Giáo án Mĩ Thuật Lớp 4 Tuần 1-11

I. Mục tiêu.

- Kiến thức: Biết thêm ba màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: da cam, tím, xanh lá cây. (màu bổ túc)

-Kỉ năng: Học sinh sử dụng được ba màu cơ bản (màu gốc), màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh.Pha được các màu theo hướng dẫn.

-Thái độ: Học sinh yêu thích màu sắc và ham thích môn Mĩ thuật

* HS khá giỏi: Pha đúng, các màu da cam, xanh lá cây, tím.

II. Chuẩn bị.

Giáo viên.

- Bảng màu cơ bản và ba màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn, các màu nóng, lạnh

- Một số tranh hoa, quả, đồ vật có các màu: đỏ, vàng, xanh, da cam, tím, xanh lá cây.

Học sinh.

- Vở tập vẽ, bút màu.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ Thuật Lớp 4 Tuần 1-11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hôm nay chúng ta hãy đưa những nét đẹp đó vào bài trang trí của chúng ta. - HS hát vui - HS lấy DD - Vài HS trả lời - HS lắng nghe Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Giới thiệu một số hình ảnh và mẫu các loại hoa, lá, một số bài trang trí có sử dụng họa tiết hoa, lá. Để học sinh thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng và màu sắc và có thể sử dụng trong môn trang trí. Đồng thời gợi ý để các em nhận ra đặc điểm của các loại cây đó. H.Tên của bông hoa, chiếc lá. H.Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa, lá. H.Màu sắc của mỗi loại hoa, lá. H.Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc giữa một số loại hoa, lá. Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên. - Hoa dâm bụt, hoa cúc…lá bàng, lá bằng lăng…. - Màu xanh, đỏ, hồng…. - Hoa có cấu tạo phức tạp hơn là lá… + Kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá khác mà em biết. - Cho học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai hình (hình hoa, lá thật và hình hoa, lá được vẽ đơn giản) * Khi sử dụng hình hoa, lá trong bài trang trí chúng ta cần vẽ cân đối và đẹp. Chính vì vậy khác với vẽ theo mẫu, các em cần bỏ bớt những chi tiết rườm rà, phức tạp, gọi là vẽ đơn giản. - Kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá khác. + Giống nhau về hình dáng, đặc điểm. + Khác nhau về các chi tiết, màu sắc. Hoạt động 2: Cách vẽ đơn giản hoa, lá. - Yêu cầu học sinh quan sát mẫu và tranh, ảnh đã chuẩn bị để các em nhận ra một số hoa, lá cây. + Vẽ khung hình chung của hoa, lá trước (Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác...) + Có thể kẻ các đường trục đối xứng. + Ước lượng tỷ lệ và vẽ phác các nét chính của cánh hoa, lá bằng nét thẳng. + Chỉnh lại các nét vẽ và tẩy những nét bị thừa. Vẽ đơn giản nhưng phải rõ đặc điểm, hình dáng chung của hoa, lá. + Vẽ màu theo ý thích. - Học sinh theo dõi các bước hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động 3: Thực hành. - Cho học sinh xem một số bài vẽ hoa, lá cây của học sinh năm trước. - Gợi ý học sinh làm bài: + Vẽ hình vừa với phần giấy ở vở tập vẽ. + Vẽ màu. - Quan sát lớp. - Xem một số bài vẽ của học sinh các năm trước. - Học sinh làm bài thực hành vào vở. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Gợi ý học sinh nhận xét một số bài vẽ: + Cách sắp xếp bố cục. + Đặc điểm, hình dáng (đơn giản, rõ) + Màu sắc tuỳ ý. - Bổ sung đánh giá và xếp loại các bài vẽ. + Giáo dục: Thiên nhiên rất đẹp đặc biệt là hoa, lá trong thiên nhiên, các em hãy quan sát thiên nhiên để thấy rõ điều đó. Dặn dò. - Quan sát đồ vật có dạng hình trụ. - Chọn bài vẽ mà mình ưa thích. - Quan sát và liên hệ với bài vẽ của mình. - Đánh giá, nhận xét bài tập. Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét . - Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên =========T]T======== Ngày dạy : .......tháng........năm 201.... Ngày soạn : ........tháng .......năm 201.... Tuần 10 Tiết 10 BÀI 10 : VẼ THEO MẪU ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ I. Mục tiêu. -Kiến thức: Học sinh biết quan sát, so sánh, nhận xét đặc điểm, hình dáng của các đồ vật có dạng hình trụ. -Kỉ năng: Biết cách vẽ và vẽ được đồ vật có dạng hình trụ.Vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu. -Thái độ: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật. * HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II. Chuẩn bị. Giáo viên. - Chuẩn bị một số đồ vật có dạng hình trụ màu sắc, chất liệu khác nhau để giới thiệu và so sánh. - Có thể tìm ảnh và một số bài vẽ về đồ vật có dạng hình trụ của học sinh. Học sinh. - Vỡ tập vẽ và các vật dụng khác để học môn Mỹ thuật. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra: -Kiểm tra DDHT của HS -GV kiểm tra bài về nhà của HS -GV nhận xét qua phần kiểm tra 3.Bài mới: Giới thiệu bài. - Hình dạng đồ vật xung quanh chúng ta rất phong phú và đa dạng. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số đồ vật ở trong gia đình chúng ta có dạng hình trụ. - HS hát vui - HS lấy DD - HS lấy bài - HS lắng nghe Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Giới thiệu mẫu, gợi ý để học sinh nhận xét. H.Hình dáng chung (cao, thấp, rộng, hẹp) H.Cấu tạo gồm những bộ phận nào? - Chỉ vào hình vẽ các đồ vật có dạng hình trụ để học sinh nhận thấy hình dáng của nó được tạo bởi nét thẳng, nét cong. Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên theo cảm nhận của mình. - Vài HS trả lời - Nhận thấy hình dáng của nó được tạo bởi nét thẳng, nét cong Hoạt động 2: Cách vẽ. - Cho học sinh chọn một mẫu nào đó để vẽ. - Hướng dẫn học sinh vẽ hình vừa với phần giấy ở vở tập vẽ (không to quá, không nhỏ quá hay xô lệch về một bên). - Yêu cầu học sinh quan sát hướng dẫn để nhận ra cách vẽ, nên theo thứ tự sau: + Ước lượng và so sánh tỷ lệ: chiều cao, ngang kể cả những vật có tay cầm để vẽ phác hình khung hình chung. - Cho học sinh chọn một mẫu nào đó để vẽ. - Quan sát hướng dẫn để nhận ra cách vẽ + Kẻ đường trục của đồ vật. + Chia các bộ phận lên khung hình. Tỷ lệ chiều cao của thân, chiều ngang của miệng, đáy. + Vẽ tay cầm (nếu có). + Vẽ nét chính và điều chỉnh tỷ lệ. Vẽ phác mẫu bằng các nét thẳng dài. + Hoàn thiện hình vẽ. + Vẽ đậm nhạt hoặc trang trí màu theo ý thích. Hoạt động 3: Thực hành. Quan sát và gợi ý cho một số học sinh còn lúng túng về: - Sắp xếp bố cục hình vẽ lên trang giấy. - Vẽ hình dáng và tỷ lệ.... Học sinh làm bài thực hành vào vở. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Gợi ý học sinh nhận xét: H.Hình dáng bài nào giống với mẫu hơn? - Cho học sinh tự tìm ra bài vẽ mà mình thích. GV nhận xét đánh giá xếp loại bài Giáo dục: Mỗi đồ vật có một đặc điểm và vẽ đẹp riêng vậy các em hãy quan sát để thấy rõ đều đó Dặn dò. + Động viên khích lệ những học sinh có bài vẽ đã hoàn thành tốt. + Sưu tầm tranh của họa sĩ - HS suy nghĩ trả lời - Học sinh chọn bài vẽ mà mình ưa thích. Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét . - Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên =========T]T======== Ngày dạy : .......tháng........năm 201.... Ngày soạn : ........tháng .......năm 201.... Tuần 11 Tiết 11 BÀI 11: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT XEM TRANH CỦA HỌA SĨ I. Mục tiêu. -Kiến thức: Học sinh bước đầu hiểu được nội dung của các bức tranh giới thiệu trong bài thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc. -Kỉ năng: Học sinh làm quen với chất liệu và kĩ thuật làm tranh. -Thái độ: Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh. * HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích. II. Chuẩn bị. Giáo viên. - Sưu tầm tranh của các họa sĩ về các đề tài. Học sinh. - Sưu tầm tranh của các họa sĩ về các đề tài có ở các sách báo, tạp chí. