Giáo án Mĩ thuật lớp 1A cả năm

 Bài 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh làm quen tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.

- Tập quan sát mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.

- Yêu mến cái đẹp nghệ thuật.

II. Chuẩn bị:

 + GV: - Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi.

 + HS : - Vở tập vẽ.

 - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Tổ chức: - Hát

2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới: * Giới thiệu bài:

 * Nội dung bài:

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 1A cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan sát tranh. - Làm quen và tiếp xúc với tranh của thiếu nhi. - Học sinh quan sát tranh. - Thảo luận nhóm. - Lần lượt các nhóm trả lời theo câu hỏi gợi ý của giáo viên. - Các nhóm tự đặt tên cho bức tranh của nhóm mình. 4. Dặn dò: - Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh. - Chuẩn bị cho bài sau, bài 31: Vẽ cảnh thiên nhiên. - Nhắc học sinh chuẩn bị bút chì, bút màu cho bài sau. Đó duyệt,ngày 06/04/2009 Tổ trưởng: Trần Thị Nhị ****************************************************************************************** Ngày soạn: 10/04/2009 Ngày giảng:14/04/2009 Lớp : 1A 16/04/2009 1B,1C Bài31: vẽ cảnh thiên nhiên I - Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tập quan sát thiên nhiên. - Vẽ được cảnh thiên nhiên theo ý thích. - Thêm yêu mến quê hương đất nước mình. II - Đồ dùng dạy học: GV: + Tranh, ảnh phong cảnh quê hương đất nước Việt Nam. + Tranh vẽ phong cảnh của thiếu nhi. HS: + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 1. + Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Nội dung bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a) HĐ 1: Giới thiệu cảnh thiên nhiên: - Giới thiệu cảnh thiên nhiên và gợi ý học sinh nhận xét: + Tranh vẽ, ảnh chụp cảnh gì? + Hình ảnh nào rõ nhất trong tranh? + Em hãy kể những hình ảnh có trong tranh? + Trong tranh, ảnh có những màu gì? + Em thích vẽ cảnh nào trong thiên nhiên (cảnh rừng cây, đồng ruộng, đồi núi, sông biển ...). b) HĐ 2: Cách vẽ: - Giáo viên vẽ bảng để hướng dẫn học sinh: + Lựa chọn cảnh mình định vẽ. + Vẽ các hình ảnh cây, nhà, đồi núi, mây trời ... + Vẽ màu theo ý thích. + Tô màu gọn trong hình vẽ, tô kín nền giấy. c) HĐ 3: Thực hành: - Bài tập: Vẽ cảnh thiên nhiên theo ý thích. - Giáo viên bao quát lớp, gợi ý bổ sung kịp thời, giúp các em hoàn thành bài vẽ trên lớp. d) HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên lựa chọn một số bài vẽ gợi ý học sinh tìm ra: + Bài vẽ đẹp + Bài vẽ chưa đẹp - Giáo viên nhận xét bổ sung thêm. - Giáo viên xếp loại - Học sinh quan sát tranh, ảnh về thiên nhiên. - Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng. - Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn. - Nắm được cách vẽ cảnh thiên nhiên ở mức độ đơn giản. - Học sinh làm bài. - Vẽ cảnh thiên nhiên theo cách cảm nhận riêng. - Học sinh quan sát và nhận xét. - Nêu ý kiến về bài vẽ đẹp, chưa đẹp. - Tập xếp loại theo cảm nhận riêng. 