I. Mục tiêu:
- HS biết cách trang trí cái bát.
Trang trí được cái bát theo ý thích
II.Chuẩn bị:
- GV:chuẩn bị một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau .
- Một cái bát không có trang trí để so sánh .
- Một số bài của HS năm trước.
- Hình minh hoạ để hướng dẫn cách vẽ.
HS: bút, chì màu .
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Tuần 13-15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày dạy: 23 tháng 11 năm 2009
Bài 13 : Trang trí cái bát
I. Mục tiêu:
- HS biết cách trang trí cái bát.
Trang trí được cái bát theo ý thích
II.Chuẩn bị:
- GV:chuẩn bị một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau .
- Một cái bát không có trang trí để so sánh .
- Một số bài của HS năm trước.
- Hình minh hoạ để hướng dẫn cách vẽ.
HS: bút, chì màu .
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
GT : GV lựa chọn cách GT cho phù hợp.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu một số cái bát, gợi ý HS nhận biết :
+ Hình dáng các loại bát.
+ Các bộ phận của cái bát ( miệng, thân và đáy bát )
+ Cách trang trí trên bát ( hoạt tiết, màu sắc, cách sắp xếp hoạt tiết )
- HS tìm ra cái bát đẹp theo ý thích.
Hoạt động 2: Trang trí cái bát
- GV giới thiệu hình minh hoạ để HS nhận ra cách trang trí.
+ Sắp xếp hoạ tiết: sử dụng đường diềm hay trang trí đối xứng, trang trí không đồng đều...
+ Tìm và vẽ hoạ tiết ( có thể vẽ đường diềm ở miệng bát, giữa thân bát hay ở dưới thân bát )- Vẽ màu: màu thân bát, màu hoạ tiết.
Hoạt động 3: Thực hành
- HS làm bài như đ• hướng dẫn.
- GV gợi ý HS :
+ Chọn cách trang trí.
+ Vẽ trang trí.
+ Vẽ màu.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
HS tự giới thiệu bài vẽ của mình.
Gợi ý HS nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp ( cách sắp xếp hoạ tiết, cách vẽ màu )
- GV tóm tắt các nhận xét và xếp loại bài vẽ, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
Dặn dò :
Về nhà vẽ tiếp 1 số cái bát
Rút kinh nghiệm:
Tuần 14 Ngày dạy: 30 tháng 11 năm 2009
Bài 14 : Vẽ con vật quen thuộc
I. Mục tiêu :
- HS tập quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ và vẽ được con vật.
- HS yêu mến con vật.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị một số tranh ảnh về các con vật.
- Tranh vẽ một số con vật của HS.
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
HS : ảnh một vài con vật.
Giấy, vở, bút. chì, màu.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
GT bài:
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét :
GV giới thiệu một số hình ảnh để HS nhận biết :
+ Tên các con vật ( mèo, trâu, bò )
+ Hình dáng bên ngoài và các bộ phận ? ( đầu, mình, chân, đuôi... )
+ Sự khác nhau của các con vật.
- HS tả lại đặc điểm đặc điểm một vài con vật ( hình dáng, các bộ phận chính, màu )
Hoạt động 2: Cách vẽ con vật
- GV giới thiệu hình minh hoạ hoặc vẽ lên bảng để HS nhận ra cách vẽ.
+ Vẽ hình chính trước: đầu, mình
+ Vẽ các bộ phận sau: tai, chân, đuôi.
- GV vẽ phác các dáng hoạt động con vật: đi, đứng, chạy...
- Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
- HS vẽ con vật và vẽ theo trí nhớ.
- Vẽ vừa phải trang giấy: Không lớn cũng không bé quá.
- Gợi ý HS vẽ thêm một số hình ảnh khác cho sinh động như: Con thỏ có thể vẽ thêm củ cà rốt, con mèo nằm cạnh quả bóng.
- HS vẽ màu có đậm, có nhạt.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV sắp xếp và giới thiệu bài vẽ các con vật theo từng nhóm.
- HS nhận xét về hình dáng, đặc điểm, màu sắc con vật thể hiện trong các tranh.
Dặn dò :
Rút kinh nghiệm:
Tuần 15 Ngày dạy: 7 tháng 12 năm 2009
Bài 15 : Nặn con vật
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra đặc điểm của con vật.
- Biết cách nặn và tạo dáng cho con vật theo ý thích
- Yêu quý các con vật.
II. Chuẩn bị:
GV: Sưu tầm tranh ảnh của các bài tập nặn các con vật.
- Hình minh hoạ để hướng dẫn cách nặn.
- Đất nặn hoặc giấy màu.
HS: Đất nặn hoặc giấy màu.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu :
GT bài:
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- GV giới thiệu tranh ảnh hoặc các bài tập nặn để HS nhận biết :
+ Tên con vật.
+ Các bộ phận của con vật ( đầu, mình, chân )
+ Đặc điểm của con vật.
- Yêu cầu HS chọn con vật để nặn.
Hoạt động 2: Cách nặn một con vật
- GV dùng đất để hướng dẫn :
+ Nặn bộ phận chính trước, đầu, mình.
+ Nặn các bộ phận khác sau : chân, đuôi, vòi, tai...
+ Ghép dính thành con vật.
+ GV hướng dẫn HS cách nặn tạo dáng con vật đi, đứng, quay đầu lại.
- Có thể nặn con vật một màu hay nhiều màu.
- Sau khi ghép các bộ phận cần quan sát, điều chỉnh cho hợp với dáng con vật thêm sinh động.
Hoạt động 3: Thực hành:
- HS có thể nặn một hoặc hai con vật theo cách của mình ( nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại hoặc nặn con vật từ một thỏi đất )
- HS có thể nặn theo nhóm, nặn các con vật khác nhau và một vài chi tiết khác có liên quan người, cây, núi...
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- HS trình bày bài tập theo nhóm và sắp xếp theo từng đề tài ( vườn thú động vật... )
Các nhóm nhận xét đánh giá bài tập: hình, dáng, đặc điểm của con vật
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- MI THUAT 3 SOAN KIDEP T1315.doc