I. MỤC TIÊU - Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt. - Biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ.
- Tạo được ba độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, bài vẽ tranh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt.
- Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt. Phấn màu, bộ DDDH.
2. Học sinh - tập vẽ, giấy vẽ, bút chì, gôm, màu.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 Tiết 1-4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Tiên học lễ, hậu học văn
Thứ hai, ngày 28 tháng 08 năm 2011.
MĨ THUẬT:
VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT.
I. MỤC TIÊU - Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt. - Biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ.
- Tạo được ba độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, bài vẽ tranh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt.
- Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt. Phấn màu, bộ DDDH.
2. Học sinh - tập vẽ, giấy vẽ, bút chì, gôm, màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ.
2.Bài mới.
* Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh quan sát một vật có ánh sáng chiếu vào và cho học sinh nhận xét đậm nhạt. Giáo viên củng cố và vào bài.
*Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- Hưỡng dẫn cho HS quan sát và nhận xét:
- Cho HS xem hình tranh, ảnh, bài trang trí trong vở tập vẽ.
Hỏi HS:
+ Các hình tranh, ảnh trang trí có nhiều độ đậm nhạt hay ít?
- Gọi HS khác nhận xét
- GV treo hình vẽ 3 bông hoa lên bảng cho HS quan sát và hỏi HS:
+ 3 bông hoa có độ đậm nhạt giống hay khác nhau?
+ Nêu sự giống và khác nhau đó?
- GV cho HS khác nhận xét.
- GV củng cố và kết luận: Có 3 sắc độ chính: Đậm, đậm vừa, nhạt.
*Hoạt động 2: Hưỡng dẫn HS cách vẽ đậm, vẽ nhạt.
- GV yêu cầu HS mở vở tập vẽ 2, hình 5 và hỏi:
+ Hình 5 vẽ gì?
+ Các bông hoa đó như thế nào?
+ Các em giờ phải làm gì?
- GV yêu cầu các em chọn 3 màu tự chọn để vẽ: Hoa, nhuỵ, lá. Và mỗi bông hoa có độ đậm nhạt theo thứ tự: Đậm, đậm vừa, nhạt.
- GV hướng dẫn cách vẽ trên bảng:
+ Vẽ đậm: Đưa nét mạnh, đan dày
+ Vẽ nhạt: Đưa nét nhẹ tay hơn, đan thưa.
+ Các em có thể vẽ bàng màu hoạc chì đen.
- Cho HS quan sát 1 số bài của HS năm trước vẽ.
*Hoạt động 3: Hưỡng dẫn HS thực hành.
+ GV quan sát, gợi ý để HS làm bài
+ GV bao quát lớp và theo dõi kịp thời hưỡng dẫn các em vẽ còn yếu, hướng dẫn và nâng cao các em khá, giỏi.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài đạt và chưa đạt để nhận xét.
- GV cho HS nhận xét về các độ đậm, nhạt, màu vẽ và chọn bài mình thích.
- GV nhận xét và tuyên dương những bài vẽ tốt.
- GV kết luận: Qua bài học này các em biết cách vẽ đậm nhạt trong các bài vẽ tranh của mình để bức tranh của mình thêm sinh động và đẹp hơn.
3. Dặn dò:
- Về nhà các em sưu tầm tranh, ảnh trên sách báo và tìm ra chỗ đậm, đậm vừa, nhạt khác nhau. - Sưu tầm tranh thiếu nhi để chuẩn bị bài sau: Xem tranh thiếu nhi.
- Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ.
- Quan sát và nhận xét
- HS xem hình và trả lời:
+ Tranh ảnh có nhiều độ đậm nhạt
- 1 HS nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS trả lời:
+ 3 bông hoa khác nhau về độ đậm nhạt.
- HS trả lời: + Hoa 1: Đậm
+ Hoa 2: Đậm Vừa
+ Hoa 3: Nhạt.
- HS khác nhận xét
- HS làm theo yêu cầu GV
- HS trả lời:
+ Hình 5 vẽ 3 bông hoa giống nhau.
