Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Năm học 2010-2011 (bản chuẩn)

+ Tô Ngọc Vân là một hoạ sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho nền kỹ thuật hiện đại Việt Nam.Ông tốt nghiệp khoa II (1926 - 1931) trường Mĩ thuật Đông Dương, sau đó chuyển thành giảng viên của trường.

Những năm 1939 - 1944 là giai đoạn sáng tác sung sức nhất của ông với chất lượng chỉ đạo là sơn dầu.

Những tác phẩm nổi bật ở giai đoạn này là: Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Thiếu nữ bên hoa sen (1944), Hai thiếu nữ và em bé (1944) . Đây là những tác phẩm thể hiện kĩ thuật vẽ sơn dầu điêu luyện của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và cũng là những tác phẩm tiêu biểu trong nghệ thuật sơn dầu Việt Nam trước cách mạng tháng 8.

 

doc71 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Năm học 2010-2011 (bản chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động 3: Hướng dẫn thực hành: - Học sinh có thể làm bài ở giấy vẽ hoặc ở thực hành - Giáo viên gợi ý học sinh: + Kẻ các đường trục + Tìm các hình mảng và hoạ tiết + Cách vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục + Tìm, vẽ màu hoạ tiết và nền (có đậm, có nhạt). - Đối với những học sinh còn lúng túng, giáo viên cho sử dụng một số hoạ tiết đã chuẩn bị và gợi ý các em cách sắp xếp đối xứng qua trục. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài trang trí đẹp và chưa đẹp, đính lên bảng và gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài. - Yêu cầu học sinh chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích của mình. - Giáo viên tóm tắt và động viên, khích lệ những học sinh hoàn thành bài vẽ, khen ngợi. * Dặn dò: Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam. ------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010 Tiết 10 Mĩ thuật khối 1 VẼ QUẢ ( DẠNG TRÒN) I - MỤC TIÊU: - HS trung bình, yếu nhận biết được hình dáng, màu sắc một số loại quả. HS khá, giỏi nhận biết được hình dáng, màu sắc và đặc điểm một số loại quả cây quen thuộc. - HS trung bình, yếu vẽ được quả cây có dạng hình tròn đơn giản. HS khá, giỏi biết cách vẽ và vẽ được một số quả cây có dạng hình tròn và vẽ màu theo ý thích. - HS ham mê học vẽ và yêu cuộc sống. II - CHUẨN BỊ: 1- GV: Tranh, ảnh một số loại quả cây khác nhau. Mẫu quả cây thật. Bài vẽ của HS năm trước. 2 - HS :Vở Tập vẽ lớp 1, đồ dùng. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: * HDKD (2'): Kiểm tra vở, đồ dùng. GTB. 1 - Hoạt động 1: Giới thiệu quả (3') - GV giới thiệu quả và yêu cầu HS quan sát, nhận xét: + Nêu tên các loại quả cây ? + Nêu hình dáng và đặc điểm của chúng ? + Màu sắc của chúng thế nào ? + Quả cây có dạng hình tròn và hình dài có giống nhau không ? + Em hãy kể tên các quả cây có dạng hình tròn mà em biết ? - HS trả lời, lớp nhận xét, GV bổ xung và kết luận. 2 - Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ (4') - GV gọi một số em lên bảng lớp vẽ quả dạng hình tròn, HS nhận xét, GV củng cố cách vẽ: + Quan sát kĩ hình dáng của quả cây trước + Xác định và vẽ hình bên ngoài: hình tròn, gần tròn,... + Nhìn mẫu vẽ thêm chi tiết: núm, cuống, ngấn quả,... + Chọn màu vẽ cho tươi sáng, gọn đẹp. 3 - Hoạt động 3: Thực hành (18') - Giáo viên bày mẫu , HS vẽ hình quả mình thích. - GV theo dõi giúp đỡ học sinh vẽ hình đối với học sinh yếu, vẽ hình và đặc diểm của quả đối với những HS khá giỏi. 4 - Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (2') - GV hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp. - HS tự xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng. - GV khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp, động viên những HS vẽ chưa đẹp sau cố gắng hơn. * Dặn dò (1'): Về quan sát đồ vật gia đình. ------------------------------------------------------ Tiết 10 Thủ công 3A ÔN TẬP CHƯƠNG I PHỐI HỢP GẤP CẮT DÁN HÌNH I/ Mục tiêu : - HS biết gấp, cắt, dán một trong những hình đã học. - Gấp, cắt, dán được một số hình đơn giản đúng quy trình kỹ thuật. - Hứng thú gấp, cắt, dán hình . II/Đồ dùng dạy học: Dụng cụ , giấy thủ công. III/ Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài HĐ1 :Ôn tập gấp, cắt, dán hình đơn giản. MT : HS nắm vững các quy trình gấp, cắt, dán hình đã học . Cách tiến hành : - Yêu cầu HS kể tên các bài được học trong chương I. - Gọi HS nêu quy trình thực hiện một số bài gấp, cắt dán. - GV nhận xét. HĐ2 : Thực hành MT: Gấp, cắt, dán được một số đồ chơi đơn giản đúng quy trình kỹ thuật. Cách tiến hành : Yêu cầu các em gấp, cắt, dán hình đã học ở chương I. Phần nhận xét - GV nêu yêu cầu HS trưng bày sản phẩm. GV gợi ý cho HS tự trình bày: GV nhận xét việc HS làm. GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. Bình chọn sản phẩm có sáng tạo . IV/ Củng cố dặn dò : Chuẩn bị giấy cho chương II. ------------------------------------------------------ Thứ năm ngày 28 tháng 10 năm 2010 Tiết 10 Mĩ thuật khối 2 VẼ TRANH CHÂN DUNG MỤC TIÊU Học sinh tập quan sát đặt điểm khuôn mặt người. Làm quen với cách vẽ chân dung. Vẽ được một bức chân dung theo ý thích. CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN Một số tranh ảnh chân dung khác nhau. Bài vẽ chân dung. Bộ ĐDDH. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Giới thiệu. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh chân dung. Giáo viên giới thiệu tranh chân dung và gợi ý để học sinh thấy được: + Tranh chân dung vẽ khuôn mặt người là chủ yếu, có thể chỉ vẽ khuôn mặt vẽ một phần thân hoặc bán thân. -Vẽ tranh chân dung là vẽ những gì? -Vẽ khuôn mặt người. Tranh chân dung nhằm diễn tả đặc điểm của người được vẽ. Giáo viên gợi ý học sinh tìm hiểu đặc điểm khuôn mặt người. -Hãy kể hình dáng khuôn mặt người? -Những phần chính trên khuôn mặt? -Mắt, mũi, miệng của người có giống nhau không? -Vẽ tranh chân dung ngoài khuôn mặt có thể vẽ gì nữa? -Em hãy tả khuông mặt của ông bà, cha mẹ hoặc bạn bè? -Hình trái xoan, lưỡi cày, vuông chữ điền. -Mắt, mũi, miệng. -Không giống nhau. -Có thể vẽ cổ, vai, một phần thân hoặc bán thân. -Học sinh tự trả lời. Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung. Giáo viên cho học sinh xem một vài tranh chân dung và hỏi học sinh. + Bức tranh nào đẹp, vì sao? + Em thích bức tranh nào? Giáo viên giới thiệu cách vẽ chân dung. + Vẽ hình khuôn mặt cho vừa với phần giấy đã chuẩn bị. + Vẽ cổ, vai. + Vẽ tóc, mặt, mũi, miệng, tai và các chi tiết. + Vẽ màu: tóc, da, áo, nền. Hoạt động 3: Thực hành. Giáo viên gợi ý học sinh chọn một nhân vật để vẽ: bạn trai hay bạn gái. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ: + Vẽ phát hình khưong mặt: cổ, vai + Vẽ chi tiết: tóc, mắt, mũi, miệng, sao cho rõ đặc điểm. + Vẽ xong hình rồi vẽ màu. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. Giáo viên chọn và hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ đẹp, chưa đẹp. + Hình vẽ bố cục. + Màu sắc. Dặn dò. Về nhà vẽ chân dung người thân. Tiết 10 Mĩ thuật khối 3 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT Xem tranh tĩnh vật (Tranh tĩnh vật của hoạ sỹ Đường Ngọc Cảnh) I.MỤC TIÊU: Học sinh làm quen vơi tranh tĩnh vật Hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, cách vẽ màu. Cảm thụ vẽ đẹp của tranh tĩnh vật. II.CHUẨN BỊ: Tranh in ở vở tập vẽ Một số tranh tĩnh vật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *Giới thiệu bài: Qua vẽ đẹp về hình dáng màu sắc phong phú của hoa, quả các hoạ sĩ muốn gửi gắm vào tranh tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình. Hạo sĩ Đường Ngọc Cảnh cũng dành nhiều tình cảm, tâm sức để sáng tác được những tác phẩm đẹp về hoa