Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Trường TH Bảo Sơn 2- Lục Nam – Bắc Giang

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ về đề tài "Môi trường". HS khá giỏi nắm được tên tác giả, chất liệu của tranh.

2. Kĩ năng: HS TB, yếu nhận biết được hình vẽ và màu sắc của tranh. HS khá giỏi biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc, bố cục của tranh và nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh.

3. Thái độ: GD HS có ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường, thấy được lợi ích của môi trường xanh - sạch - đẹp.

II- CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh vẽ về đề tài "môi trường" và tranh về các đề tài khác (6 tranh cho 6 nhóm) SGK, SGV.

2. Học sinh: Vở tập vẽ, đồ dùng, tranh sưu tầm.

 

doc40 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Trường TH Bảo Sơn 2- Lục Nam – Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu một số dáng các con vật khác nhau. ? Các con vật đang làm gì? - Nhận xét. *KL: Các dáng con vật ất phong phú. Nó thay đổi dáng phụ thuộc vào các hoạt động của con vật như: đi, đứng, ngồi nằm, chạy,… - Giới thiệu hình ảnh một số bài nặn các con vật. ?Em hãy nêu tên các con vật trên? ? Em thấy màu sắc của các bài nặn con vật này có giống với các con vật ngoài thực không? ? Em thích nặn con vật nào nhất? vì sao? - Vậy cách nặn con vật như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu cách nặn các con vật. 2- HĐ2 Cách vẽ các con vật: - Nêu các bước vẽ và nặn mẫu: + Bước1: Chọn con vật và dáng con vật sẽ vẽ. + Bước 2: Vẽ các bộ phận chính như: đầu, mình, chân, đuôi,… + Bước 3: Thêm các chi tiết phụ như: mắt, mũi, miệng,… + Bước 4: Vẽ thêm các hình ảnh phụ như cây cối,.. để tạo thành đề tài mà mình thích như: Gia đình nhà vật, vườn bách thú,… - Giới thiệu một số bài vẽ của học sinh năm trước. - Bài bạn vẽ những con vật gì? em thích bài nào nhất? vì sao? - GV nhận xét và định hướng cho HS cách làm bài. 3- HĐ3 Thực hành: - Nêu yêu cầu của bài tập: Vẽ các con vật quen thuộc theo theo đề tài tự chọn. - Cho HS thực hành theo nhóm. - GV theo dõi, động viên các em hoàn thành tốt bài vẽ của mình. 4- HĐ4 Đánh giá, nhận xét: - Cho các nhóm trưng bày sản phẩm. - Gọi HS nêu ý tưởng và ý nghĩa của bài vẽ. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét, rút kinh nghiệm chung, tuyên dương những HS hoàn thành tốt bài tập và động viên những HS chưa hoàn thành xong. - Củng cố, liên hệ thực tế. - Nhận xét tiết học. * Bài tập về nhà: - Quan sát các con vật 1' 2' 4' 4' 18' 4' 1' - HS mở đồ dùng trước mặt. - Các nhóm lần lượt đố nhau tiếng kêu của các con vật. - Chú ý lắng nghe. - Quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Con gà, con trâu, con voi, con mèo, con thỏ,… - Con voi có ngà, vòi dài, con thỏ có tai to và dài, … - Con thỏ có màu trắng, con trâu màu đen, con bò màu vàng, … - Gồm có 5 phần: Đầu, cổ, mình, chân, (cánh) và đuôi. - Q uan sát tranh. - Quan sát tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Con voi đang đi, con trâu đứng, con bò đang ăn cỏ, con mèo ngồi, chạy, con thỏ đang ăn cỏ, … - Chú ý lắng nghe. - Quan sát hình ảnh. - Voi, công, gà, vịt, trâu. - Màu sắc không giống. - HS trả lời theo ý thích. - Học sinh quan sát và nhận xét. - Chú ý lắng nghe. - HS thực hành vẽ. -HS trình bày bài vẽ của mình. - Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau. - Chú ý lắng nghe. - ảnh con mèo, con trâu, con voi,… 122 - Hình ảnh một số con vật. - Các dáng của các con vật. - Bài vẽ các con vật. - Hình minh hoạ các bước vẽ. - Bài vẽ của HS năm trước Một số con vật quen thuộc Tuần 27 Thứ năm, ngày 27 tháng 03 năm 2008 Mĩ thuật Bài 27: Vẽ theo mẫu lọ hoa và quả I - Mục tiêu: - HSTB, yếu nhận biết được hình dáng của cái lọ hoa và quả. HS khá, giỏi nhận biết đặc điểm và cấu tạo của cái lọ hoa và quả. Biết cách vẽ hình cái lọ hoa và quả. - Học sinh TB, yếu vẽ hình cái lọ hoa và quả đơn giản. HS khá, giỏi vẽ được hình gần giống mẫu và vẽ màu. - Giúp HS ham mê học vẽ, có thói quen quan sát mọi đồ vật xung quanh. II - Chuẩn bị: 1 - GV: Mẫu một số kiểu lọ hoa và mẫu quả khác nhau, hình HD vẽ và bài vẽ của HS năm trước. Một số tranh tĩnh vật của hoạ sĩ và thiếu nhi. 2 - HS: Vở tập vẽ và đồ dùng. