÊU Học sinh thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật. Học sinh biết cách trang trí và trang trí được đường diềm ở đồ vật. Học sinh tích cực suy nghĩ sáng tạo. CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN Đồ vật có trang trí đường diềm. Bài vẽ đường diềm ở đồ vật. Hình gợi ý. HỌC SINH Dụng cụ học vẽ. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Giới thiệu. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. Giáo viên giới thiệu đồ vật có trang trí đường diềm và hình ở sách giáo khoa, và đặt câu hỏi: -Đường diềm thường được dùng trang trí cho những đồ vật nào? -Khi được trang trí bằng đường diềm, hình dáng của các đồ vật như thế nào? -Tà áo, túi sách, xung quanh miệng bát đĩa. -Hình dáng thêm đẹp. Giáo viên gợi ý học sinh nhận ra vị trí của các đường diềm. -Thường dùng họa tiết gì để trang trí đường diềm? -Những họa tiết được sắp xếp như thế nào? -Họa tiết hoa, lá, chím, thú, hình kỉ hà. -Giống nhau: cách đều nhau theo hàng ngang, dọc, xung quanh đồ vật. -Khác nhau: sắp xếp xen kẽ. Hoạt động 2: Cách trang trí. Giáo viên giới thiuệ hình gợi ý cách vẽ. + Tìm vị trí phù hợp để vẽ đường diềm, kẻ hai đường thẳng hoặc hai đường cong cách đều. + Chia các khoàng cách để vẽ họa tiết. + Tìm hình mảng và vẽ họa tiết. + Vẽ màu theo ý thích ở họa tiết và nền. Hoạt động 3: Thực hành: Học sinh thực hành vào giấy vẽ. Giáo viên theo dõi và giúp đỡ. Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá: Giáo viên lựa chọn một số bài đẹp và chưa đẹp để học sinh nhận xét đánh giá. + Cách bố cục: hài hòa, cân đối. + Vẽ họa tiết: đều, đẹp. + Vẽ màu: đậm, nhạt. Học sinh nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng. Giáo viên nhận xét bổ xung, nêu lý do vì sao đẹp, chưa đẹp. Dặn dò học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về quân đội.

File đính kèm:

  • docbai 14.doc
Giáo án liên quan