I, MỤC TIÊU.
Kiến thức: - HS tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ.
Kĩ năng : - Hiểu nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài
môi trường.
- Biết mô tả, nhận xét: Hình ảnh, màu sắc trong tranh
Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường.
Hs khá giỏi: chỉ ra được các hình ảnh, màu sắc trên tranh mà em yêu thích.
Hs chưa đạt chuẩn: Tập mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.
II, CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên.
- Sưu tầm 1 số tranh thiéu nhi về đề tài bảo vệ môi trường và các đề tài khác.
- Tranh của họa sĩ vẽ cùng đề tài.
2.Học sinh.
- Sưu tầm tranh ảnh về môi trường.
- VTVẽ 3 + Đồ dùng học tập.
3.Phương pháp dạy- học.
- Trực quan - Vấn đáp - Thuyết trình.
80 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3A Năm 2010-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t về :
+ Bố cục ( cân đối )
+ Hình vẽ ( giống mẫu )
+ Màu sắc, cách trang trí và độ đậm nhạt( hài hoà, hợp lí )
- HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.
- GV : Đánh giá, xếp loại.
3,Củng cố,dặn dò.(1)
- Về nhà: Hoàn thành bài.
- Chuẩn bị bài sau: + Quan sát hình dáng và màu sắc của các con vật.
- NX chung tiết học.
Ngày soạn:01/04/2011 Ngày giảng:0304/2011
Tiết3:3A
04/04 Tiết3:3B
15/04 Tiết3:3C
Tuần : 31
Bài 31: Vẽ tranh
đề tài các con vật.
(Tích hợp giáo dục BVMT: Bộ phận)
I,Mục tiêu.
Kiến thức: - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và màu sắc của một số con vật quen thuộc.
Kĩ năng: - Biết cách vẽ các con vật, vẽ được tranh con vật và vẽ màu theo ý thích.
Thái độ: - Có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật.
Giáo dục BVMT: Hoạt động 4
II,Chuẩn bị.
1.Giáo viên:
- Tranh, ảnh 1 số con vật.
- Một vài tranh dân gian Đông Hồ: Gà mái, lợn ăn cây ráy…Một số tranh chân
- Bài của HS năm trước.
2.Học sinh.
- VTVẽ 3 + Đồ dùng học tập.
3.Phương pháp dạy – học
- Trực quan – Vấn đáp – Luyện tập.
III,Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
* ổn định tổ chức: Sĩ số.
1.Kiểm tra đồ dùng học tập.
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gv
?
?
?
?
?
?
Gv
?
Gv
Gv
Gv
Gv
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.(7)
Giới thiệu tranh ảnh một số con vật.
Kể tên các con vật trong tranh?
Các bộ phận chính của con vật?
Các bộ phận trên cơ thể con vật thay đổi như thế nào khi chúng chuyển động( đi, chạy, nhảy…)?
Màu sắc như thế nào?
Em sẽ vẽ con vật nào? Nó có hình dáng và màu sắc ra sao?
Các con vật xung quanh rất dễ thương vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ chúng.
Kết luận:
Xung quanh ta có rất nhiều con vật quen thuộc, có hình dáng và màu sắc khác nhau.chúng ta phải luôn có ý thức chăm sóc, bảo vệ con vật không nên đánh đập, hành hạ chúng.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.(5)
Nêu các bước vẽ ?
Hướng dẫn:
+ Vẽ hình dáng của con vật( 1 hoặc 2 con, nhiều con vật có dáng khác nhau) cân đối với khổ giấy.
+ Vẽ thêm cảnh vật ( cây, nhà, núi, bầu trời…) phù hợp với nội dung tranh.
+ Vẽ màu: Theo ý thích, có đậm, có nhạt.
Cho HS xem bài của HS năm trước.
Hoạt động 3: Thực hành.(17)
Nêu y/c của BT.
B/quát lớp. Gợi ý HS về :
- Vẽ hình vừa với khổ giấy.
- Vẽ thêm con vật có nhiều dáng hoạt động khác nhau.
- Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động.
- Vẽ màu : Theo ý thích, có đậm, có nhạt.
1,Tìm hiểu về tranh chân dung.
- HS quan sát.
+ Chó, mèo, trâu, bò,...
+ Đầu, mình, chân,...
+ HS trả lời.
+ Mỗi con vật có 1 màu sắc riêng, rất phong phú và đẹp.
- HS trả lời.
2) Cách vẽ.
- HS trả lời ( 3 bước )
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(4)
- GV hướng dẫn HS nhận xét về :
+ Bố cục (cân đối)
+ Cách vẽ hình ( giống con vật định vẽ, nhiều dáng hoạt động)
+ Màu sắc (hài hoà, có đậm nhạt)
- HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.
- GV : Đánh giá, xếp loại.
3,Củng cố, dặn dò.(1)
- Về nhà: Hoàn thành bài.
- Chuẩn bị bài sau: + Quan sát hình dáng người.
+ Mang đất nặn.
- NX chung tiết học.
