I . MỤC TIÊU
- Về kiến thức: HS biết cách trang trí đường diềm đơn giản
- Về kỹ năng: - Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
- Về thái độ : - Thấy được vẻ đẹp của đường diềm
I .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.- Giáo viên:
- Một tranh vẽ cá màu không tạo sắc độ đậm nhạt, một tranh vẽ cá màu có độ đậm nhạt. - Một số bài vẽ trang trí hình vuông, trang trí đường diềm.
- Hai bảng màu sắc độ của đỏ và đen.
- Phấn màu
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước
2.- Học sinh: - Vở Tập vẽ 2 , thước, bút chì hoặc chì màu hay sáp màu
66 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 Trường Tiểu học Ninh Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm bài. Gợi ý cho các em cách kẻ các đường trục, chọn họa tiết, sắp xếp vào hình vuông sao cho cân đối.
Nhắc các em :
- vẽ họa tiết giống nhau cần vẽ đều nhau.
- vẽ màu không lem ra ngòai, vẽ màu đều.
Hoạt động 4 - Cũng cố , đánh giá
Nhận xét , Bài xem 32
Ngày 21 Tháng 4 Năm 2008
Tuần :32 Bài:32
TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I . MỤC TIÊU
Về kiến thức: bước đầu nhận biết được các thể loại tượng.
Về thái độ : Có ý thức trân trọng, giữ gìn những tác phẩm điêu khắc.
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Giáo viên : - Sưu tầm một số ảnh tượng đài cổ, tượng chân dung .
- Một vài tượng thật để Hs quan sát.
+ Học sinh : - Vở tập vẽ 2.
III .PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan , pháp vấn , luyện tập , gợi mở ….
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY
1 . Oån định
2 . Kiểm tra : Kiểm tra vỡ tập vẽ và đồ dùng học tập
3 . Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hs quan sát
-
Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 Tìm hiểu về tượng
-Yêu cầu hs quan sát ảnh 3 pho tượng trong vở tập vẽ 2. Đặt câu hỏi:
+ Hình đầu tiên là tượng đài về ai? Được làm bằng chất liệu gì? Ai là tác giả?
+ Bức ảnh thứ hai là tượng về ai? Được làm bằng chất liệu gì? Đặt ở đâu? Thời kỳ nào?
+ Aûnh thứ ba là tượng về ai? Được làm bằng chất liệu gì? Ai là tác giả?
Bổ sung ý:
Tượng vua Quang Trung được đặt tại khu gò Đống Đa, Hà Nội.
Tượng phật “Hiếp Tôn Giả” được đặt tại chùa Tây Phương, Hà Tây.
Tượng chị Võ Thị Sáu được đặt tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật, Hà Nội.
Yêu cầu Hs quan sát từng pho tượng, đặt câu hỏi pho tượng 1 Vua Quang Trung đứng trong tư thế như thế nào ?
Khuôn mặt như thế nào ? Mắt nhìn hướng nào? Tay trái làm gì?
Tượng được đặt sát nền đất hay đặt trên bệ?
Tượng vua Quang Trung là tượng đài kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa lịch sử. Vua Quang Trung tượng trưng cho sức mạnh của dân tộc VN chống quân xâm lược nhà Thanh.
Yêu cầu Hs quan sát pho tượng 2, đặt câu hỏi:
Em có cảm nhận gì về hình dáng của pho tượng? Nét mặt?
Hai tay đang làm gì?
Tượng Phật thường có ở chùa, được tạc bằng gỗ – thường là gỗ mít- và được sơn son thiếp vàng. Tượng phật “Hiếp Tôn Giả” là pho tượng cổ đẹp, biểu hiện lòng nhân từ khoan dung của nhà Phật.
Yêu cầu Hs quan sát pho tượng 3, đặt câu hỏi:
Miêu tả tư thế của chi Sáu trong bức tượng đồng của điêu khắc gia Diệp Minh Châu.
