Tiết 10 : Vẽ trang trí :
TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I. Mục tiêu :
- Học sinh nắm được cách trang trí đối xứng qua trục.
- HS vẽ được bài trang trí đối xứng qua trục.
- HS yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí.
II. Đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên : - Tranh trang trí đối xứng : Hình vuông, hình tròn,
- Một số bài trang trí hình cơ bản.
2. Học sinh : - Sách giáo khoa.
- Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 tiết 10 - 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo tường.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh thực hành
+ Hướng dẫn học sinh trình bày tờ báo tường trên khổ giấy A4 theo chiều dọc và trình bày phần đầu báo ở vị trí 1/4 phía trên tờ giấy.
+ Các nhóm thực hành trang trí đầu báo tường theo các bước vừa hướng dẫn.
+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên hỗ trợ các em cách nghĩ tên cho tờ báo, cách bố trí các mảng, cách vẽ các hình, cách tô màu vv...
+ Với những em học khá, giáo viên hướng dẫn cách viết các kiểu chữ cách điệu mang tính trang trí cao, cách vẽ biểu tượng, hoặc chép biểu tượng của trường mình...
Hoạt động 3. Nhận xét, đánh giá bài tập
+ HS treo bài theo nhóm.
+ Các nhóm cử đại diện trình bày các sản phẩm của nhóm mình.
+ Các nhóm tự nhận xét bài tập của nhóm mình và nhóm khác.
+ GV kết luận, phân loại và động viên khuyến khích học sinh đã hoàn thành một loại bài tập trang trí mới.
+ Dặn dò cho bài tập sau.
Ngày dạy : 15/4/2011
Tiết 31 : Vẽ tranh :
ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM
&
I. Mục tiêu
HS biết cách sắp xếp các yếu tố tạo hình trên tranh mang nội dung cụ thể.
Lựa chọn hình ảnh phù hợp nội dung, tạo hình, tạo mảng và vẽ màu về những ước mơ của mình.
Tự do thể hiện suy nghĩ của mình về chủ đề mình lựa chọn.
II. Chuẩn bị
GV:
Một số bài tập vẽ của thiếu nhi về đề tài ước mơ của em
HS:
Dụng cụ học vẽ baì vẽ tranh
III. Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài
GV trao đổi với học sinh về những ước mơ của mình về nghề nghiệp, về cuộc sống về xã hội, những gì em chưa biết, những điều em muốn biết và mong muốn những gì sẽ trở thành hiện thực ở tương lai.
HS trao đổi và trình bày ước mơ của mình trước cả lớp.
GV: Bài học hôm nay, chúng ta cùng vẽ về những ước mơ của mình và hi vọngn đây sẽ là dịp để các em biến ước mơ của mình thành hiện thực ở trên tranh vẽ.
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh cách vẽ
+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để trao đổi, thảo luận và vẽ bài.
+ Các nhóm cử đại diện nhắc lại những điểm cần lưu ý khi thực hành bài tập vẽ tranh.
+ Đại diện các nhóm khác đóng góp ý kiến.
+ Giáo viên hệ thống lại các bước tiến hành bài vẽ tranh và một số điểm cần lưu ý khi thực hiện bài vẽ tranh.
+ GV nêu yêu cầu: Mỗi HS phải cố gắng suy nghĩ thể hiện ước mơ của mình để bài vẽ đẹp và người xem có cảm nhận về những ước mơ độc đáo, táo bạo của các em. Những ước mơ đó sẽ làm đẹp cho xã hội trong tương lai khi các em lớn lên. Sự cố gắng học tập và tu dưỡng sẽ có thể biến ước mơ trở thành hiện thực. Tại sao chúng ta lại không dám ước mơ???
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh thực hành
+ GV tổ chức cho HS vẽ theo các nhóm.
+ Học sinh chủ động làm bài.
+ GV theo dõi và không can thiệp vào bài tập của học sinh
+ GV chủ động hỗ trợ học sinh những khó khăn khi vẽ mảng, tìm hình, tìm màu vv...
Hoạt động 3. Nhận xét, đánh giá bài tập
+ HS trình bày bài theo nhóm.
+ GV tổ chức cho các nhóm tham quan lẫn nhau.
+ Tổ chức thi đố vui:
- GV chọn HS ở các nhóm khác nhau nhìn tranh của bạn và đoán xem bạn có ước mơ gì trong tương lai. Sau đó, tác giả trình bày lại ý kiến của mình.
- Lần lượt tổ chức trò chơi như vậy giữa các nhóm sẽ tạo hứng thú và mỗi học sinh sẽ tự bộc lộ suy nghĩ hoặc các bạn khác trình bày lại ước mơ của mình theo cảm nhận riêng của bạn.
