I. MỤC TIÊU:
- HS tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi , của hoạ sĩ.
- Hiểu nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài Môi trường .
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
- HSKG: Chỉ ra được các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.
II. CHUẨN BỊ:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Sưu tầm tranh về môi trường
47 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Nguyễn Công Đức Năm học 2009 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an sát, nhận xét.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, quan sát theo nhóm.
- Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
+ Âm pha trà có nhiều kiểu dáng và trang trí khác nhau.
+ Các bộ phận của nó: nắp, thân, vòi, tay cầm
+ Tỉ lệ của ấm
+ Đường nét ở thân, vòi, tay cầm
+ Các họa tiết trang trí và màu sắc.
Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV vẽ phác lên bảng đồng thời chỉ ra ở bảng để HS hiểu rõ cách vẽ.
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang của cái ấm
+ Vẽ khung hình vừa với tờ giấy.
+ Tìm tỷ lệ của từng bộ phận
+ Vẽ nét chính trước.
+ Nhìn mẫu điều chỉnh hình.
- Cách vẽ bố cục vừa với phần giấy
+ Các em dùng họa tiết để trang trí.
+ Các em vẽ màu theo ý thích.
+ Tô màu kín cả nền.
- Cả lớp quan sát một số bài có bố cục khác nhau.
- Bố cục của các bài này, bài nào có bố cục hợp lý?
Hoạt động 3: Thực hành
-Yêu cầu HS làm bài theo hướng dẫn.
- GV quan sát nhắc nhở học sinh:
+ Quan sát mẫu để vẽ khung hình, tìm tỷ lệ các bộ phận.
+ Vẽ rõ đặc điểm của mẫu.
+ Vẽ mẫu đúng với vị trí ngồi của mình.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- HS treo bài lên bảng, GV và HS cùng nhận xét.
+ Hình vẽ so với mẫu
+ Màu sắc
- HS tìm bài đẹp theo ý thích.
Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ 3, ngày tháng 4 năm 2009
Mĩ thuật
BàI 31 : Vẽ tranh : Đề tài các con vật
I. Mục tiêu :
- Nhận biết được hình dáng đặc điểm và màu sắc một số con vật quen thuộc
- Biết cách vẽ các con vật, vẽ được tranh con vật và vẽ màu theo ý thích
- HSKG: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II. Chuẩn bị :
- Sưu tầm tranh ảnh một số con vật
- Một vài tranh dân gian : Đông hồ ,gà mái ,lợn ăn cây ráy …
- Bài HS năm trước
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu .
Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài
- GV treo tranh các con vật để HS quan sát
- Trong tranh vẽ con gì ?
- Con vật đó có dáng như thế nào ?
- Em hãy tả lại đặc điểm của các con vật, màu sắc con vật đó ?
- Yêu cầu HS chọn con vật định vẽ
- Sau khi HS trả lời GV bổ sung thêm
Hoạt động 2 : Cách vẽ -
- GV hướng dẩn HS vẽ trực tiếp lên bảng
- Khi vẽ con vật ta nên vẽ bộ phận nào trớc ?
- Sau đó ta vẽ bộ phận nào nữa ?
- Khi vẽ mình và đầu rồi ta vẽ thêm chân , đuôi và dùng các nét vẽ cong để cho con vật mềm mại hơn . tiếp theo ta vẽ thêm các bộ phận còn lại
- Để bức tranh thêm sinh động thì các em nên vẽ thêm các hình ảnh xung quanh như : ngôi nhà , cây cối , ông mặt trời .
- Sau khi HS vẽ xong con vật GV hướng dẫn các em tô màu theo qui trình .
- Cho HS xem các bài vẽ đẹp của năm trớc .
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV nhắc HS làm bài
- GV quan sát và gợi ý cho HS cách vẽ hình, vẽ màu
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu một số bài HS đã hoàn thành và tổ chức để các em nhận xét
+ Các con vật được vẽ như thế nào?
+ Màu sắc của các con vật và cảnh vật ở tranh?
- HS tự liên hệ với tranh của mình và tìm ra vẻ đẹp theo cảm nhận riêng.
Dặn dò: Quan sát hình dáng của người thân và bạn bè
Chuẩn bị đất nặn, bảng nặn và giấy màu
Thứ 3, ngày tháng 4 năm 2009
Mỹ thuật:
Bài 32. Tập nặn tạo dáng tự do
Nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người đơn giản.
I. Mục tiêu
- Nhận biết hình dáng của người đang hoạt động.
- Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người.
