I. Mụcđích yêu cầu :
- Đọc trôi chảy lưu loát bức thư của Bác hồ : Đọc đúng các từ ngữ tựu trường, sung sướng, siêng năng.
- Hiểu các từ ngữ trong bài , hiểu nội dung của bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học , nghe thầy , yêu bạn
- Học thuộc đoạn :Sau 80 năm công học tập của các em ( Trả lời được câu hỏi 1,2,3)
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc sgk
- Bảng phụ viết đoạn thư hs cần học thuộc lòng
42 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 2A chuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
________
TUầN 2
Ngày soạn : Thứ
Ngày giảng: Thứ
Tiết 1: Chào cờ:
___________________________________
Tiết 2: Tập đọc: Nghìn năm văn hiến
A. Mục đích yêu cầu
1. Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: tiến sĩ, Thiên Quang, cổ kính...
Đọc trôi chảy ược toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng theo từng cột, từng dòng phù hợp với văn bản thống kê. Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm trân trọng , tự hào.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu 1 số từ khó trong bài: văn hiến, văn miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích,...
- Hiểu nội dung bài Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
3. HS có niềm tự hào về dân tộc mình
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn hs luyện đọc
C. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi hs đọc bài Quang cảnh ngày mùa và trả lời câu hỏi sgk
3. Dạy bài mới :
a, Giới thiệu bài : Bài đọc Nghìn năm văn hiến sẽ đưa các em đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám , một đia danh nổi tiếng của thủ đô Hà Nội …
b, Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc :
- Gọi 1 HS khá đọc mẫu toàn bài
- Cho hs quan sát ảnh Văn Miếu
+ Bài chia làm mấy đoạn ?
- Cho hs nối tiếp nhau đọc đoạn
- Cho hs luyện đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bài
* Tìm hiểu bài :
- Cho HS đọc thầm đoạn 1:
+ Đến thăm Văn Miếu khách nước ngoài ngạc nhiên điều gì ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2:
? Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
? Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
? Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?
+ Bài văn này giúp em hiểu điều gì ?
*Luyện đọc diễn cảm :
- Gọi hs nối tiếp đọc lại bài
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn đầu
- Cho hs nhận xét và bình những hs đọc diễn cảm hay .
4. Củng cố dặn dò :
- Cho hs nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- Dặn VN đọc bài nhều lần , chuẩn bị bài sau
- Hát – Kiểm tra sĩ số
2 em đọc bài
HS theo dõi sgk và đọc thầm
Quan sát tranh Văn Miếu
+ 3 đoạn
Đoạn 1 : Từ đầu …. Cụ thể như sau
Đoạn 2 : Tiếp …bảng thống kê
Đoạn 3 : Phần còn lại
- HS nối tiếp đọc đoạn 2-> 3 lượt kết hợp luyện phát âm và giải nghĩa từ mục chú giải : Văn hiến , Văn Miếu , Quốc Tử Giám , tiến sĩ , chứng tích
- HS luyện đọc theo cặp
- 1-2 hs đọc cả bài
1. Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời
* HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi .
+ ….Ngạc nhiên khi biết năm 1075 nước ta đã mở khoa tiến sĩ . Ngót mười thế kỉ tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919 , các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi , lấy đã gần 3000 tiến sĩ .
2. Chứng tích về 1 nền văn hiến lâu đời ở Việt Nam
* HS đọc thầm bảng thống kê
+ Triều đai tổ chức nhiều khoa thi nhất : Triều Lê - 104 khoa thi
+ Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất : Triều Lê : 1780 tiến sĩ .
+ Người VN đã có truyền thống coi trong đạo học / VN là một đất nước có một nền Văn hiến lâu đời …
- Bài văn nói lên Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Văn miếu- Quốc Tử Giám là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta
- 3 em nối tiếp đọc và nêu cách đọc diễn cảm
HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm
Thi đọc diễn cảm trước lớp : 2-3 em
Tiết 3. Toán ( Tiết 6) Luyện tập
I. Mục tiêu .
Giúp hs củng cố về :
Viết các phân số thập phân trên 1 đoạn của tia số .