+ GV nhận xét và phân loại bài tập.
Ngày dạy : 22/4/2011
Tiết 32 : Vẽ theo mẫu :
VẼ TĨNH VẬT
&
I. Mục tiêu
- HS hiểu một cách sơ lược thế nào là vẽ tĩnh vật bằng màu.
- HS vẽ đựơc 1 bài tĩnh vật màu theo yêu cầu của chương trình mĩ thuật 5.
- Cẩm nhận được vẻ đẹp của mẫu vật và bài tập vẽ lại mẫu vật đó bằng màu.
II. Chuẩn bị
GV:
Mẫu vật: Lọ hoa và quả có màu sắc đẹp.
HS:
Giấy vẽ (hoặc vở tập vẽ)
Các dụng cụ học vẽ, hộp màu.
III. Các hoạt động dạy học
Đặt mẫu
GV chia HS thành các nhóm nhỏ và GV đặt mẫu trước các nhóm.
Yêu cầu: Mẫu vẽ là những đồ vật đơn giản có hình gần gũi với học sinh.
+ Cái cốc cắm hoa, cái lọ cắm hoa...
+ Một quả có màu sắc đẹp: Quả cam, quả táo...
+ Mẫu đặt có vật ở trước vật ở xa, mẫu đặt trên nền phông sáng màu.
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét mẫu.
+ Các nhóm thảo luận và trình bầy những gì quan sát được trên mẫu về:
- Hình dáng của các đồ vật trên mẫu
- Màu sắc của các đồ vật trên mẫu.
- Độ đậm nhạt của các đồ vật, sự biến đổi đậm nhạt của các màu khi ánh sáng chiếu vào vật mẫu.
- Vị trí của các đồ vật trên mẫu.
- Tương quan màu của vật mẫu và màu của nền.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ
Các nhóm thảo luận và trình bày cách vẽ bài vẽ theo mẫu bằng màu đã học ở bài 28.
GV kết luận: Tiến trình thực hiện 1 bài vẽ theo mẫu bằng màu
Bước 1. Dựng hình
+ Dựng khung hình chung của các vật mẫu
+ Dựng khung hình chung của từng vật mẫu.
+ Dựng hình chi tiết của các vật mẫu
Bước 2. Vẽ màu
+ Vẽ màu các đồ vật theo sự quan sát đựơc trên mẫu
+ Vẽ màu diến tả độ đậm nhạt của mẫu.
+ Vẽ màu sao cho có sự hài hoà giữa màu của các đồ vật với nhau, màu của các đồ vật với nền.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh thực hành
+ Các nhóm thực hành vẽ theo mẫu bằng màu trên cơ sở mẫu của nhóm mình.
+ GV quan sát, hướng dẫn học sinh cách dựng hình, cách nhìn đậm nhạt trên mẫu, cách thể hiện đậm nhạt bằng màu trên bài vẽ.
+ GV hướng dẫn học sinh cách sử dụng các chất liệu màu mà học sinh đang dùng.
+ GV khích lệ học sinh, và nói về vẻ đẹp của mẫu, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong quá trình làm bài.
Hoạt động 3. Nhận xét, đánh giá
+ HS trưng bày bài vẽ của nhóm mình.
+ Các nhóm học sinh nhận xét bài tập của nhóm khác
+ HS tự nhận xét bài tập của nhóm mình
+ GV phân loại bài tập và dặn dò chuẩn bị giờ học sau.
Ngày dạy : 04/5/2011
Tiết 33 : Vẽ trang trí :
TRANG TRÍ CỔNG TRẠI
HOẶC LỀU TRẠI THIẾU NHI
&
I. Mục tiêu
- Học sinh vận dụng những kiến thức trang trí vào tạo một sản phẩm trang trí ứng dụng.
- Vẽ được một mô hình cổng trại.
- Nhận thức được tính chất và đặc điểm của lều trai khi vẽ trang trí cho sản phẩm.
II. Chuẩn bị
GV:
- Anh chụp một sô cổng tại đơn giản, phù hợp với học sinh lớp 5.
- Bài vẽ cổng trại của học sinh lớp 5
HS
- Đồ dùng học tập môn trang trí
III. Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài
GV cho học sinh xem một số ảnh chụp và tranh vẽ cổng trại của thiếu nhi.
Cả lớp thảo luận và trình bày các vấn đề
+ Mục đích sử dụng của lều trại thiếu nhi.
+ Vai trò của chiếc cổng trại
+ Những yếu tố trang trí được sử dụng vẽ cổng trại
Hoạt động 1. Hướng dẫn cách vẽ cổng trại
+ Xác định nội dung hoạt động của lều trại.