và quả. Hoạt động 1: Xem tranh Yêu cầu học sinh quan sát tranh ở vở tập vẽ để nhận biết: -Tác giả của bức tranh. -Tranh vẽ những loại quả nào? -Hình dáng của các loại hoa, quả ? -Màu sắc của các loại hoa quả trong tranh ? -Hình ảnh chính của bức tranh đặt ở vị trí nào ? Sau khi học sinh trả lời các câu hỏi, giáo viên bổ sung và giải thích: Hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy tại trường đại học mĩ thuật công nghiệp. Ông rất thành công về đề tài: phong cảnh, tĩnh vật, đã có nhiều tác phẩm đạt giải trong các cuộc triển lãm quốc tế và trong nước. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá. -Nhận xét chung về tiết học. -Khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài. -Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm tranh tĩnh vật -Chuẩn bị cho bài học sau. (mang mỗi em 1 cành lá, chọn những cành lá đơn giản, dễ vẽ) -------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010 Tiết 10 Mĩ thuật khối 4 VẼ THEO MẪU ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ I- MỤC TIÊU: - Hiểu đặc điểm, hình dáng của các đồ vật dạng hình trụ. - Biết cách vẽ đồ vật dạng hình trụ. - HS Khá giỏi: + Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu - HSchưa đạt chuẩn: + Tập vẽ đồ vật dạng hình trụ. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Chuẩn bị một số đồ vật dạng hình trụ để làm mẫu. - Một số bài vẽ đồ vật dạng hình trụ của học sinh các lớp trước. 2- Học sinh: - SGK - Đồ dùng học bộ môn. - Mẫu vẽ (để vẽ theo nhóm nếu có điều kiện chuẩn bị) III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: (1p) - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: (2p) Giáo viên giới thiệu các đồ vật có dạng hình trụ để các em nhận biết được đặc điểm hình dáng của các dạng hình trụ đó. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: (5p) - Giáo viên giới thiệu mẫu có có dạng hình trụ và bày mẫu để học sinh nhận xét: + Hình dáng chung? (cao, thấp, rộng, hẹp). + Cấu tạo? (có những bộ phận nào); + Giáo viên yêu cầu gọi tên các đồ vật ở hình 1, trang 25 SGK. + Hãy tìm ra sự giống nhau, khác nhau của cái chén và cái chai ở hình 1, trang 25 SGK. - Giáo viên bổ sung, nêu sự khác nhau của 2 đồ vật đó về: + Hình dáng chung. + Các bộ phận và tỉ lệ của các bộ phận, ... + Màu sắc và độ đậm nhạt. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ : (5p) - Giáo viên gợi ý học sinh quan sát và tìm ra cách vẽ. + Ước lượng và so sánh tỉ lệ: chiều cao, chiều ngang của vật mẫu, kể cả tây cầm (nếu có) để phác khung hình cho cân đối với khổi giấy, sau đó phác đường trục của đồ vật. + Tìm tỉ lệ các bộ phận: thân, miệng, đáy ... của đồ vật (nếu tỉ lệ không đúng, hình vẽ sẽ sai lệch, không giống nhau). + Vẽ nét chính và điều chỉnh tỉ lệ (nếu cần). Phác các nét thẳng, dài; vừa quan sát mẫu vừa vẽ. + Hoàn thiện hình vẽ: Vẽ nét chi tiết (nét cong của miệng hay nắp, tay cầm, đáy cho đúng với mẫu, tẩy bớt các nét không cần thiết). + Vẽ đậm nhật hoặc vẽ mày theo ý thích. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: (18p) Bài tập: Vẽ một hoặc 2 đồ vật dạng hình trụ (tự chọn mẫu). - Giáo viên có thể cho học sinh vẽ theo nhóm. + Yêu cầu: - Chọn mẫu theo các nhóm của mình. - Quan sát mầu vật. - Vẽ khunh hình. - Phác nét thẳng - Vẽ chi tiết. - Vẽ đậm, nhạt. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:(3p) - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một số bài (khoảng 4 - 6 bài) treo lên bảng để nhận xét và xếp loại. + Bố cục (sắp xếp hình vẽ trên tờ giấy). + Hình dáng, tỉ lệ của hình vẽ (so với mẫu). - Yêu cầu học sinh chọn ra bài vẽ đẹp của các bạn mình. - Động viên khích lệ những HS có bài vẽ hoàn thành tốt. * Dặn dò: (1p) Sưu tầm tranh, phiên bản của hoạ sĩ.

File đính kèm:

  • docMTK1-5tuân 1-10 mot cot.doc
Giáo án liên quan