4- Dặn dò: - Hoàn thành tiếp bài (nếu chưa xong). - Quan sát quang cảnh nơi ở của mình. Đó duyệt,ngày 13/04/2009 Tổ trưởng: Trần Thị Nhị ****************************************************************************************** Ngày soạn: 17/04/2009 Ngày giảng:21/04/2009 Lớp : 1A 23/04/2009 1B,1C Bài32: vẽ đường diềm trên áo, váy I - Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm (đặc biệt là trang phục của các dân tộc miền núi). - Biết cách vẽ đường diềm trên áo, váy. - Vẽ được đường diềm trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích. II - Đồ dùng dạy học: GV: + Một số đồ vật có trang trí đường diềm. + Một số bài trang trí đường diềm của học sinh năm trước. HS: + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. + Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Nội dung bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a) HĐ 1:Giới thiệu đường diềm: - Giáo viên giới thiệu mẫu áo, váy có trang trí gợi ý học sinh nhận xét: + Đường diềm được hình trang ở vị trí nào trên áo, váy? + Đường diềm được vẽ những hình gì? + Đường diềm có mấy màu? - Giáo viên kết luận: - Có nhiều cách trang trí đường diềm trên áo, váy. Trang trí đường diềm trên áo, váy b) HĐ 2: Hướng dẫn HS cách vẽ đường diềm : - Giáo viên giới thiệu cách vẽ đường diềm: + Chọn vị trí trên áo, váy để vẽ đường diềm. + Vẽ hình (hình chữ nhật). + Chia khoảng (các ô bằng nhau). + Vẽ hoạ tiết (hoạ tiết tự chọn). + Vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên lưu ý học sinh: + Sử dụng ít màu (3 - 4 màu). + Màu nền khác màu hoạ tiết. + Tô màu đều, không tô màu ra ngoài nét vẽ. + Tô màu vào áo, váy hoặc để trắng. c) HĐ 3: Thực hành: - Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi, quan sát học sinh làm bài. - Gợi ý bổ sung, giúp các em hoàn thành bài vẽ. d) HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên lựa chọn một số bài cùng học sinh nhật xét. - Gợi ý học sinh tìm ra bài vẽ đẹp. - Chấm điểm, xếp loại bài vẽ. - Động viên khích lệ học sinh. - Học sinh quan sát mẫu áo, váy. - Nhận xét về đường diềm trên áo, váy theo cách hiểu của mình. - Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn cách trang trí đường diềm. - Học sinh làm bài. - Vẽ trang trí đường diềm trên áo, váy và tô màu. - Học sinh quan sát, nhận xét bài vẽ của bạn - Tìm chọn bài vẽ đẹp theo ý thích. 4- Dặn dò: - Quan sát các loài hoa. - Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau. Đó duyệt,ngày 20/04/2009 Tổ trưởng: Trần Thị Nhị ****************************************************************************************** Ngày soạn: 23/04/2009 Ngày giảng:28/04/2009 Lớp : 1A 30/04/2009 1B,1C Bài33: vẽ tranh bé và hoa I - Mục tiêu: - Nhận biết được đề tài "Bé và hoa". - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người, thiên nhiên. - Vẽ được bức tranh về đề tài "Bé và hoa". II - Đồ dùng dạy học: GV: + Một số tranh đề tài Bé và hoa. + Một vài tranh vẽ về đề tài khác. + Tranh hoặc ảnh về các loài hoa. HS: + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 1. + Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Nội dung bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a) HĐ 1: Giới thiệu đề tài: - Giáo viên giới thiệu một số tranh khác nhau để học sinh quan sát và tự tìm ra tranh đề tài "Bé và hoa". - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét về: + Hình ảnh trong tranh. + Màu sắc. + Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh. - GV bổ sung kiến thức và tóm tắt nội dung. b) HĐ 2: Hướng dẫn HS cách vẽ: + Vẽ hình ảnh em bé là hình ảnh chính của tranh (vẽ to rõ ràng...). + Vẽ hoa, cây, nhà, đồi núi, mặt trời... để bức tranh sinh động hơn. + Vẽ màu theo cảm nhận riêng. c) HĐ 3: Thực hành: - Trong khi học sinh làm bài, giáo viên theo dõi, bao quát lớp, gợi ý hướng dẫn bổ sung, giúp các em hoàn thành bài vẽ. d) HĐ4: Nhận xét, đánh giá: Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ. - Giáo viên gợi ý học sinh tìm ra bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng. - Giáo viên nhận xét chung, củng cố nội dung bài học. - Xếp loại bài vẽ. - Động viên, khích lệ học sinh. - Học sinh so sánh và quan sát nhận ra đề tài "Bé và hoa". - Học sinh nhận xét. + Hình ảnh. + Màu sắc. + Hình ảnh chính, phụ. - Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn cách vẽ. - Học sinh nắm được cách vẽ tranh đề tài "Bé và hoa". - Học sinh tự vẽ được tranh "Bé và hoa" theo cảm nhận riêng. 4- Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ. Đó duyệt,ngày 27/04/2009 Tổ trưởng: Trần Thị Nhị ****************************************************************************************** Ngày soạn: 01/05/2009 Ngày giảng:05/05/2009 Lớp : 1A 07/05/2009 1B,1C Bài34: vẽ tự do I - Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tự chọn được đề tài để vẽ tranh. - Vẽ được tranh theo ý thích. II - Đồ dùng dạy học: GV: + Tranh phong cảnh, chân dung, sinh hoạt... của hoạ sĩ và thiếu nhi. HS: + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ lớp 1. + Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Nội dung bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a) HĐ 1: Quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu tranh vẽ về các dạngđề tài khác nhau của hoạ sĩ, thiếu nhi, gợi ý câu hỏi để học sinh nhận ra: + Tranh phong cảnh. + Tranh sinh hoạt. + Tranh chân dung... - Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét về: + Hình ảnh trong tranh? + Hình ảnh chính là gì? + Hình ảnh phụ có những gì? + Màu sắc trong tranh? + Màu đậm, màu nhạt trong tranh? - Em thích vẽ về đề tài gì? Vì sao? b) HĐ 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ: - Giáo viên lấy ví dụ minh hoạ vẽ bảng để học sinh cùng quan sát: + Lựa chọn đề tài theo ý thích. + Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ theo cảm nhận riêng. + Vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên nhắc học sinh về cách vẽ hình cân đối trong khổ giấy, cách vẽ màu. c) HĐ 3: Thực hành: - Giáo viên dành phần lớn thời gian cho học sinh làm bài. - Trong khi học sinh làm bài, giáo viên bao quát lớp, gợi ý bổ sung giúp học sinh hoàn thành bài vẽ của mình. d) HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh nhật xét một số bài vẽ, tìm ra bài vẽ đẹp. - Giáo viên động viên khích lệ học sinh. - Tuyên dương những học sinh có bài vẽ đẹp. - Học sinh quan sát tranh. - Học sinh tìm ra đề tài tranh vẽ. - Học sinh nhận xét tranh theo các câu hỏi gợi ý của giáo viên. - Tìm ra được đề tài mình yêu thích. 4- Dặn dò: - Chuẩn bị cho tiết sau Tiết 35: Trưng bày kết quả học tập. Đó duyệt,ngày 04/05/2009 Tổ trưởng: Trần Thị Nhị ****************************************************************************************** Ngày soạn: 09/05/2009 Ngày giảng:12/05/2009 Lớp : 1A 14/05/2009 1B,1C Bài 35: trưng bày kết quả học tập I - Mục tiêu: Giúp học sinh: - HS thấy được kết quả học tập trong năm. - Nhà trường tổng kết và thấy được kết quả dạy- học môn Mĩ Thuật. II - Đồ dùng dạy học: GV: + Các thể loại tranh. + Giấy Ao HS: +Các bài vẽ đẹp. III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Nội dung bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a) Hình thức tổ chức: - Chọn bài vẽ đẹp :Vẽ theo đề tài ,vẽ theo mẫu, vẽ trang trí. - Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem. - Dán theo loại bài học. - Có đầu đề b) Đánh giá : - Tổ chức cho HS xem và gợi ý để các em nhận xét các bài vẽ. - Tuyên dương HS có bài vẽ đẹp. - Tổ chức cho HS xem các bài vẽ - Nhận xét bài vẽ của bạn - Học tập cách vẽ tranh

File đính kèm:

  • docGiao an MT 1.doc
Giáo án liên quan