= = = = = = = = ***** = = = = = = = =
Ngày soạn:07/04/2011 Ngày giảng:10/04/2011
Tiết3:3A
11/04 Tiết3:3B
12/04 Tiết3:3C
Tuần : 32
Bài 32 : Tập nặn tạo dáng
Nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người đơn giản.
I,Mục tiêu.
Kiến thức: - HS nhận biết được hình dáng của người đang hoạt động.
Kĩ năng: - Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán được hình dáng người và nặn, vẽ, xé dán được hình dáng người đang hoạt động.
Thái độ: - Nhận biết vẻ đẹp sinh động về hình dáng của con người khi hoạt động.
II,Chuẩn bị.
1.Giáo viên:
- Tranh, ảnh 1 số dáng người khác nhau.
- Đất nặn + Giấy màu.
- Bài của HS năm trước.
2.Học sinh.
- VTVẽ 3 + Đất nặn, giấy màu + ĐDHT.
3.Phương pháp dạy – học
- Trực quan – Vấn đáp – Luyện tập.
III,Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
1.ổn định tổ chức: Sĩ số.
2.Kiểm tra đồ dùng học tập.
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gv
?
?
?
Gv
?
Gv
?
Gv
Gv
Gv
Gv
Gv
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.(7)
Giới thiệu 1 tranh, ảnh 1 về các dáng người khác nhau.
Các nhân vật trong tranh đang làm gì ?
Người có những bộ phận chính nào ?
Các bộ phận trên cơ thể người thay đổi như thế nào khi hoạt động ?
Y/c một số HS lên làm mẫu vài dáng đang hoạt động để thấy được tư thế của các hoạt động.
Em thích dáng hoạt động nào ? Hãy tả tư thế các bộ phận khi hoạt động ở dáng đó ?
Kết luận :
Để nặn, vẽ hoặc xé dán được hình dáng người các em phải nắm được các bộ phận của cơ thể con người, tư thế cỷa từng hoạt động của con người.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn, vẽ, xé dán (5)
Nêu các bước nặn, vẽ, xé dán ?
Hướng dẫn: Cách xé dán :
+ Chọn giấy màu cho các bộ phận chính( đầu, mình, chân, tay) và các hình ảnh khác.
+ Xé dán các bộ phận.
+ Xé dán các hình ảnh phụ khác.
+ Sắp xếp hình đã xé lên giấy. Nên điều chỉnh cho phù hợp với các dáng hoạt động.
+ Dán hình( bằng keo, hồ).
Nêu lại các bước nặn( có 2 cách nặn), cách vẽ.
Cho HS xem bài của HS năm trước.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Y/c cả lớp xé dán ( có thể nặn, vẽ nếu không có giấy màu).
Bao quát lớp, gợi ý HS về:
+ Tư thế, sự thay đổi của các bộ phận trên cơ thể người khi hoạt động.
+ Xé dán thêm các hình ảnh phụ cho sinh động( quả bóng, cây, nhà…).
+ Xé dán nhiều dáng hoạt động.
+ Cách sắp xếp các hình ảnh thành đề tài.
1, Quan sát, nhận xét.
- HS quan sát.
- Đi, đứng, chạy…
+ Đầu, mình, chân, tay.
- HS trả lời.
- HS làm theo y/c của Gv.
- HS trả lời.
2) Cách nặn, vẽ, xé, dán.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(4)
- GV : Gợi ý HS nhận xét về :
+ Bố cục ( cân đối, hợp lí ).
+ Dáng người( nhiều dáng khác nhau, sinh động)
+ Cách sắp xếp H/ảnh( có chính, phụ, theo đề tài )
- HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.
- GV : Đánh giá, xếp loại.
3,Củng cố, dặn dò.(1)
- Về nhà: Hoàn thành bài.
- Chuẩn bị bài sau: + Sưu tầm tranh thiếu nhi.
- NX chung tiết học.
= = = = = = = = ***** = = = = = = = =
Ngày soạn:14/04/2011 Ngày giảng:17/04/2011
Tiết3:3A
18/04 Tiết3:3B
19/04 Tiết3:3C
Tuần : 33
Bài 33: Thường thức mĩ thuật.
Xem tranh thiếu nhi thế giới.
I, Mục tiêu.
Kiến thức: - Giúp HS tìm hiểu nội dung các bức tranh.
Kĩ năng: - Nhận biết được vẻ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét, hình dáng, màu sắc.
Thái độ: - Quý trọng tình cảm mẹ con và bạn bè.
II, Chuẩn bị.
1.Giáo viên.
- Tranh trong VTV ( bản to)
- Một vài tranh của Mĩ thuật Việt Nam và thiếu nhi có cùng đề tài.
2.Học sinh.
- Sưu tầm 1 tranh của thiếu nhi.
3.Phương pháp dạy- học.
- Trực quan - Vấn đáp – Quan sát – Thảo luận nhóm.
III, Các hoạt động dạy- học
1.ổn định tổ chức: Sĩ số.
2.Kiểm tra đồ dùng học tập.
3.Bài mới.