- Nặn hoăc vẽ hình dáng người đang hoạt động
- HSKG: Hình nặn hoặc xé dán cân đối, tạo được dáng hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Tranh, ảnh về các dáng khác nhau của con ngời.
- Đất nặn, giấy màu, hồ dán.
- Vỡ tập vẽ
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV hớng dẫn HS xem tranh, ảnh và gợi ý HS nhận xét:
+ Các nhân vật đang làm gì? (HS trả lời)
+ Động tác của từng người như thế nào? (HS trả lời)
- GV có thể gọi HS làm mẫu một vài dáng đi, chạy, nhảy, đá bóng... để các em thấy được các tư thế của con người khi hoạt động
Hoạt động 2: Cách nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng ngời
* Cách nặn: HS tự chọn hai dáng ngời đang hoạt động để tập nặn.
+ Có thể thực hiện một trong hai cách sau:
+ Năn từng bô phận tao thành hình ngời(thân ngời, hai tay, hai chân).Chỉnh sửa các bộ phận, chi tiết cho hoàn chỉnh rồi tạo dáng
+ Nặn từ một thỏi đất thành hình dáng ngời theo ý muốn
* Cách xé dán: HS tự chọn hai dáng ngời đang hoạt động để xé dán
+ Chọn màu giấy cho các bộ phận: đầu, mình.... và các hình ảnh khác
+ Xé hình các bộ phận( tỷ lệ vừa với phần giấy nền)
+ Xé các hình ảnh khác
+ Sắp xếp hình đã xé dán lên giấy nền, điều chỉnh cho phù hợp với các dáng hoạt động
+ Dán hình không để xê dịch hình như đã xếp
* Cách vẽ : Vẽ từng bước như đã hướng dẫn ở các bài vẽ tranh
Hoạt động 3: Thực hành
- HS nặn hoặc vẽ, xé dán hai dáng ngời theo cách đã hớng dẫn
- GV quan sát và gợi ý giup các em hoàn thành bài tập
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV thu một số bài tập nặn hoặc vẽ, xé dán gọi ý để HS quan sát, nhận xét
+ Hình dáng người đang làm gì?
+ HS mô tã dáng người ở bài tập theo cách nghĩ của mình và xếp loại
- GV kết luận nhận xét chung tiết học
Dặn dò: Sưu tầm tranh, ảnh của thiếu nhi để chuẩn bị cho bài học sau.
Thứ 3, ngày tháng năm 2009
Mĩ thuật
BàI 33 Thường thức mỹ thuật.
xem tranh thiếu nhi thế giới.
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung các bức tranh,
- Có cảm nhận vẻ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc.
- HSKG: Chỉ ra các hình ảnhvà màu sắc trên tranh em yêu thích.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ở vở tập vẽ.
- Một vài bức tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới có cùng đề tài..
- Sưu tầm tranh ảnh của thiếu nhi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu tranh để HS biết đợc tên tranh, tên tác giả.
+ Tranh Mẹ tôi của Xvét-ta Ba-la-nô-va, 8 tuổi (Ca-dắc-xtan)
+ Tranh Cùng giã gạo của Xa-ran-giu The-pxong-Krao, 9 tuổi (Thái Lan).
Hoạt động 1: Xem tranh.
* Tranh Mẹ tôi của Xvét-ta Ba-la-nô-va.
- GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi :
+ Trong tranh có những hình ảnh gì?
+ Hình ảnh nào đợc vẽ nổi bật nhất ? (mẹ và em bé).
+ Tình cảm của mẹ đối với em bé biểu hiện như thế nào?
(Mẹ vòng tay ôn em bé vào lòng, thể hiện sự chăm sóc, trìu mến…)
+ Tranh vẽ cảnh diễn tả ở đâu ?
(Trong phòng, mẹ ngồi trên chiếc ghế sa lông, gằng sau là tấm rèm đẹp, phía trên là chiếc bàn nhỏ với bình hoa, bên cạnh là quả bóng…).
+ Các hình ảnh trong tranh được Xvét-ta Ba-la-nô-va vẽ bằng những màu sắc nào ? (Mẹ ngồi trên chiếc ghế màu đỏ, nét mặt vui tơi, hồng hào, môi đỏ, mái tóc nâu đậm được chải gọn gàng có đính một chiếc nơ màu xanh. Mẹ mặc chiếc váy dài có những chấm vàng lung linh trên nền xanh đậm. Em bé được ủ ấm trong chiếc khăn màu xanh nhạt…_
+ Em có nhận xét gì về cách vẽ tranh của bạn Xvét-ta Ba-la-nô-va ?