+các bông hoa đó chưa được vẽ màu.
- HS làm theo yêu cầu của GV.
- HS chú ý, lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS theo dõi và tiến hành vẽ hình 5 vào vở tập vẽ.
- HS quan sát nhận xét về các độ đậm, nhạt, màu vẽ và chọn bài mình thích.
- HS lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………
Tuần 2: Học đi đôi với hành
Thứ hai, ngày 06 tháng 9 năm 2011.
MĨ THUẬT - TUẦN 2 - TIẾT 2
XEM TRANH THIẾU NHI.
I. MỤC TIÊU.
- HS quan sát, làm quen với tranh của thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế. - HS biết mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sâc trên tranh. - Bước đầu có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu.
II. CHUẨN BỊ.
* Giáo viên:
- Tranh in trong vở vẽ tập 2.
- Bộ tranh thiếu nhi trong bộ ĐDDH.
- một số tranh của HS năm trước.
* Học sinh:
- Vở tập vẽ, hoặc giấy vẽ. - Bút chì, màu vẽ…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOAT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
* giới thiệu bài: GV giới thiệu một vài bức tranh thiếu nhi Việt Nam đẻ HS nhận biết: Thiếu nhi Việt Nam cũng như thiếu nhi quốc tế rất sthích vẽ tranh và vẽ được những bức tranh đẹp.
* Hoạt động1: Quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu tranh đôi bạn (tranh sáp màu và bút dạ của Phương Liên) và nêu câu hỏi ngắn gọn nhằm giúp cho HS quan sát và tìm câu trả lời.
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Hai bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em hãy kể những màu sắc được sử dụng trong tranh?
+ Em có thích bức tranh này không? Vì sao?
- Gv bổ sung ý kiến trả lời của HS và hệ thống lại nội dung:
+ Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhân vật chính là hai bạn được vẽ ở phần chính giữa bức tranh. Cảnh vật xung quanh là cây, cỏ, bướm và hai chú gàlàm cho bức tranh thêm sinh động hơn.
+ Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.
+ màu sắc trong tranh có màu đậm và nhạt (như: cỏ; cây màu xanh; áo mũ màu vàng cam,..). Tranh của bạn Phương liên, học sinh lớp 2 trường tiểu học Nam Thành Công là bức tranh đẹp, vẽ về đề tài học tập.
- GV giới thiệu qua bức tranh: Hai bạn Han-Sen và Gờ-re-ten: Tranh vẽ hai bạn Han-sen và Gờ- Re-ten đang đi chơi công viên cạnh quầy bánh kem. Tranh sử dụng những màu sắc rực rõ, tươi sáng, ấm áp. Tranh vẽ bằng màu bột của thiếu nhi Cộng hoà Liên Bang Đức.
* Hoạt động 2: nhận xét và đánh giá.
- GV nhận xét:
+ Tinh thần học tập của lớp.
+ Khen ngợi những HS có ý kiến phát biểu.
3. Dặn Dò:
- Sưu tầm tranh và tập nhận xét về nội dung, cách vẽ.
- Quan sát hình dáng, màu sắc lá cây thiên nhiên dể chuẩn bị bài học sau.
- HS ghi tựa bài
- HS quan sat và trả lời câu hỏi:
+ Nhân vật chính là hai bạn được vẽ ở phần chính giữa tranh. Cảnh vật xung quanh là cây, cỏ, bướmvà hai chú gà làm bức tranh them sinh động, hấp dẫn hơn.
+ Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.
+ Màu sắc trong tranh có màu đậm và màu nhạt.(như: cỏ, cây màu xanh; áo, mũ màu vàng cam,…)
+ HS trả lời theo cảm nghĩ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát tranh và lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Tuần 3: có chí thì nên
Thú hai, ngày 12 tháng 09 năm 2011.
MĨ THUẬT- TUẦN 3- TIẾT 3
VẼ LÁ CÂY
I. MỤC TIÊU:
- Hs nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẻ đẹp của một vài loại lá cây.
- Biết cách vẽ lá cây.
- Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích.
