I. MỤC TIÊU
- HS biết thêm cách pha màu: da cam, xanh lục, (xanh lá cây) và tím .
- HS nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. HS pha được màu theo hướng dẫn.
- HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
II CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV
- Hộp màu, bút màu, bảng pha màu.
- Hình giới thiẹu 3 màu cơ bản (màu gốc) và hướng dẫn cách pha màu: da cam, xanh lục, tím.
- Bảng màu thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bôt túc.
Học sinh
- SGk
- Vở thực hành.
- Hộp màu, bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu, bút dạ.
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 4A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
30’
- Cho HS thảo luận theo nhóm về nội dung bài học :
+ 4 tổ thảo luận về nội dung bài hoc .
- Giới thiệu một số tranh về đề tài sinh hoạt: học tập, lao động,…. Và đặt câu hỏi gợi ý để HS quan sát nhận xét về:
+ Quan sát tranh.
- Các bức tranh này vẽ về đề tài gì ? Vì sao em biết ?
+ Đề tài sinh hoạt: Vì tranh vẽ về các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống .
- Em thích bức tranh nào nhất ? Vì sao ?
+ Nêu lên nhận xét của mình.
- Em hãy kể tên một số hoạt động thường ngày ở nhà, ở trường.
+ Kể tên một số hoạt động.
* Tóm tắt và bổ sung, nêu các hoạt động diễn ra hàng ngày của các em như:
- Đi học, giờ học trên lớp,…
- Giúp đỡ gia đình, cho gà ăn,…
- Đá bóng, nhảy dây,…
* Yêu cầu HS chọn nội dung đề tài để vẽ tranh.
+ Chọn nội dung để vẽ.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
4’
- Hưóng dẫn HS cách vẽ:
+ Vẽ hình ảnh chính trước (hoạt động của con người), vẽ hình ảnh phụ sau (cảnh vật) để nội dung thêm rõ và phong phú.
+ Vẽ các hình dáng hoạt động khác nhau.
+ Vẽ màu tươi sáng, có đậm, có nhạt.
Hoạt động 3: Thực hành
23’
* Cho HS xem một số bài vẽ của các bạn năm trước dể tham khảo.
- Gợi ý HS
+ Sắp xếp hình vẽ (bố cục) vừa với phần giấy.
+ Vẽ các hoạt động.
+ Vẽ thêm các hình ảnh cho sinh động.
+ Xem một số bài vẽ của các bạn năm trước dể tham khảo.
+ Vẽ màu tươi sáng, có đậm nhạt.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Cùng HS chọn một số tranh đã hoàn thành theo từng nhóm đề tài và nhận xét về:
+ Sắp xếp hình ảnh (phù hợp vơi tờ giấy, rõ nội dung);
+ Hình vẽ (thể hiện được các hoạt động).
+ Màu sắc (tươi vui).
+ 5 - 6 HS nhận xét một số bài vẽ:
- Yêu cầu HS tìm ra bài đẹp theo ý thích.
+ Tìm ra bài đẹp theo ý thích.
- Đánh giá một số bài.
Dặn dò HS
1’
+ Sưu tầm bài trang trí đường diềm của các bạn học lớp trước.
Thứ ... ngày .... tháng .... năm 200
Bài 13: vẽ trang trí
Trang trí đường diềm
I. Mục tiêu
- HS cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.
- HS biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích ; biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng.
- HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
Giáo viên
- SGK, SGV.
- Một số đường diềm và một số đồ vật có trang trí đường diềm.
- Một số bài trang trí đường diềm của HS năm trước.
- Một số hoạ tiết để sắp xếp vào đường diềm.
Học sinh
- SGK.
- Vở Tập vẽ 4.
- Bút chì, màu vẽ, thước kẻ, com pa.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp
1’
Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
3’
* Cho HS xem một số đồ vật và hình ảnh ở hình 1, trang 32 SGK và gợi ý bằng các câu hỏi.
+ Quan sát.
- Em thấy đồ vật được trang trí ở những đồ vật nào ?
+ Bát, đĩa, váy, áo,....
- Ngoài những đồ vật ở hình 1, trang 32 SGK em còn biết những đồ vật nào được trang trí đường diềm ?
+ Kể tên một số đồ vật có trang trí đường diềm mà em biết .
- Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm ?
+ Hoa, lá, chim, thú, hoạ tiết cổ,...
- Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế nào ?
+ Xen kẻ, lặp lại, đối xứng,...
- Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm ở hình 1, trang 32 SGK ?
+ Nêu lên cảm nhận của mình.
* Tóm tắt và bổ sung:
- Đường diềm thường dùng để trang trí khăn, áo, đĩa, quạt, ấm, chén,....
+ Lắng nghe
- Dùng đường diềm để trang trí sẽ làm cho đồ vật đẹp hơn;
- Hoạ tiết để trang trí đường diềm rất phong phú: hoa, lá, chim, bướm, hình tròn, hình vuông,.....
- Có nhiều cách sắp sếp hoạ tiết: đối xứng, xen kẻ, nhắc lại, xoay chiều,...
- Các hoạ tiết giống nhau thường được vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu;
- Vẽ màu sắc làm cho đường diềm thêm đẹp.
Hoạt động 2: Cách trang trí
4’
* Vẽ lên bảng cách trang trí để HS quan sát.
+ Quan sát nhận ra cách làm bài:
- Tìm chiều dài, rộng của đường diềm và chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục;
- Tìm và vẽ hoạ tiết: có thể vẽ nhắc lại hoặc vẽ hoạ tiết xen kẻ nhau, hoạ tiết đăng đối,...
- Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt, nên dùng từ 3 đến 5 màu.
Hoạt động 3: Thực hành
23’
- Trước khi HS làm bài cho các em xem một số bài vẽ của HS năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ:
+ Xem một số bài vẽ của HS năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ:
- Gợi ý HS : Tìm và vẽ hoạ tiết; sắp xếp hoạ tiết ;vẽ màu tươi sáng.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
3’
- Cùng HS chọn một số bài trang trí đường diềm (theo từng nhóm) nhận xét một số bài vẽ về:
+ Cách sắp xếp hình vẽ ;
+ Màu sắc (tươi vui).
- Yêu cầu HS tìm bài đẹp theo ý thích.
+ Tìm bài đẹp theo ý thích.
- Đánh giá một số bài.
Dặn dò HS
+ Quan sát các đồ vật (chai, lọ, cốc, chén,...).
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 200
Bài 14: vẽ theo mẫu
Mẫu có hai đồ vật
I. Mục tiêu
- HS nắm được hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu.
- HS biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu.
- HS yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật.
II. chuẩn bị
Giáo viên
- SGV, SGK
- Một vài mẫu có hai đồ vật.
- Vải nền cho mẫu vẽ.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Một số bài vẽ của HS năm trước.
Học sinh
- SGK.
- Vở Tập vẽ.
- Bút chì đen, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp
1’
Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
3’
* Gợi ý SH nhận xét hình 1, SGK:
- Mẫu có mấy đồ vật, gồm những đồ vật gì ?
+ Quan sát hình 1, SGK.
+ Mẫu có hai đồ vật.
- Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật như thế nào ?
+ Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật không giống nhau.
- Vị trí đồ vật nào ở trước, ở sau ?
+ Cái lọ ở sau, cái cốc ở phía trước.
* Bày mẫu và gợi ý HS nhận xét mẫu ở ba hướng khác nhau (chính diện, bên trái, bên phải) để các em thấy được sự thay đổi vị trí của hai vật tuỳ thuộc vào hướng nhìn.
- Hỏi: Vật mẫu nào ở trước, vật mẫn mào ở sau ? các vật mẫu che khuất nhau không ?
+ Quan sát mẫu và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Cách vẽ
4’
- Yêu cầu HS quan sát mẫu, đồng thời gợi ý cho SH cách vẽ (H.2 tr. 35 SGK).
+ Quan sát cách vẽ trong SGK, bài 14.
+ So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của vật mẫu để phác khung hình chung, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu (H.2a);
+ Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của chúng; miệng, cổ, vai, thân,.... (H.2b);
+ Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu. Nét vẽ cần có đậm, có nhạt (H.2c, d).
+ Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt (H.2e).
Hoạt động 3: Thực hành
23’
- Cho HS xem một số bài vẽ của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ:
+ Xem một số bài vẽ của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ:
* Gợi ý HS
- Quan sát mẫu để tìm tỉ lệ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu;
- Vẽ khung hình vừa với phần giấy;
- So sánh , ước lượng để tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu;
- Vẽ đậm nhạt.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
3’
* Cùng HS nhận xét một số bài vẽ về :
+ Bố cục (cân đối).