(Hình vẽ ngộ nghĩnh, các mảng màu tơi tắn, đơn giản, đã tạo cho tranh khoẻ khoắn, rõ nội dung. Đây là bức tranh đẹp.)
- Trong khi gợi ý HS tìm hiểu nội dung tranh GV lồng vào kể một số câu chuyện hoặc câu thơ, bài hát về mẹ.
- GV đất nước Ca-dắc-xtan: Nằm ở vùng Trung á, có khí hậu lạnh về mùa đông, nóng khô về mùa hè.
* Tranh Cùng giã gạo của Xa-ran-giu The-pxong-Krao, 9 tuổi
- GV cho HS xem tranh và nêu câu hỏi gợi ý HS tìm hiểu tranh.
+ Tranh vẽ cảnh gì ? (Cảnh giã gạo).
+ Trong tranh có mấy người ? Hình dáng của từng người trong tranh ?
+ Ngoài hình dáng người giã gạo còn có những gì ? Nhà, sân nhà, dòng sông…
+ Những người giã gạo dáng có giống nhau không ?
(Một người một dáng, nười giơ chày lên cao, người hạ chày xuống cối…)
+ Trong tranh hình ảnh nào là hình ảnh chính ? (Những người giã gạo)
+ Em hãy nêu cảm nghĩ của em về bức tranh.
- GV: Muốn thưởng thức đợc vẻ đẹp của những bức tranh, cần tìm hiểu kỹ nội dung đề tài vẽ gì, hình ảnh, màu sắc trong tranh nh thế nào. Đồng thời tự nêu ra những câu hỏi có liên quan đến nội dung tranh rồi nhận xét theo ý mình.
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu và tìm ra những ý hay trong tranh.
Dặn dò:
- Sưu tầm các tranh của thiếu nhi.
- Quan sát cây cối, trời
Tuần 34
vẽ tranh đề tài mùa hè
I. Mục tiêu: - HS hiểu được nội dung đề tài mùa hè.
- Biết cách vẽ tranh đề tài mùa hè.
- Vẽ được tranh và vẽ màu theo ý thích.
- HSKG: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II. Chuẩn bị:
GV: - Một số tranh ảnh về đề tài mùa hè
- Tranh vẽ về mùa hè của HS các lớp trước
- Hình gợi ý cách vẽ tranh
HS: - Sưu tầm tranh ảnh về đề tài mùa hè
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bàiHĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
GV giới thiệu tranh và gợi ý HS
? Tiết trời mùa hè như thế nào ?
? Cảnh vật ở mùa hè thường có những màu sắc nào ?
? Con vật nào kêu báo hiệu mùa hè đến ? (Con ve)
? Cây nào chỉ nở hoa về mùa hè ? (Cây phượng)
? Những hoạt động vui chơi nào thường diễn ra vào mùa hè ?
Thả diều, tắm biển, đi tham quan, sinh hoạt hè, ôn bài tập ...
? Mùa hè em đã đi nghỉ mát ở đâu ?
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ tranh
GV gợi ý HS
+ Nhớ lại những hoạt động tiêu biểu về mùa hè để vẽ.
? Có nhiều người tham gia không ?
? Những hoạt động cụ thể nào ?
+ Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to, rõ để nêu bật nội dung
+ Vẽ hình ảnh phụ sau
+ Vẽ màu theo ý thích làm nổi cảnh sắc mùa hè
HĐ3: Thực hành:
GV khuyến khích HS mạnh dạn thể hiện
HS làm bài GV theo dõi
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét
+ Nội dung tranh
+ Các hình ảnh được sắp xếp ở trong tranh
+ Màu sắc trong tranh
Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
Dặn dò: Vẽ tranh đề tài tự do.
Thứ 6 ngày 9 tháng 5 năm 2008
Mĩ thuật (K3)
Bài ôn (T34): Vẽ tự do
vẽ một bức tranh mà em yêu thích
I – mục tiêu:
- HS quan sát được một số bài
- Biết cách vẽ được bức tranh đẹp
II – chuẩn bị:
GV: - Tranh thể loại khác nhau.
- Bài vẽ HS năm trước
HS: Vở ô li, giấy A4, màu
III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Chấm bài
Giới thiệu bài
HĐ1: Quan sát, nhận xét
GV treo tranh và đặt câu hỏi
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ
GV vẽ bảng
HĐ3: Thực hành
HS làm bài GV theo dõi
File đính kèm:
- bai 28.doc