Với bàn tay nắm chặt chị Sáu đã biểu hiện lòng kiên quyết, bình tĩnh, hiên ngang của người chiến thắng trước quân thù. Kể qua về chuyện người con gấi đất đỏ.
Hoạt động 2 - Cũng cố , đánh giá
Nhận xét , Bài xem 33;
RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày 28 Tháng 4 Năm 2008
Tuần :33 Bài:33
VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC
I . MỤC TIÊU
Về kiến thức: nhận biết được hình dáng và màu sắc của bình đựng nước.
Về kỹ năng : Tập quan sát, so sánh tỷ lệ của bình.
Về thái độ : Vẽ được cái bình đựng nước.
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Giáo viên : - Một số bình đựng nước có kiểu dáng khác nhau .
- Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ.
- Một vài bài vẽ của HS .
+ Học sinh : - Vở tập vẽ, gôm, bút chì, bút màu
III .PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan , pháp vấn , luyện tập , gợi mở ….
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY
1 . Oån định
2 . Kiểm tra : Kiểm tra vỡ tập vẽ và đồ dùng học tập
3 . Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hs quan sát
Thảo luận nhóm.
Trình bày ý kiến.
- Hs vẽ bài
Thực hành bài vẽ đúng cách GV đã hướng dẫn.
Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 Quan sát , nhận xét
Chia nhóm, thảo luận các câu hỏi gợi ý :
- Bình đựng nước của nhóm em làm bằng chất liệu gì?
- Bình có những bộ phâïn nào ?
- Ở các hướng nhìn bình được nhìn thấy giống hay khác nhau về hình dáng?
Các đại diện nhóm trình bày ý kiến.
=> Tóm ý: Bình đựng đa dạng về kiểu dáng, phong phú về chất liệu. Bình đựng nước gồm có : nắp, miệng, thân, đáy và tay cầm. Do cấu tạo của bình đựng nước có bộ phận tay cầm nên khi nhìn bình theo nhiều hướng khác nhau thì bình cũng sẽ có sự thay đổi khác nhau về hình dáng . Có chỗ ta thấy được tòan bộ tay cầm, nhưng có chỗ ta chỉ nhìn thấy một phần của tay cầm
.Hoạt động 2 Cách vẽ
- Vẽ phác lên bảng một số bình có kích thước khác nhau và đặt câu hỏi:
Hình nào vẽ đúng với mẫu cái bình đựng nước
Phác một vài khung hình và vẽ bình đựng nước vào khung hình ở các vị trí nằm ở góc, ở sát mép tranh, vẽ chính giữa khung hình nhưng vẽ nhỏ …Đặt câu hỏi:
- Chúng ta sẽ vẽ bình đựng nước trong phần giấy quy định như thế nào cho đẹp? Nên vẽ nhỏ hay lớn?
- Quan sát mẫu và ước lượng chiều ngang và chiều cao của cái bình , chúng ta có thể quy bình vào khung hình gì? Chiều ngang so với chiều cao như thế nào ?
Thân bình có cân đối không?
Vậy ta nên vẽ đường gì để vẽ bình được cân đối?
Bình đựng nước có miệng và đáy như thế nào
Vậy thì ta sẽ vẽ phần thân như thế nào ?
Xác định vị trí các bộ phận: nắp, quai, miệng, đáy, tay cầm. Đánh dấu trên khung hình và phác hình bằng nét thẳng mờ.
- Cuối cùng chúng ta nhìn mẫu để vẽ lại cho đúng với bình đựng nước..
Gv cho hs quan sát một số bài vẽ của học sinh năm trước
Hoạt động 3 Thực hành
- Vẽ được cái bình đụng nước gần giống mẫu và vừa với phần giấy quy định.
- Sau khi vẽ xong, các em tự trang trí cho bình thêm đẹp. Có thể sử dụng họa tiết hay đường diềm.
