A. Mục tiêu:
- HS biết cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình đường diềm.
- Thấy được vẻ đẹp của trang trí đường diềm.
B. Đồ dùng - Dạy học:
1. Giáo viên: - Các đồ vật có trang trí đường diềm: Khăn, áo.
- Một vài đường diềm đã trang trí.
2. Học sinh:
- Vở tập vẽ 3
- Màu vẽ, ch ì, tẩy.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Bài 2 Trường Tiểu học Nam Cao - KX - TB, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Vẽ trang trí
Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm
A. Mục tiêu:
- HS biết cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình đường diềm.
- Thấy được vẻ đẹp của trang trí đường diềm.
B. Đồ dùng - Dạy học:
1. Giáo viên: - Các đồ vật có trang trí đường diềm: Khăn, áo.
- Một vài đường diềm đã trang trí.
2. Học sinh:
- Vở tập vẽ 3
- Màu vẽ, ch ì, tẩy.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Giáo viên
* Kiểm tra đồ dùng
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Giáo viên nhận xét sau KT
*Giới thiệu bài: Kể các đồ vật có dạng đường diềm?
1) Quan sát, nhận xét;
GT tranh , HD học sinh quan sát nhận xét.
- Đưa ra 1 đồ vật có đường diềm cho học sinh quan sát
- Em có nhận xét gì trong các đồ vật này.
- Xem tranh: So sánh tranh hình 1, hình 2.
So sánh hình A, hình B?
- Các hoạ tiết trong diềm được vẽ rất cân đối, đều và đẹp.
Đường diềm được trang trí như thế nào?
( Đường diềm được trang trí kéo dài gồm nhiều hình vuông ghép lại.
Quan sát hình vẽ trong vở tập vẽ?
Hình vẽ như thế nào?
2. Cách vẽ:
HD học sinh vẽ tiếp hoạ tiết.
- Treo 1 hình lên bảng
- Đường diềm trong vở có những hoạ tiết gì- Các hình sắp xếp như thế nào?
GV thực hiện: Phạm Văn Bằng - Trường Tiểu học Nam Cao - KX - TB
-Màu nền và hình vẽ như thế nào?
Có hai đường diềm trong vở, em hãy vẽ theo hai cách khác nhau.
3. Thực hành:
- Yêu cầu học sinh vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm ở vở tập vẽ.
- GV theo dõi và uốn nắn thêm HS cách chọn màu, vẽ màu.
- Nhắc nhở học sinh không nên dùng quá nhiều màu không vẽ màu ra ngoài.
4. Nhận xét, đánh giá:
GV cùng HS chọn bài đẹp, chưa đẹp cùng lớp nhận xét
GV chốt, bổ xung, chấm điểm tuyên dương bài, động viên, khích lệ HS.
- Chọn một số bài vẽ đúng, đẹp cho học sinh nhận xét.
- Yêu cầu học sinh tìm ra bài vẽ đẹp.
- Nhận xét chung giờ học.
5. Dặn dò:
* Tìm quan sát cách trang trí ở một vài đồ vật có dạng đường diềm.
* Qua bài học, em có thể tự trang trí cho mình một vài đồ vật như quyển vở, sách, khăn tay...
Học sinh
- Học sinh để đồ dùng lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
* Các đồ vật có dạng đường diềm: khăn trải bàn, tấm thảm, viên gạch lát nền...
- HS quan sát mẫu và nhận xét
- Các hoạ tiết trong đường diềm được vẽ rất cân đối.
Học sinh quan sát
+ Hình 1: Hoạ tiết vẽ chưa cân đối
+ Hình 2: Hoạ tiết vẽ đều và đẹp
Hình A: hoạ tiết đều nhau.
Hình B: Hoạ tiết xen kẽ.
- Các hoạ tiết sắp xếp cân đối ở giữa đường diềm là hoạ tiết chính.
Trang trí đường diềm có rất nhiều cách, màu sắc vô cùng phong phú.
Quan sát đường diềm trong vở tập vẽ.
Đường diềm được trang trí bằng các bông hoa trang trí gọi là hoạ tiết.
Các hoạ tiết trong đường diềm được sắp xếp theo 2 cách: lặp đi lặp lại hoặc đều nhau.
- Vẽ tiếp các hoạ tiết còn lại, có thể sáng tạo thêm các hoạ tiết khác.
- Các hoạ tiết giống nhau nên vẽ cùng màu.
- Vẽ màu xung quanh hình trước, vẽ màu ở giữa hình sau.
Vẽ màu ở 4 cánh hoa trước, vẽ màu đều, không chờm ra ngoài hình vẽ. Có hai đường diềm ta chọn 1 trong 2 cách để trang trí.
- Học sinh thực hành theo hướng dẫn
Dùng 3-4 màu vẽ vào hoạ tiết trong đường diềm.
Ưu tiên màu cho hoạ tiết chính nổi bật hơn.
Cách nhận xét bài vẽ :
Màu sắc đẹp, có đậm,nhạt, tươi sáng.
Cách thể hiện gọn sạch.
HS tự chọn bài phân loại theo nhóm .
Các nhóm nhận xét bài của nhau.
Tìm bài đẹp nhất nhóm. Tìm bài đẹp nhất lớp. Nêu rõ lý do.
- Chơi trò chơi: Thi vẽ thêm hoạ tiết vào đường diềm trên bảng, GV hướng dẫn.
GV thực hiện: Phạm Văn Bằng - Trường Tiểu học Nam Cao - KX - TB
GV thực hiện: Phạm Văn Bằng - Trường Tiểu học Nam Cao - KX - TB
File đính kèm:
- Ba 2 ve trang tri ve tiep hoa tiet va ve mau vao duong diem.doc