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -H.Tiết trước các em học bài gì? -Kiểm tra bài về nhà của những HS tuần trước chưa hoàn thành ở lớp. -GV nhận xét qua phần kiểm tra 3.Bài mới: - Giới thiệu bài: bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em xem và thường thức tranh của họa sĩ Ngô Minh Cầu và Trần Văn Cẩn. Hoạt động 1. Xem tranh. - HS hát vui - 1-2 HS trả lời - HS lấy bài ra bàn - HS lắng nghe 1. Về nông thôn sản xuất. Tranh lụa của họa sĩ Ngô Minh Cầu. Cho học sinh xem tranh và hoạt động nhóm H.Bức tranh vẽ về đề tài gì? H.Trong bức tranh có những hình ảnh nào? H.Hình ảnh nào là hình ảnh chính? H.Bức tranh được vẽ bằng những màu nào? - Nhấn mạnh và tóm tắt. + Sau chiến tranh, các chú bộ đội về nông thôn sản xuất cùng gia đình. + Tranh Về nông thôn sản xuất của họa sĩ của họa sĩ Ngô Minh Châu vẽ về đề tài sản xuát ở nông thôn. + Hình ảnh chính ở giữa tranh là vợ chồng người nông dân đang ra đồng. Người chồng vai vác bừa, tay dắt con bò, người vợ vai vác cuốc, hai người vừa đi vừa nói chuyện. + Hình ảnh con bò mẹ đi trước, bê con chạy theo mẹ làm cho bức tranh thêm sinh động. + Phía sau là nhà tranh, nhà ngói cho thấy cảnh nông thôn yên bình, đầm ấm. + Giới thiệu sơ qua về chất liệu tranh (tranh lụa), cách thể hiện tranh. - HS hoạt động nhóm - Bức tranh vẽ về đề tài bộ đội - Hình ảnh chú bộ đội, vợ chú bộ đội, con bò, con bê, nhà, cây… - Màu đỏ, nâu, xanh, xám… - HS lắng nghe và ghi nhớ * Về nông thôn sản xuất là bức tranh đẹp, có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hoà, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hằng ngày ở nông thôn sau chiến tranh. Học sinh theo dõi. 2. Gội đầu. Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910- 1994). - Cho xem tranh và trả lời các câu hỏi về. + Tên của bức tranh. + Tác giả của bức tranh là ai? + Tranh vẽ về đề tài nào? + Hình ảnh nào là chính trong bức tranh? + Màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào? + Chất liệu để vẽ tranh là gì? - GV nhấn mạnh: - Bức tranh Gội đầu của họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ về đề tài sinh hoạt (cảnh cô gái nông thôn đang chải tóc, gội đầu). - Hình ảnh cô gái là hình ảnh chính: thân hình cô gái cong mềm mại, mái tóc đen dài buông xuống chậu thau làm cho bố cục vững chãi. Bức tranh đã khắc họa hình ảnh của người thiếu nữ nông thôn Việt Nam. - Tranh khắc gỗ là tranh in từ các bản khắc gỗ, vì vậy khác với tranh vẽ, tranh khắc gỗ có thể in ra thành nhiều bản. * Bức tranh Gội đầu là một trong nhiều bức tranh đẹp của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Với sự đóng góp to lớn cho nền Nghệ thuật Việt Nam, ông đã được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật (đợt I- năm1996). Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá. - Nhận xét chung tiết học và khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài học. - Giáo dục: Mỗi bức tranh có một vẻ đẹp riêng nó có một cảm xúc riêng mà tác giả muốn nói, nếu các em quan sát sẽ thấy rõ điều đó. Dặn dò: - Học sinh sưu tầm các tranh, ảnh của các họa sĩ. - Quan sát cảnh sinh hoạt hang ngày. Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên theo cảm nhận của mình. + Bức tranh Gội đầu + Của họa sĩ Trần Văn Cẩn + Vẽ về đề tài sinh hoạt + Hình ảnh cô gái là hình ảnh chính + Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng: màu trắng hồng của thân hình cô gái, màu hồng của hoa, màu xanh dịu mát của nền và màu đen đạm của tóc cô gái tạo cho bức tranh thêm sinh động về màu sắc. - Gỗ màu - HS lắng nghe và ghi nhớ Học sinh theo dõi. + Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét =========TTT===========

File đính kèm:

  • docgiao an mi thuat 4 tuan 1-11 co hinh.doc
Giáo án liên quan