I. Mục tiêu :
- HS các cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông.
- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị :
GV : Chuẩn bị một số đồ vật hình vuông có trang trí như khăn vuông, gạch hoa.
- Một số bài trang trí của HS các năm trước.
HS : Giấy vở, màu, tẩy
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Tuần 19-21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Bài 19 : Trang trí hình vuông
I. Mục tiêu :
- HS các cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông.
- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị :
GV : Chuẩn bị một số đồ vật hình vuông có trang trí như khăn vuông, gạch hoa...
- Một số bài trang trí của HS các năm trước.
HS : Giấy vở, màu, tẩy
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
GT bài :
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
GV cho HS xem một số bài trang trí để HS thấy được có nhiều cách trang trí qua sắp xếp hoạ tiết và vẽ màu.
- Hoạ tiết lớn thường ở giữa ( làm rõ trọng tâm ).
- Hoạ tiết nhỏ ở bốn góc và xung quanh.
- Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cung một màu, cung độ đậm nhạt.
Hoạt đông2: Cách trang trí hình vuông
- GV có thể vẽ lên bảng để hướng dẫn cách trang trí hình vuông.
+ Vẽ hình vuông
+ Kẻ các đường trục.
+ Vẽ hình mảng.
+ Vẽ hoạ tiết co phù hợp với các mảng : hình vuông, hình tròn
Hoạt động 3: Thực hành
- GV hướng dẫn HS.
- Vẽ các đường trục.
- Vẽ hoạ tiết phù hợp.
- Không dùng quá nhiều màu.
Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá
- Gv chọn một số bài đẹp, gợi ý để HS nhận xét và xếp loại.
- HS tự tìm ra bài vẽ mà mình thích.
Dặn dò
Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cho bài học sau
Rút kinh nghiệm:
Tuần 20
Bài 20 : Đề tài ngày Tết hoặc lễ hội
I. Mục tiêu :
- HS biết tìm, chọn nội dung đề tài về ngày Tết hoặc lễ hội dân tộc của quê hương.
- Vẽ được tranh ngày Tết hoặc lễ hội ở quê hương.
- HS thêm yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị :
GV : Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết và lễ hội.
- Một số tranh của HS các năm trước.
HS : Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội.
Bút chì, tẩy, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
GV giới thiệu tranh ảnh để HS nhận xét :
+ Không khí của ngày Tết, lễ hội ( tưng bừng, náo nhiệt )
+ Ngày Tết và lễ hội ở mỗi vùng thường có các hoạt động: rước lễ, các trò chơi...
+ Trang trí trong ngày Tết, lễ hội rất đẹp ( cờ hoa, quần áo nhiều màu rực rỡ, tươi vui )
Yêu cầu HS kể về ngày Tết và lễ hội ở quê mình.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- GV gợi ý: HS tìm chọn nội dung ngày lễ hội như xem chợ hoa, xem hội làng. các trò chơi như đấu vật, múa rồng, múa sư tử, bơi thuyền...
- Giúp HS tìm thêm các hình ảnh phụ như : Sân đình, quảng trường, đường làng, bờ sông, công viên hoặc đường phố...
- Đặt câu hỏi cho HS vẽ tranh :
+ Vẽ về hoạt động gì ? Trong đó hình ảnh nào là chính, phụ ?
+ Trong tranh sử dụng màu nào là phù hợp :
Hoạt động 3: thực hành
- Nội dung đề tài
- Vẽ màu có sắc độ đậm, nhạt
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
Dặn dò :
Về nhà các em tiếp tục hoàn thành bức tranh trên
Rút kinh nghiệm:
Tuần 21
Bài 21 : Thường thức mĩ thuật
Tìm hiểu về tượng
I. Mục tiêu:
- HS bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc (giới hạn ở các loại tuợng tròn)
- Có thói quen quan sát, nhận xét các pho tượng thường gặp
II. Chuẩn bị:
GV:chuẩn bị một vài pho tượng thạch cao
- ảnh các tác phẩm điêu khắc nỗi tiếng của vn và thế giới.
HS:giấy ,vở vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GT bài: GV giới thiệu ảnh hoặc số tượng đã chuẩn bị và gợi ý cho HS quan sát nhận biết :
+ Tượng có nhiều trong đời sống xã hội ( ở chùa, ở các công trìng kiến trúc, công viên, bảo tàng )
+ Tượng làm đẹp thêm cuộc sống.
+ Tượng khác với tranh: Tượng được tạc, đúc bằng đất, đá, thạch cao, xi măng. có thể nhìn thấy các mặt xung quanh. Tượng thường chỉ có một màu ( trừ tượng Phật ở chùa để thờ cùng và một số tượng dan gian )
- Yêu cầu HS kể một vài tượng mà em biết.
- Em có nhận xét gì về các loại tượng đó ?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng
Trên cở sở trả lời của HS GV tóm tắt:
- các pho tượng này đang trưng bày tại viện bảo tàng mĩ thuật hoặc ở trong chùa.
- Yêu cầu quan sát vở vẽ 3.
+ Hãy kể tên các pho tượng .
+hãy kể tên chất liệu của pho tượng (đá ,gỗ ,thạch cao .)
-GV bổ sung ý kiến của HS và nhấn mạnh .
+Tượng rất phong phú về kiểu dáng.
+Tượng thường đặt ở những nơi tôn nghiêm .
+Tượng thường đặt ở công viên .
Tượng cổ thường không có tên tác giả.
+Tượng mói có tên tác giả .
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá :
GV nhận xét tiết học của lớp :động viên khen ngợi các hs phát biểu ý kiến.
Dặn dò:
-Quan sát các pho tượng thường gặp .
- Nếu có điều kiện mua một vài bước tượng thạch cao trang trí góc học tập .
- Trang trí góc học tập
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- MI THUAT 3 SOAN KIDEP T1921.doc