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm, gần giống mẫu).
+ Cách vẽ đậm nhạt.
- Yêu cầu HS tìm ra bài đẹp theo ý thích.
+ 4 - 5 HS tìm ra bài đẹp theo ý thích.
- Đánh giá một số bài
Dặn dò HS
+ Quan sát chân dung của bạn cùng lớp và người thân.
1’
Tuần 15: Khối 4
Thứ .... ngày .... tháng ..... năm 200
Bài 15: Vẽ tranh
đề tài chân dung
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được đặc điểm một số khuôn mặt người.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh châ dung theo ý thích.
- HS biết quan tâm đến mọi người.
II. Chuẩn bị
Giáo viên
- SGV, SGK
- Một số ảnh chân dung.
- Một số tranh chân dung của hoạ sĩ, của HS và tranh về đề tài khác để so sánh.
- Hình gợi ý cách vẽ.
Học sinh
- SGK.
- Vở Tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp
1’
Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
3’
- Giới thiệu tranh, ảnh để SH nhận ra sự khác nhau của chúng về:
+ ảnh chụp bằng máy nên rất giống thật và rõ từng chi tiết;
+ Tranh được vẽ bằng tay, thường diễn tả tập chung vào những đặc điểm chính của nhận vật.
+ Quan sát tranh, ảnh và nhân ra sự khác nhau giữa tranh vẽ và ảnh chụp.
- Cho HS so sánh giữa tranh chân dung và tranh đề tài sinh hoạt để phân biệt được hai đề tài này.
+ Tranh chân dung chỉ vẽ về chân dung một người, tranh sinh hoạt vẽ nhiều người và có nhiều hoạt động.
- Yêu cầu HS quan sát khuôn mặt của bạn để thấy được hình dáng khuôn mặt
thường là:
+ Hình trái xoan, hình vuông, hình tròn,...).
+ Tỉ lệ dài ngắn, to nhỏ, rộng hẹp của trán, mắt, mũi, miệng, cằm,....
+ Quan sát khuôn mặt bạn.
* Tóm tắt: Mỗi người đều có khuôn mặt khác nhau;
- Mắt, mũi miệng của mỗi người có hình dáng khác nhau;
- Vị trí của mắt, mũi, miệng,... trên khuôn mặt của mỗi người một khác (xa, gần, cao, thấp,...)
Hoạt động 2: Cách vẽ
4’
- Yêu cầu HS xem hình gợi ý cách vẽ trang 37 SGK.
+ Xem hình gợi ý cách vẽ trang 37, SGK.
- Hướng dẫn vẽ:
+ Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa với tờ giấy;
+ Vẽ cổ, vai và đường trục mặt;
+ Tìm vị trí của tóc, tai, mũi, miệng,... để vẽ hình cho rõ đặc điểm (trán cao hay thấp, mắt to hay nhỏ, mũi dài hay ngắn,....)
+ Vẽ các nét chi tiết đúng với nhân vật.
+ Vẽ màu da, tóc, áo, màu nền.
+ Có thể trang trí cho áo thêm đẹp và phù hợp với nhân vật.
Hoạt động 3: Thực hành
23’
* Yêu cầu HS làm bài vào Vở Tập vẽ 4, bài 15.
- Gợi ý HS
+ Cách sắp xếp bố cục;
+ Cách vẽ hình;
+ Cách vẽ màu.
+ Làm bài vào Vở Tập vẽ 4, bài 15.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
3’
- Cùng HS nhận xét một số bài vẽ về:
- Bố cục (vừa với phần giấy),
- Cách vẽ hình, các chi tiết, màu sắc.
- Yêu cầu HS
+ Nêu cảm nghĩ của mình về một số bài chân dung.
- Bổ sung ý kiến của HS, kết luận và khen ngợi một số HS có bài vẽ đẹp.
Dặn dò HS
+ Quan sát, nhận xét nét mặt con người khi vui, buồn, lúc tức giận.
1’
+ Sưu tầm các loại vỏ hộp để chuẩn bị cho bài sau.
File đính kèm:
- GIAO AN 4.doc