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- Tranh, ảnh một vài loại lá cây.
- Một vài loại lá cây thật.
- Một số bài của Hs năm trước vẽ.
- Hình minh hoạ cách vẽ.
*) Học sinh:
- Vở tập vẽ 2.
- Một vài lá thật để làm mẫu vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.BÀI CŨ.
2.BÀI MỚI.
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét:
- Gv giới thiệu tranh, ảnh một vài loại lá cây và đặt câu hỏi:
+ Đây là những lá gì ?
+ Hình dáng và màu sắc của các loại lá cây này như thế nào ?
- Có rất nhiều lá cây với các hình dáng và màu sắc khác nhau
+ Em hãy kể một số loại lá cây khác mà em biết?
:
- Hs quan sát, trả lời :
- Hs trả lời
- Hs kể một số loại cây
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs cách vẽ:
- Quan sát cái lá để ước lượng khung hình chung
Vd: + Lá trầu có hình dáng chung là gì?
- Vẽ hình dáng chung trước
- Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết
- Vẽ màu theo ý thích.
+ Em thích vẽ lá có màu gì?
- Gv vẽ minh hoạ và hướng dẫn:
- Gv cho Hs xem một số bài tham khảo.
- Hình dáng chung của cái lá trầu là hình tam giác.
- Hs trả lời theo ý thích.
- Hs chú ý quan sát.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành.
- Gv bao quát lớp và kịp thời hướng dẫn cho các em còn yếu, hướng dẫn nâng cao cho các em khá giỏi.
- Hs tiến hành vẽ bài.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Gv chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt để nhận xét:
? Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
? Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương.
*
- Hs quan sát, nhận xét về:
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc, độ đậm nhạt.
- Chọn bài mình thích.
3.Dặn dò:
- Quan sát hình dáng và màu sắc một vài loại cây.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh: Đề tài vườn cây.
+ Mang đầy đủ dụng cụ học tập.
HS thực hiện
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 4: Học, học nữa, học mãi.
thứ , ngày tháng năm 2011
MĨ THUẬT- TUẦN 4- TIẾT 4
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY
I- MỤC TIÊU.
- HS nhận biết 1 số loại cây trong vườn.
- HS vẽ được tranh vườn cây và vẽ màu theo ý thích.
- HS yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ cây trồng.
II- THIẾT BỊ DẠY - HỌC.
GV: - Một số tranh ảnh về các loại cây.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Bài vẽ của HS năm trước.
HS: - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu,…
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HOAT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý:
+ Trong tranh, ảnh có những hình ảnh nào ?
+ Cây có những bộ phận nào ?
+ Màu sắc ?
- GV tóm tắt.
- GV y/c HS nêu 1 số loại cây mà em biết ?
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV y/c HS nêu cách vẽ tranh đề tài ?
- GV vẽ minh hoạ và hướng dẫn.
+ Chọn loại cây.
+ Vẽ hình dáng cây.
+ Vẽ thêm 1 số hình ảnh phụ.
+ Vẽ màu theo ý thích.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu y/c vẽ bài.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ vườn cây phù hợp và rõ đặc điểm, vẽ thêmhình ảnh phụ để bài vẽ sinh động, vẽ màu theo ý thích,…
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS khá, giỏi.
* Lưu ý: không dùng thước để kẻ,…
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để nh.xét.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
3.Dặn dò:
- Quan sát hình dáng, đặc điểm các con vật.
- Đưa vở, bút chì, tẩy, màu,…/.
- HS ghi tựa đề.
- HS quan sát và trả lời.
+ Vườn cây dừa, cây cam, cây chuối,…
+ Gồm: thân, cành, vòm lá.
+ HS trả lời theo cảm nhận riêng,…
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS trả lời: vườn cây bưởi, cây khế,…
- HS trả lời.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài. Vẽ hình ảnh sáng tạo, vẽ màu theo ý thích,…
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về bố cục, hình ảnh, màu và chọn ra bài vẽ đẹp nhất,…
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe dặn dò
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- mithuat2.tiet1-4doc.doc