Theo dõi, gợi ý và nhắc Hs vẽ hình như đã hướng dẫn:
-vẽ hình vừa với phần giấy quy định .
-Tìm tỷ lệ các bộ phận cho đúng.
Hoạt động 4 - Cũng cố , đánh giá
Nhận xét , Bài xem 34;
Ngày 5 Tháng 5 Năm 2008
Tuần :34 Bài:34
Đề tài phong cảnh
I . MỤC TIÊU
Về kiến thức: nhận biết được tranh phong cảnh và cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên.
Về kỹ năng : Biết cách vẽ tranh phong cảnh.
Về thái độ : Nhớ lại và vẽ được một bức tranh phong cảnh theo ý thích .
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Giáo viên : - tranh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác : Chân dung, tĩnh vật .
- Ảnh phong cảnh Nha Trang.
- Một vài bài vẽ của HS .
+ Học sinh : - Vở tập vẽ, gôm, bút chì, bút màu.
III .PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan , pháp vấn , luyện tập , gợi mở ….
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY
1 . Oån định
2 . Kiểm tra : Kiểm tra vỡ tập vẽ và đồ dùng học tập
3 . Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hs quan sát
Quan sát và trả lời các câu hỏi của Gv.
Hs vẽ bài
Thực hành bài vẽ đúng cách GV đã hướng dẫn.
Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 Quan sát , nhận xét
Chia nhóm cho các em thảo luận:
- Tranh nào là tranh chân dung? Tranh tĩnh vật? Tranh phong cảnh?
- Đặc điểm nào cho em nhâïn biết là tranh phong cảnh?
Đại diện các nhóm trình bày.
=> Tóm ý: Tranh phong cảnh là tranh vẽ cảnh chính. Con người hay vật chỉ là hình ảnh phụ, tạo cho tranh thêm sinh động.
Dán bảng 1 tranh và 1 ảnh phong cảnh .
- Theo em đâu là tranh phong cảnh? Và đâu là ảnh phong cảnh?
- Vì sao em nhận biết được?
Hoạt động 2 Cách vẽ
- Vẽ lên bảng một số khung hình và gợi ý:
- Em đã thấy những cảnh thiên nhiên nào?
- Trong cảnh thiên nhiên em thích những hình ảnh nào ?
Vẽ
Để vẽ tranh phong cảnh chúng ta cần phải xác định được hình ảnh chính và phụ trong tranh. Hình ảnh chính vẽ trước , vẽ to, rõ vào khỏang giữa phần giấy định vẽ. Hình ảnh phụ vẽ sau, sao cho nổi bật hình ảnh chính.
Khi vẽ màu các em có thể được vẽ màu theo ý thích nhưng phải có đậm,có nhạt. Các vật ở gần thì được vẽ màu rõ và đậm, ở xa thì mờ và nhạt.
Hoạt động 3 Thực hành
gợi ý một vài hình ảnh cụ thể để Hs liên tưởng
Hoạt động 4 - Cũng cố , đánh giá
Nhận xét , Bài xem 30;
RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày 12 Tháng 4 Năm 2008
Tuần :35 Bài:35
TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP
I . MỤC TIÊU
- GV, HS thấy được kết quả giảng dạy, học tập trong năm.
- Học sinh yêu thích môn mỹ thuật.
II/ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
Chọn các bài vẽ đẹp ở các lọai bài. Dán vào giấy roki và trình bày tên bài học theo mỗi phân môn.
Trưng bày các sản phẩm tại phòng học chuyên ngành.
III/ ĐÁNH GIÁ:
- Tổ chức cho Hs xem.
- Tổ chức lấy ý kiến của Hs thông qua phiếu bình chọn bài vẽ đẹp nhất và nhận xét về các bài vẽ yêu thích.
- Tuyên dương và tặng thưởng cho Hs quá trình học tập tốt ở bộ môn Mỹ thuật.
File đính kèm:
- giao an 2.doc