Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Tuần 7-9

I. Mục tiêu:

- Tạo cho HS có thói quen quan sát nhận xét về hình dáng của các đồ vật xung quanh.

- Biết cách vẽ và vẽ được cái chai gần giống mẫu.

II. Chuẩn bị:

GV: Chọn một số cái chai có hình dáng, màu sắc, chất liệu khác nhau để giới thiệu và so sánh.

- Một số bài của các HS năm trước.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Tuần 7-9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 12 tháng 10 năm 2009 Tuần 7 Bài 7: Vẽ theo mẫu: Vẽ cái chai I. Mục tiêu: - Tạo cho HS có thói quen quan sát nhận xét về hình dáng của các đồ vật xung quanh. - Biết cách vẽ và vẽ được cái chai gần giống mẫu. II. Chuẩn bị: GV: Chọn một số cái chai có hình dáng, màu sắc, chất liệu khác nhau để giới thiệu và so sánh. - Một số bài của các HS năm trước. HS : Bút, màu, vở. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét : - Đặt 3 loại chai lên bàn để học sinh quan sát và nhận xét. - Các phần chính của cái chai : miệng, cổ, vai, thân và đáy chai. - Chai thường được làm bằng thuỷ tinh, có thể là màu trắng đục, xanh hoặc nâu... Hoạt động 2: Cách vẽ - GV đặt nhiều mẫu cho HS quan sát và vẽ. - GV hướng dẫn cách vẽ cho hợp lý. - Không lớn quá hoặc bé quá. - Vẽ phác khung hình của chai và đúng trục. - Quan sát mẫu để so sánh tỉ lệ cái phần chính của chai ( cổ, vai, thân ) - Vẽ phác mờ hình cái chai. - Chỉnh sửa cho cân đối ( nét vẽ hình cái chai cần có độ đậm nhạt ) Hoạt động 3: Thực hành - GV chọn vị trí đặt mẫu sao cho phù hợp với HS. - Giới thiệu những bài vẽ đẹp chỉ ra những lỗi điển hình mà nhiều em mắc phải để các em rút ra kinh nghiệm ( lỗi về bố cục, tỉ lệ ) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá + Bài nào giống mẫu hơn ? + Bài nào có bố cục đẹp, và bố cục chưa đẹp ? Dặn dò. Chuẩn bị đủ đồ dùng cho bài học sau Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: 19 tháng 10 năm 2009 Tuần 8 Bài 8. vẽ tranh: Vẽ chân dung I. Mục tiêu: - HS tập quan sát, nhận xét về đặc điểm khuôn mặt người. - Biết cách vẽ chân dung theo ý thích. - Vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè. II. Chuẩn bị: GV: Sưu tầm một số tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi. - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ. - Một số bài vẽ chân dung của HS các lớp trước. HS: Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. Bút chì, tảy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: GV: Mỗi người đều có một khuôn mặt với một đặc điểm riêng: Khuôn mặt tròn, trái xoan, vuông, dài...mắt, to, nhỏ, lông mày đen, đậm. Có kiểu tóc ngắn, có kiểu tóc dài, tóc búi, tóc xoan... - Các em h•y quan sát hoặc nhớ lại những khuôn mặt của người thân đó vẽ thành bức tranh. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh dung. - GV giới thiệu và gợi ý HS nhận xét 1 số tranh chân dung của các hoạ sĩ và của các thiếu nhi. - Các bức tranh này vẽ khuôn mặt, vẽ nửa người hay toàn thân ? ( Chủ yếu vẽ khuôn mặt người là chủ yếu, thể hiện được những đặc điểm riêng của hình được vẽ ) - Tranh chân dung vẽ những gì ? ( hình dáng, khuôn mặt, các chi tiết, mắt mũi, miệng, tóc, tai...) - Ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ những gì nữa ? ( cổ, vai, thân ) - Màu sắc của toàn bộ bức tranh, của các chi tiết ? - Nét mặt người trong tranh như thế nào ? ( già, trẻ, vui, buồn, hiền hậu, tươi cười, hóm hỉnh, trầm tư... ) Hoạt động 2: Cách vẽ : GT hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ : hoặc vẽ lên bảng để HS nhìn thấy: + Vẽ khuôn mặt chính diện hoặc nghiêng. + Vẽ hình khuôn mặt trước : Tóc, cổ, vai... + Vẽ màu ở các bộ phận lớn trước ( Khuôn mặt, áo, tóc nền xung quanh ) + Sau đó vẽ màu các chi tiết ( mắt, mũi, tóc, tai...) Hoạt động 3: Thực hành: - Gợi ý HS vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: GV chọn một số bài vẽ đẹp và hướng dẫn HS nhận xét. - Khen ngợi những HS hoàn thành tốt bài vẽ ở lớp và gợi ý cho HS chưa vẽ xong về nhà làm tiếp. Dặn dò: Quan sát nhận xét đặc điểm nét mặt của những nguời xung quanh. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: 26 tháng 9 năm 2009 Tuần 9 Bài 9. Vẽ trang trí: Vẽ màu vào hình có sẵn I. Mục tiêu: - HS hiểu biết hơn về cách sử dụng màu và thể loại tranh đề tài. - Vẽ được màu vào hình có sẵn theo cảm nhận riêng. - Hiểu biết thêm về tranh đề tài. II. Chuẩn bị: GV: Sưu tầm một số tranh có màu đẹp của thiếu nhi vẽ về đề tài lễ hội. - Một số bài của HS các năm trước. HS : Vở, màu, bút. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: GT bài: Trong những dịp lễ tết, nhân dân ta thường tổ chức các hình thức vui chơi như : múa hát, đánh trống, đấu vật, thi cờ tướng...múa rồng là một loại hoạt động trong những ngày vui đó. Cảnh múa rồng thường diễn ra ở sân đình, đường phố... Bạn Quang Trung đ• vẽ về cảnh múa rồng. - Bài tập này các em vẽ màu theo ý thích vào tranh nét múa rồng của bạn Quang Trung sao cho màu rực rỡ, thể hiện không khí ngày hội, phù hợp với nội dung của tranh. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét - GV giới thiệu hình ảnh các ngày lễ hội và gợi ý để HS thấy được quang cảnh không khí vui tươi, nhộn nhịp được thể hiện trong tranh. * GT tranh múa rồng : + Cảnh múa rồng có thể diễn ra ban ngày hoặc ban đêm. + Màu sắc cảnh vật ban ngày, ban đêm khác nhau. - Cảnh vật ban ngày rõ ràng, tươi sáng. - Cảnh vật ban đêm dưới ánh đèn, ánh lửa thì màu sắc càng huyền ảo lung linh. Hoạt động 2: Cách vẽ màu GV: Hướng dẫn cho HS cách vẽ màu. - Tìm màu hình con rồng, người, cây... - Tìm màu nền. - Các màu cạnh nhau cần được lựa chọn hài hoà, có đậm, có nhạt. Hoạt động 3 : Thực hành: Quan sát HS làm bài, khuyến khích HS theo cách cảm nhận của tuổi thơ. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Gợi ý HS nhận xét. Chọn những bài vẽ màu đẹp đẹp theo ý mình. - Bổ sung và xếp loại các bài vẽ. Dặn dò: Thường xuyên quan sát màu sắc của cảnh vật xung quanh. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docMI THUAT 3 SOAN KIDEP T79.doc
Giáo án liên quan