+ Nghĩ tên cho cổng trại phù hợp với nội dung của hoạt động trại thiếu nhi
+ Vẽ hình một cổng trại.
+ Sử dụng các yếu tố trang trí như: Hình mảng, hoạ tiết, màu sắc... để sắp xếp bố cục trên cổng trại.
+ Trong khi sắp xếp các yếu tố trang trí cần chú ý: Mảng trọng tâm và các mảng hỗ trợ.
+ GV trình bày và phân tích trên trực quan bài vẽ của học sinh năm trước cho HS hình dung mảng chính mảng phụ và các yếu tố trang trí được sử dụng trong bài vẽ cổng trại.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh thực hành.
+ Chia lớp học thành các nhóm và hướng dẫn học sinh thực hành theo các bước.
Bước 1. Vẽ hình chiếc cổng trại
Bước 2. Xác định vị trí các mảng trên cổng trại
Bước 3. Kẻ chữ, vẽ hình
Bước 4. Tô màu
Trong quá trình học sinh làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ, động viên kịp thời. Đây là một bài tập khó nên bài soạn chỉ yêu cầu học sinh vẽ cổng trại, phần vẽ lều trại nên để thực hành vào các bài tập sau.
Hoạt động 3. Nhận xét đánh giá
+ Trưng bày bài tập và tự trinhg bày ý nghĩa sản phẩm của mình.
+ Các nhóm khác đóng góp ý kiến
+ GV tổng kết nhận xét kết quả học tập của học sinh và phân loại.
+ Chuẩn bị cho bài học sau.
Ngày dạy : 11/5/2011
Tiết 34 : Vẽ tranh:
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
&
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh biết cách tìm, chọn nội dung đề tài.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích.
- Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. CHUẨN BỊ :
GIÁO VIÊN
- Sưu tầm tranh ảnh của các họa sĩ về một số đề tài khác nhau.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
HỌC SINH
Dụng cụ học vẽ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Giới thiệu.
Hoạt động 1: tìm chọn nội dung đề tài.
Giáo viên giới thiệu một số bức tranh của họa sĩ và của học sinh về các đề tài khác nhau và gợi ý để học sinh quan sát nhận xét.
+ Có rất nhiều nội dung phong phú hấp dẫn để vẽ tranh.
+ Có rất nhiều cách vẽ khác nhau.
Giáo viên phân tích để học sinh thấy được vẻ đẹp và tính sáng tạo về nội dung cũng như về cách bố cục, vẽ hình, vẽ màu ở một số bức tranh từ đó tạo cảm hứng và kích thích trí tưởng tượng tốt cho bài vẽ của mình.
Giáo viên yêu cầu một số học sinh phát biểu chọn nội dung và nêu các hình ảnh chính phụ để vẽ tranh.
Hoạt động 2: Cách vẽ.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài, và dành thời gian cho học sinh thực hành.
Hoạt động 3: Thực hành:
Học sinh tự chọn nội dung và vẽ theo cảm nhận riêng.
Giáo viên quan sát lớp và gợi ý cho những học sinh còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá:
Giáo viên gợi ý học sinh tự nhận xét và xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng.
Khen ngợi, động viên học sinh.
Dặn dò học sinh:
Tự chọn các bài vẽ đẹp trong năm để chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm.
Ngày dạy : 18/5/2011
Tiết 35 :
TRƯNG BÀY CÁC BÀI VẼ
&
I. MỤC TIÊU :
Đây là năm học cuối của bậc tiểu học, giáo viên và học sinh cần thấy được kết quả dạy và học mĩ thuật trong năm học và trong bậc học.
Nhà trường thấy được công tác quản lí dạy học mĩ thuật.
Giáo viên rút kinh nghiệm cho dạy học ở những năm tiếp theo.
Học sinh thấy rõ những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong những năm học tiếp theo.
PHHS biết kết quả học tập mĩ thuật của con em mình.
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
Giáo viên và học sinh chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn.
Dán bài vẽ vào bảng hoặc vào giấy A0.
Trưng bày ở nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
Giáo viên tổ chức cho học sinh xem và trao đổi ngay ở nơi trưng bày để nâng cao hơn nhận thức cảm thụ về cái đẹp giúp cho việc dạy học mĩ thuật hiệu quả hơn ở nhữg năm sau.
III. ĐÁNH GIÁ :
Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý cho các em nhận xét – đánh giá.
Tổ chức cho PHHS xem vào dịp tổng kết cuối năm học.
Khen ngợi học sinh có nhiều bài đẹp.
File đính kèm:
- Mi thuat 5.doc