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu. * HĐKĐ (2'): Kiểm tra vở vẽ và đồ dùng. 1 - Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4') - GV giới thiệu trực quan và hỏi: + Cái lọ hoa và quả có dạng hình gì ? + Nêu các phần chính của cái lọ hoa ? + Em hãy tìm vị trí của lọ hoa và quả ? + Màu sắc của chúng như thế nào ? Độ đậm nhạt ở mẫu ? - HS trả lời, GV nhận xét, bổ xung. - Giáo viên giới thiệu một số mẫu lọ hoa và quả có hình dáng khác nhau. 2 - Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ (4') - GV hướng dẫn và vẽ minh hoạ: +Ước lượng vẽ khung hình của lọ và quả + Quan sát mẫu và tìm tỉ lệ của từng vật mẫu + Nhìn mẫu và vẽ phác hình cái lọ hoa và quả + Sửa lại hình và vẽ chi tiết cho giống mẫu. Chọn vẽ màu giống như mẫu hoặc vẽ đậm nhạt bằng chì đen. 3 - Hoạt động 3: Thực hành (20') - GV chia nhóm để chọn mẫu hoặc vẽ mẫu chung cả lớp. - Hs vẽ bài vào vở, giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh cách vẽ hình, nhất là những học sinh yếu. 4 - Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4') - GV hướng dẫn học sinh nhận xét các bài vẽ đẹp hoặc chưa đẹp, HS tự xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng của mình. - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những em có bài vẽ đẹp. * Dặn dò (1'): + Quan sát đặc điểm và hình dáng, màu sắc của lọ hoa và quả. Tuần 28 Thứ năm, ngày 03 tháng 04 năm 2008 Mĩ thuật Bài 28: Vẽ trang trí Vẽ màu vào hình có sẵn I - Mục tiêu: - HSTB, yếu nêu được nội dung của tranh. HS khá giỏi nêu được hình ảnh chính, phụ của tranh. Nắm được cách vẽ màu vào hình có sẵn. - HSTB, yếu biết chọn màu cho h/ả chính, phụ. HS khá giỏi biết sử dụng gam màu phù hợp với nội dung của đề tài. - Thấy được vẻ đẹp của tranh trí và biết vận dụng vào cuộc sống. II- Chuẩn bị: 1- GV: Tranh vẽ đề tài tĩnh vật, phóng to hình vẽ trong SGK, bài vẽ của HS năm trước. 2- HS: Vở vẽ và đồ dùng học vẽ. III- Các HĐ dạy - học chủ yếu: * HĐ khởi động (1'): KT đồ dùng học vẽ và GTB. 1- HĐ1 Quan sát, nhận xét (4'): - GV giới thiệu tranh, ảnh tĩnh vật, tranh trong bộ ĐDDH để HS thấy được sự phong phú của tranh tĩnh vật. - GT tranh nét đã phóng to trong SGK để HS quan sát, thảo luận nhóm: + Trong hình vẽ sẵn vẽ những gì? ( lọ, hoa) + Tên hoa đó là gì? đâu là h/ả chính? đâu là h/ả phụ? + Tên hoa đó là gì? + Theo em sẽ vẽ những màu gì cho bức tranh? - Đại diện các nhóm trả lời, GV cùng học sinh nhận xét, bổ sung. 2- HĐ2 Cách vẽ màu (4'): - GV Hướng dẫn: + Chọn màu cho h/ả chính, h/ả phụ. + Vẽ màu vào h/ả chính và h/ả phụ và vẽ màu nền. Vẽ màu ở xung quanh hình trước, ở giữa sau. Thay đổi nét vẽ ngang dọc cho bài vẽ sinh động... + Hoàn thiện bài vẽ. - Giới thiệu một số bài vẽ của HS năm trước để HS tham khảo. 3- HĐ3 Thực hành (20'): - HS vẽ màu vào tranh, GV theo dõi và động viên HS hoàn thành tốt bài vẽ. 4- HĐ4 Nhận xét, đánh giá (4'): - Nhận xét và rút kinh nghiệm một số bài vẽ cho HS. + Cách vẽ màu ntn? + Theo em bài vẽ nào đẹp, bài nào chưa đẹp? - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Dặn dò (1'): Sưu tầm tranh, ảnh lọ hoa. Quan sát lọ hoa. Tuần 29 Thứ năm, ngày 10 tháng 04 năm 2008 Mĩ thuật Bài 29: Vẽ ranh Tĩnh vật (Lọ và hoa) I - Mục tiêu: - HSTB, yếu nhận biết được tranh tĩnh vật. HS khá, giỏi nhận biết tranh tĩnh vật và đặc điểm của tranh tĩnh vật. Biết cách vẽ tranh tĩnh vật. - Học sinh TB, yếu vẽ tranh tĩnh vật đơn giản. HS khá, giỏi vẽ được tranh tĩnh vật đẹp và vẽ màu. - Giúp HS ham mê học vẽ, có thói quen quan sát mọi đồ vật xung quanh. II - Chuẩn bị: 1 - GV: Một số tranh tĩnh vật và tranh khác, hình HD vẽ và bài vẽ của HS năm trước. Một số tranh tĩnh vật của hoạ sĩ và thiếu nhi. Mẫu vẽ. 2 - HS: Vở tập vẽ và đồ dùng. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu. * HĐKĐ (2'): Kiểm tra vở vẽ và đồ dùng. 1 - Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4') - GV giới thiệu tranh tĩnh vật và các tranh khác và hỏi: + Em hãy nêu tên của các bức tranh? Chúng giống hay khác nhau ? + Nêu các hình ảnh có trong tranh ? Vì sao lại gọi là tranh tĩnh vật ? + Bức tranh vẽ gì? Màu sắc của chúng như thế nào ? - HS trả lời, GV nhận xét, bổ xung. - GV GT một số tranh tĩnh vật khác nhau để HS thấy được sự phong phú của chúng. 2 - Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ (4') - GV hướng dẫn và vẽ minh hoạ: - Cách vẽ hình: +Ước lượng vẽ phác hình vừa với khung hình có sẵn + Vẽ lọ và hoa, quả... - Cách vẽ màu: + Nhìn mẫu hoặc nhớ lại màu của lọ, hoa để vẽ; + Vẽ màu lọ, hoa theo ý thích, có đậm có nhạt; + Vẽ màu nền cho bức tranh sinh động hơn. - GV GT một số bài vẽ của HS năm trước hoặc tranh tĩnh vật cho HS tham khảo. 3 - Hoạt động 3: Thực hành (20') - HS vẽ bài vào vở, giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh cách vẽ hình, nhất là những học sinh yếu. 4 - Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4') - GV hướng dẫn học sinh nhận xét các bài vẽ đẹp hoặc chưa đẹp về: + Bố cục( hình vẽ vừa với phần giấy) + Hình vẽ lọ, hoa có rõ đặc điểm không. Màu sắc trong sáng, có đậm nhạt... - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những em có bài vẽ đẹp. * Dặn dò (1'): + Quan sát đặc điểm và hình dáng, màu sắc của lọ hoa và quả. Tuần 30 Thứ năm, ngày 17 tháng 04 năm 2008 Mĩ thuật Bài 30: Vẽ theo mẫu Cái ấm pha trà I - Mục tiêu: - HSTB, yếu nhận biết được hình dáng và các bộ phận của cái ấm pha trà. HS khá giỏi nhận biết và nêu được sự khác nhau của chúng, nắm được cách vẽ cái ấm pha trà theo mẫu. - HSTB, yếu vẽ được một ấm pha trà đơn giản theo mẫu. HS khá giỏi vẽ được ấm pha trà theo mẫu và trình bày bố cục hợp lý. - Có ý thức giữ gìn đồ dùng gia đình. II- Chuẩn bị: 1- GV: Một số mẫu ấm pha trà khác nhau, bài vẽ của HS năm trước. 2- HS: Vở vẽ, đồ dùng học vẽ. III- các HĐ dạy - học chủ yếu: * HĐ khởi động (1’): KT đồ dùng và GTB. 1- HĐ1 Quan sát, nhận xét (4’): - GV giới thiệu mẫu các ấm pha trà, cho HS quan sát và thảo luận nhóm đôi: + Em thấy các ấm pha trà có những điểm gì giống nhau? + Chúng có những điểm gì khác nhau? + Cái ấm pha trà có cấu tạo gồm mấy phần? Là những phần nào? + Vị trí ngồi của em nhìn thấy những phần nào của mẫu? Mẫu nằm trong khung hình gì? - HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung. 2- HĐ2 Cách vẽ lá cây(4’): - GV giới thiệu cách vẽ và vẽ mẫu. + Xác định khung hình chung của mẫu + Kẻ trục đối xứng, xác định tỉ lệ của trừng bộ phận: miệng, thân, quai, vòi... + Vẽ phác hình dáng chung của mẫu + Nhìn mẫu và sửa lại cho hoàn chỉnh + Chọn hình trang trí cho đẹp và vẽ màu.(có thể vẽ TT và màu theo mẫu hoặc theo ý thích) - GT một số bài vẽ của HS năm trước. - Cho HS nhận xét và tham khảo. 3- HĐ3 Nhận xét, đánh giá (4’): - Nhận xét, đánh giá một số bài vẽ của HS và rút kinh nghiệm bài sau. - Nhận xét tiết học. * Dặn dò (2’): Sưu tầm tranh về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Một số kiểu ấm pha trà khác nhau và bài vẽ của HS

File đính kèm:

  • docGiao an MT3.doc