I/ Mục tiêu
-HS hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh, biết cách vẽ tranh phong cảnh.
-Vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.
II/Chuẩn bị: GV: - Sưu tầm một số tranh, ảnh phong cảnh.
- Bài vẽ phong cảnh của HS năm trước.
HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về đề tài phong cảnh.
- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 Tuần 7-9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 07 Thứ 3 ngày 13 tháng 10 năm 2009
Bài 07: Vẽ tranh Đề tài : Phong cảnh quê hương.
I/ Mục tiêu
-HS hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh, biết cách vẽ tranh phong cảnh.
-Vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.
II/Chuẩn bị: GV: - Sưu tầm một số tranh, ảnh phong cảnh.
- Bài vẽ phong cảnh của HS năm trước.
HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về đề tài phong cảnh.
- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy.
III/ Hoạt động dạy - học
*Kiểm tra dung cụ học tập của HS.GT ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
06’
18’
05’
Hoạt động 1: Tìm,chọn nội dungđt
- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu:
+Tranh phong cảnh vẽ cảnh đẹp quê hương... tranh vẽ cảnh vật là chính, tranh vẽ dựa trên cảm xúc của người vẽ...
* GV đặt câu hỏi :
-Ở nơi em ở có cảnh đẹp nào không?
-Em đã đi tham quan hay đi du lịch
ở đâu chưa? Phong cảnh ở đó như thế nào?
-Em hãy tả lại 1 cảnh đẹp mà em thích.
-Em sẽ chọn phong cảnh nào để vẽ...?
*Cảnh đẹp thường là cây cối, sông núi,bầu trời, nhà cửa ...kết hợp Gdcho HS biết yêu quí phong cảnh quê hương.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
-Giới thiệu 2 cách vẽ: Vẽ trực quan và nhớ lại để vẽ.Vừa vẽ vừa nói cách vẽ:
- GV nhắc HS cần quan sát và nhớ lại các hình ảnh định vẽ.
-Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ cân đối.
-Vẽ khắp phần giấy và vẽ màu kín nền...
Hoạt động 3: Thực hành
-Cho HS vẽ vào vở.
-Khuyến khích học sinh vẽ màu tự do theo ý thích
+ HS quan sát tranh :
* HS làm liên hệ thực tiễn và trả lời theo sự hướng dẫn của GV.
-Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau, luôn nhớ vẽ cảnh là trọng tâm, có thể vẽ thêm người hoặc con vật cho tranh sinh động.
-Thực hành vẽ vào vở.
*HS khá,giỏi:sắp xếp hình vẽ cân đối, vẽ màu đẹp.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài ưu,nhược điểm để nhận xét về:
+ Bố cục, cách vẽ hình, vẽ nét và cách vẽ màu.
- Gợi ý HS xếp loại bài đã nhận xét
- GV nhận xét chung giờ học.
Dặn dò HS: Chuẩn bị tiết sau luyện vẽ.
Tuần 08 Thứ 3 ngày 20 tháng 10 năm 2009
Bài 08: Tập nặn tạo dáng
Nặn con vật quen thuộc
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu hình dáng đặc điểm, màu sắc của con vật.
- Học sinh biết cách nặn và nặn được con vật theo ý thích.
*GD tình cảm yêu quí và bảo vệ các con vật.
II/ Chuẩn bị
GV: - Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc- Sản phẩm nặn con vật của học sinh
- Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán.
HS : - Giấy màu, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy, màu sáp, giấy màu, keo dán....
III/ Hoạt động dạy - học
*Kiểm tra dung cụ học tập của HS.GT ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
05’
10’
15’
03’
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
-Dùng tranh, ảnh các con vật, hỏi gợi ý tìm hiểu:
+ Đây là con vật gì? H/dáng các bộ phận của con vật ?
+Nhận xét đ2 của con vật?, Màu sắc của nó ntn?
+Hình dáng của con vật khi hoạt động thay đổi ntn?
* Gv tóm ý: Xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật khác, mỗi con vật đều có một đặc điểm riêng, và rất đáng yêu...
