Giáo án Mĩ thuật Lớp 2C Tuần 22

I. MỤC TIÊU

- Học sinh nhận biết đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí.

- Biết cách trang trí đường diềm đơn giản.

- Trang trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích.

II. CHUẨN BỊ

· GIÁO VIÊN

- Chuẩn bị một số đồ vật (hoặc ảnh) có trang trí đường diềm: giấy khen, dĩa, khăn, áo.

- Hình mình họa cách vẽ đường diềm.

- Một số đường diềm của học sinh.

· HỌC SINH

- Dụng cụ học vẽ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 2C Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Ngày dạy ……/……/2008 Tiết 22 TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM MỤC TIÊU Học sinh nhận biết đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí. Biết cách trang trí đường diềm đơn giản. Trang trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích. CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN Chuẩn bị một số đồ vật (hoặc ảnh) có trang trí đường diềm: giấy khen, dĩa, khăn, áo. Hình mình họa cách vẽ đường diềm. Một số đường diềm của học sinh. HỌC SINH Dụng cụ học vẽ. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Giới thiệu. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. Giáo viên giới thiệu một vài đồ vật hoặc ảnh có trang trí đường diềm cho học sinh quan sát, nhận xét để học sinh nhận ra: + Đường diềm dùng để trang trí cho nhiều đồ vật. + Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp. Giáo viên gợi ý học sinh tìm thêm các đồ vật có trang trí đường diềm. (cổ áo, tà áo, dĩa). Giáo viên chỉ ra ở ĐDDH và một số đồ vật để học sinh thấy được sự phong phú của đường diềm (giấy khen, lọ hoa). + Họa tiết ở đường diềm thường là hình hoa, lá, chim, thú… và được sắp xếp nối tiếp nhau. + Màu sắc phong phú. Hoạt động 2: Cách trang trí đường diềm. Giáo viên giới thiệu hình hướng dẫn để các em nhận ra cách trang trí đường diềm. + Có nhiều họa tiết dùng để trang trí đường diềm: hình tròn, hình vuông, hình chiếc lá, hình bông hoa… + Họa tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau. + Họa tiết được sắp xếp nhắc lại hoặc xen kẽ nối tiếp. Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra cách vẽ hình chiếc lá, bông hoa ở ĐDDH. Giáo viên tóm tắt: muốn trang trí đường diềm đẹp cần kẻ hai đường thẳng bằng nhau và cách đều nhau (song song) sau đó chia các khoảng (ô) đều nhau để vẽ họa tiết. Giáo viên chỉ ra cách vẽ màu ở đường diềm. + Màu ở đường diềm: vẽ theo ý thích, có đậm có nhạt. + Họa tiết giống nhau vẽ cùng một màu và cùng độ đậm nhạt. + Màu ở họa tiết cần khác màu ở đường diềm. Hoạt động 3: Thực hành: Giáo viên cho học sinh xem một số bài trang trí đường diềm để học sinh nhận biết: + Các hình vẽ. + Cách vẽ màu. + Vẻ đẹp phong phú của đường diềm. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài. Giáo viên gợi ý học sinh tìm ra cách vẽ hình có thể: + Vẽ một họa tiết sau đó vẽ tiếp (nhắc lại) kéo dài. + Vẽ xen kẽ hai họa tiết hoặ ngược lại với nhau. Giáo viên gợi ý học sinh vẽ màu. + Vẽ màu theo ý thích, đậm nhạt. + Vẽ màu đều, không vẽ ra ngoài hình vẽ. Học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá: Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài vẽ về. + Vẽ hình. + Vẽ màu. + Học sinh tự xếp loại bài đẹp. Giáo viên tóm tắt và chỉ ra cho học sinh thấy. + Bài vẽ đẹp. + Bài chưa đẹp, vì sao. Dặn dò học sinh: tìm đường diềm trang trí ở các đồ vật. Sưu tầm tranh ảnh về mẹ và cô giáo.

File đính kèm:

  • docdfasjhawpoiufjkasdfiuya (2).doc
Giáo án liên quan