* Giới thiệu bài:(1)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gv
?
Gv
Gv
Gv
Gv
?
?
?
?
?
?
Gv
Gv
Gv
Hoạt động 1: Xem tranh.
(*)Tranh “ Mẹ tôi ” của Xvetta Balanôva 8 tuổi ( Ca- dắc- xtan).
Chia lớp làm 4 nhóm y/c thảo luận.
+ Nhóm 1:
Trong tranh có những h/ ảnh nào?
+ Nhóm 2:
Hình ảnh nào được vẽ nổi bật nhất? Tình cảm của mẹ đối với em bé biểu hiện như thế nào?
+ Nhóm 3:
Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu? Vì sao em biết?
+ Nhóm 4: Màu sắc trong tranh được vẽ như thế nào? ở đâu?
- Y/c lớp nhận xét, bổ sung.
Nêu cảm nhận của em về bức tranh?
Kết luận:
Hình vẽ ngộ nghĩnh, các mảng màu tươi tắn, đơn giản đã tạo cho tranh khoẻ khoắn, có nội dung. Đây là 1 bức tranh đẹp.
Y/c HS đọc 1 bài thơ, hát về mẹ.
Nói thêm về đất nước Ca- dắc- xtan.
Tóm tắt:
Ca- dắc- xtan ở vùng Trung á, có khí hậu lạnh về mùa đông, nóng khô về mùa hè. Đó là quê hương của bạn Xvet- ta Ba- la- nô- va, người đã vẽ bức tranh “ Mẹ tôi ”. Dù ở đâu, các em luôn nhận được tình cảm yêu thương, nồng ấm của mẹ.
(*)Tranh “ Cùng giã gạo ” của Xa- rau- giu Thê Pxông Krao 9 tuổi( Thái Lan).
Y/c HS q/sát và thảo luận nhóm đôi.
Tranh vẽ cảnh gì? ở đâu?
Có mấy người giã gạo? Dáng của mỗi người như thế nào?
Hình vẽ nào là chính?
Trong tranh còn có những hình ảnh nào khác?
Trong tranh có những màu nào? ở đâu?
Em hãy nêu cảm nhận về bức tranh?
Kết luận:
Bức tranh “ Cùng giã gạo ” là 1 bức tranh đẹp, làm cho người xem thấy cảnh giã gạo liên tục, dồn dập, nhịp điệu khẩn trương của công việc được thực hiện trong tranh.
Hoạt động 2: Nhận xét. đánh giá.
Củng cố toàn bài:
Muốn thưởng thức được vẻ đẹp của những bức tranh cần tìm hiểu kĩ nội dung đề tài, hình ảnh, màu sắc, đồng thời tự nêu ra những câu hỏi có liên quan đến nội dung tranh rồi nhận xét theo ý mình.
Nhận xét chung giờ học, khen ngợi những HS tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài và tìm ra những ý hay trong bài.
1.Xem tranh.
a) Tranh “ Mẹ tôi”.
- Đại diện từng nhóm trả lời.
+ Nhóm 1: HS trả lời
+ Nhóm 2: Mẹ và em bé. Mẹ vòng tay ôm em bé vào lòng thể hiện sự chăm sóc, thương yêu, trìu mến.
+ Nhóm 3: ở trong phòng, mẹ ngồi trên chiếc ghế sa lông, đằng sau là tấm rèm đẹp, phía trên là chiếc bàn nhỏ với bình hoa, bên cạnh là quả bóng.
+ Nhóm 4: Mẹ đang ngồi trên chiếc ghế màu đỏ, nét mặt vui tươi, hồng hào, môi đỏ, mái tóc nâu được chải gọn gàng có đính 1 chiếc nơ xanh. Mẹ mặc chiếc váy dài có những chấm vàng lung linh trên nền xanh đậm. Em bé được ủ ấm trong chiếc chăn màu xanh nhạt,…
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS làm theo y/c của GV.
b) Tranh “ Cùng giã gạo”.
* Đại diện 1 số nhóm trả lời.
+ Cảnh giã gạo, ở trước sân nhà, bên cạnh là dòng sông.
+ Có 4 người, 3 người đứng, 1 người ngồi. Người giơ chày cao lên phía trước, người ngả chày ra phía sau, người hạ chày xuống cối,…
+ Những người giã gạo.
+ Phong cảnh bên kia bờ sông với những ngôi nhà và hàng cây, dòng sông nước trong xanh đang chảy. xa xa các em nhỏ vui đùa bên những nếp nhà, tán cây lấp lánh, toả bóng mát xuống thôn xóm,…
+ Màu xanh khác nhau ở dòng sông, tán cây, thảm cỏ; màu vàng, nâu ở ngôi nhà, quần áo; những mảng màu khác nhau ở mảnh sân tạo sự ấm áp, gây thích thú cho người xem.
- HS trả lời.
3. Củng cố, dặn dò.(1)
- Sưu tầm thêm các tranh của thiếu nhi và tập nhận xét.
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra học kì II( Bài 34)
File đính kèm:
- giao an mi thuat(1).doc