Hoạt động 2: Cách nặn con vật:
- Giáo viên dùng đất nặn mẫu,giới thiệu cách nặn và yêu cầu học sinh chú ý quan sát cách nặn.
+Nặn con vật với các bộ phận lớn gồm: Thân, đầu, chân ... từ một thỏi đất sau đó nặn các bộ phận khác (chân, tai…)
+Ghép các bộ phận vào thân con vật.Tạo dáng, chỉnh sửa hoàn chỉnh con vật.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Chọn con vật quen thuộc và yêu thích để nặn, vẽ
- Chú ý giữ vệ sinh cho lớp học.
*HS hiểu đặc điểm, hình dáng, màu sắc con vật.
-HS quan sát,trả lời.
- Kể thêm những con vật mà em biết,mình yêu thích, miêu tả hình dáng, đặc điểm của chúng
-HS quan sát theo dõi để nắm cách nặn.
-HS thực hành nặn hoặc xé dán con vật mà mình thích.
*HS khá giỏi nặn cân đối, gần giống con vật mẫu.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV chọn 1 số bài cho HS nhận xét sau đó GV nhận xét tuyên dương.
- Đánh giá giờ học, khen ngợi, động viên những học sinh có nhiều ý kiến phát biểu xây dựng bài.
Dặn dò HS: - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau luyện.
Tuần 09 Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2009
Bài 09: Vẽ trang trí
Đơn giản hoa - lá
I/ Mục tiêu
-Học sinh hiểu hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản .
-Học sinh biết cách vẽ đơn giản và vẽ đơn giản một số bông hoa, chiếc lá.
* HS khá ,giỏi biết lược bỏ các chi tiết, hình vẽ cân đối.
II/ Chuẩn bị
GV: - Chuẩn bị một số hoa, lá thật.
- Một số ảnh chụp hoa, lá và hình hoa, lá đã được vẽ đơn giản; một số bài vẽ trang trí có sử dụng hoạ tiết hoa lá.
HS: - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy, màu.
III/ Hoạt động dạy - học
05’
10’
15’
03’
Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét
- Gv y/cầu hs xem ảnh hoặc hoa, lá thật, các hình vuông được trang trí hoa lá và hỏi gợi ý:
+ Tên các loại hoa, lá? Hình dáng và màu sắc của chúng có gì khác nhau?
+Kể tên một số loại hoa, lá mà em biết.
-Giáo viên tóm ý và giới thiệu một số hoa, lá thật và hình các loại hoa, lá trên đã được vẽ đơn giản để học sinh thấy sự giống nhau, khác nhau của chúng.
Để vẽ hình hoa lá cân đối và đẹp, có thể dùng trong trang trí khi vẽ cần lượt bỏ bớt những chi tiết rườm rà- gọi là vẽ đơn giản hoa ,lá.
Hoạt động 2: Cách vẽ đơn giản hoa, lá:
GT cách vẽ theo SGK: chọn 1 hoa hặc lá vừa vẽ vừa hướng dẫn:
-Vẽ hình dáng chung-Vẽ nét chính-vẽ nét chi tiết-vẽ màu tự chọn.
Hoạt động 3: Thực hành:
-Giới thiệu mẫu cho HS chọn 1 mẫu để vẽ.
-Qun sát, giúp đỡ các HS yếu.
-HS quan sát và trả lời nhằm hiểu hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản :
-HS nêu theo nhận xét của mình.
+ Kể tên một số loại hoa, lá mà mình biết.
-HS theo dõi để nắm cách vẽ.
+ Chú ý lược bớt một số chi tiết rườm rà, phức tạp.
-HS thực hành vẽ vào vở.
* HS khá ,giỏi biết lược bỏ các chi tiết, hình vẽ cân đối.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- Chọn 1 số bài đẹp và chưa đệp để HS nhận xét, sau đó GV nhận xét.
- Khen ngợi, động viên những học sinh,nhóm học sinh có hiều ý kiến phát biểu Dặn dò HS: - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau luyện vẽ..
File đính kèm:
- GA MT 4 tuan 7-9.doc