Chuyển 1 phân số thành phân số thập phân
Giải bài toán về tìm giá trị 1 phân số của số cho trước .
Giáo dục HS có ý thức trong học tập
II. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi hs lên bảng chũa bài tập 4 c, d
Nhận xét cho điểm
3. Dạy bài mới :
a, Giới thiệu bài : Luyện tập
b, Hướng dẫn hs giải bài tập
Bài 1 : Gọi hs đọc yêu cầu bài tập
Cho 1 em lên bảng điền
- Chữa bài cho học sinh đọc lần lượt các phân số từ đến và nêu đó là các phân số thập phân .
Bài 2 : Gọi hs đọc yêu cầu của bài
- Cho hs nêu cách chuyển phân số thành phân số thập phân .
Nhận xét chữa bài
Bài 3: Viết các phân số sau thành phân số thập phân có mẫu số là 100
Bài 4: Điền dấu > ,< ,=
- Cho học sinh nhận xét chữa bài.
Bài 5: Đọc bài toán
- Học sinh nêu tóm tắt
- 1 em lên giải , dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét chữa bài.
4. Củng cố dặn dò:
- Củng cố nội dung bài: Thế nào là phân số thập phân?
- Nhận xét tiết học
Giao bài tập về nhà
Hát
- 2 hs lên bảng
c,
d,
Hs nêu y/c của bài 2 em
Cho hs làm vào vở . 2 hs lên bẳng chữa
HS đọc yêu cầu của bài
HS viết vào vở. 2em lên bảng chữa
Bài 4: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài.
;
;
Bài 5:
- Đọc đầu bài SGK(9)
- Học sinh nêu tóm tắt
Bài giải
Số học sinh giỏi toán của lớp đó là:
30 x (học sinh)
Số học sinh giỏi tiếng việt là:
30 x (học sinh)
Đáp số: 9 học sinh giỏi toán
6 học sinh giỏi tiếng việt.
Tiết 4: Lịch sử : Nguyễn Trường Tộ
mong muốn canh tân đất nước.
A. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào!
B. Đồ dùng dạy học:
Hình trong SGK
C. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ;
Gọi học sinh nêu ND của bài “ Bình Tây đại Nguyên soái” Trương Định
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước . - GV giới thiệu bối cảnh nước ta nửa sau thế kỷ XIX
- Một số người có tinh thần yêu nước muốn làm cho đất nước giàu mạnh để tránh hoạ xâm lăng trong đó có Nguyễn Trường Tộ.
- Trong bài này các em cần nắm:
+ Đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
+ Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không vì sao ?
+ Cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ .
b. Giảng bài:
* Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
+Năm sinh năm mất của Nguyễn Trường Tộ?
+ Quê quán của ông?
+ trong cuộc đời của mình ông đã được đi đâu và tìm hiểu những gì?
+ Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà khỏi bị tình trạng lúc bấy giờ?
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
+ Theo em tại sao TDP có thể dễ dàng xâm lược nước ta?
+ Theo em, tình hình đất nước nêu trên đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi bị lạc hậu?
* Hoạt động 3: Cá nhân
+ Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
+ Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị của Nguyễn trường Tộ? Vì sao?
+ Việc vua quan nhà Nguyễn phản đối đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ cho thấy họ là người như thế nào?
4. Củng cố dặn dò:
- Củng cố nội dung bài:
+ Nhân dân ta đánh giá thé nào về con người và những đề nghịầcnh tân đất nước của NTT?
- Nhận xét tiết học
- Hát
1. Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ
- 1830- 1871
- Làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An .
- ông được sang Pháp
- Trong những năm ở Pháp ông đã chú ý quan sát tìm hiểu sự văn minh giàu có của nước pháp, Ông suy nghĩ rằng phải thực hiện canh tân đất nước thì nước ta mới thoát khỏi đói nghèo và mới trở
thành nước mạnh được
2. Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của Thực dân Pháp.
+ Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ TDP .
+ Kinh tế đát nước nghèo nàn lạc hậu.
+ Đất nước không đủ sức để tự lập , tự cường...
+ Nước ta cần đổi mới để đủ sức tự lập, tự cường.
3. Những đề nghi canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước
+ Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế.
+ Xây dựng quân đội hùng mạnh.
+ Mở trường dạy cách sử dụng máy móc, đóng tàu, đúc súng...
+ Triều đình không thực hiện các đề nghị của Nguyễn Trường Tộ. Vua Tự Dức bảo thủ cho rằng những phưpng pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.
+ Họ là người bảo thủ.
+ Họ là người lạc hậu, không hiểu gì về thế giới bên ngoài quốc gia...
+ ND ta tỏ lòng kính trọng ông, coi ông là người hiểu biết sâu rộng, có lòng yêu nước...
Tiết 5:Thể dục :
Đội hình đội ngũ – Trò chơi “ Chạy tiếp sức”
A. Mục tiêu
- Ôn tập củng cố kỹ thuật động tác đội hình đội ngũ: cách chào , báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học….
- Yêu cầu báo cáo mạch lạc , tập hợp hàng nhanh, quay đúng hướng thanh thạo .
- Trò chơi: “ Chạy tiếp sức” Yêu cầu chơi đúng luật , trật tự, nhanh nhẹn hào hứng khi chơi.
B. Địa điểm phương tiện :
- Trên sân trường dọn vệ sinh nơi sân tập
- Chuẩn bị 1còi, 2 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi
C. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Thời gian
Phương pháp tổ chức
I. Phần mở đầu: (6- 10’)
- Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
II. Phần cơ bản :
1. Đội hình đội ngũ
- Ôn cách chào báo cáo, cách xin phép ra vào lớp tập hợp hàng dọc, hàng ngang… quay phải trái , đằng sau.
- GV quan sát nhận xét sửa chữa những sai sót.
- Thi đua tập hợp nhanh giữa các tổ.
2. Trò chơi vận động
- Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức”
- GV nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi, quy định chơi.
6’ – 10’
18’ – 22’
8’- 10’
- Lần 1 , 2 do GV điều khiển.
- Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển 3, 4 lần.
- Cán sự lớp điều khiển 2 lần.
Tiết 4. Kỹ thuật:
Đính khuy hai lỗ
A. Mục tiêu:
Học sinh cần phải:
- Biết cách đính khuy 2 lỗ
- Đính được khuy 2 lỗ đúng quy định kỹ thuật
- Rèn luyện tính cẩn thận.
B. Đồ dùng dạy học :
- 2 , 3 chiều khuy 2 lỗ
- Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm
- Chỉ khâu , kim khâu, phấn gạch , kéo
C. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
3. Dạy bài mới
a. Hoạt động 3: HS thực hành
- Gọi HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ
- GV nhắc lại 1 số điểm cần lưu ý.
- GVkiểm tra lại kết quả thực hành ở tiết 1 và sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu dính khuy 2 lỗ của học sinh.
- GV nêu yêu cầu thực hành: mỗi HS đính 2 khuy. Hướng dẫn HS đọc yêu cầu đạt của sản phẩm, ở cuối bài để các em thực hiện cho đúng.
- HS thực hiện đính khuy theo nhóm để các em trao đổi học hỏi giúp đỡ lẫn nhau.
- Quan sát uốn nắn những HS thực hiện chưa đúng.
4. Củng cố dặn dò: (3’)
- Củng cố nội dung bài
- Về nhà chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho bài sau.
- Hát
- KT sự chuẩn bị của HS
- Gọi 1, 2 em nhắc lại.
- Nghe phổ biến nội dung , yêu cầu của bài để thực hiện.
- Thực hành trên vải theo nhóm
File đính kèm:
- mi thuat 2.doc