Giáo án Mĩ thuật lớp 1 đến 5 - Tuần 1

Lớp 1: TUẦN 1

Bài 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI

I.Mục tiêu:

- HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi vẽ về các đề tài.

- HS tập quan sát, biết cách mô tả các hình ảnh, màu sắc trong tranh.

- HS có tính tò mò và thích vẽ tranh.

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 1 đến 5 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 1: TUẦN 1 Bài 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I.Mục tiêu: - HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi vẽ về các đề tài. - HS tập quan sát, biết cách mô tả các hình ảnh, màu sắc trong tranh. - HS có tính tò mò và thích vẽ tranh. II. Chuẩn bị: Giáo viên Học sinh - Một số tranh vẽ của thiếu nhi về các đề tài khác nhau. - Sưu tầm tranh thiếu nhi. - Sách tập vẽ Mỹ thuật 1. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Giới thiệu bài: a.HĐ1: Giới thiệu tranh: - Treo một số tranh vui chơi của thiếu nhi và đề tài khác lên bảng. - Gợi ý: + Trong tranh bạn vẽ những gì ? + Tranh vẽ đề tài gì ? + Màu sắc trong tranh như thế nào ? - Củng cố và nêu một số đề tài thiếu nhi vui chơi. b.HĐ2: Hướng dẫn xem tranh:. - Treo tranh in ở SGK. - Gợi ý: + Trong tranh vẽ những hình ảnh gì ? + Các hình ảnh đó diễn ra ở đâu ? + Bức tranh có tên là gì ? + Hình ảnh nào là chính, phụ ? + Trong tranh có những màu nào ? Em thích màu nào nhất ? - Chốt ý: Trong các tranh vẽ, vẽ rất nhiều hoạt động vui chơi của các bạn nhỏ, màu rất đẹp, hình ảnh rất ngộ nghĩnh,... c.HĐ3: Nhận xét, đánh giá: - Nhận xét, tuyên dương các em phát biểu tốt,... * Dặn dò: - Về nhà sưu tầm tranh vẽ của các bạn thiếu nhi. - Chuẩn bị bài sau: “ Vẽ nét thẳng”. - Chuẩn bị đồ dùng học tập - Đọc đề - Quan sát - Nhận xét - Nghe - Xem tranh. - Nhận xét, trả lời - Nhận xét - Nghe - Nghe - Ghi nhớ!. Lớp 2: TUẦN 1 Bài 1: Vẽ trang trí VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT I.Mục tiêu: - HS nhận biết được ba độ đậm, nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt. - Học được nét đậm nhạt trong bài trang trí, vẽ tranh. - Rèn tính hài hoà về tinh thần và cách tranh trí cá nhân. II. Chuẩn bị: Giáo viên Học sinh - Tranh ảnh có trang trí đậm, nhạt. - Hình minh hoạ 3 sắc độ đậm, nhạt. - Vở tập vẽ 2. - Bút chì, tẩy, màu,... III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Giới thiệu bài: - Trong không gian có ánh sáng và bóng tối. Vậy mọi vật đều có cái đậm, nhạt do ánh sáng tạo nên. HĐ1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giới thiệu tranh, ảnh. - Hỏi: Trong tranh hình ảnh nào được vẽ đậm, vẽ nhạt ? - Chốt ý: Trong tranh có độ đậm, nhạt khác nhau rất nhiều. Nhưng có 3 sắc độ chính là đậm, đậm vừa, nhạt. HĐ2: Cách vẽ đậm nhạt: - Giáo viên vẽ lên bảng 3 hình ảnh có màu và gợi ý vẽ đậm nhạt như thế nào ? - Giáo viên hướng dẫn trực tiếp: + Vẽ đậm: Vẽ nét mạnh, đan dày. + Vẽ nhạt: Vẽ nét nhẹ, đưa nét thưa hơn. HĐ3: Thực hành: - Gọi học sinh nhắc lại cách vẽ. - Dán 3 bài tập lên bảng gọi 3 học sinh lên vẽ đậm nhạt. - Gợi ý học sinh dưới lớp làm bài tập ở hình 5 SGK - Dùng bút chì hoặc 3 màu tự chọn vẽ vào hoa, nhị và lá. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - Yêu cầu nhận xét bài tập trên bảng và một số bài ở SGK về cách vẽ đậm, nhạt. - Củng cố, tuyên dương. * Dặn dò: - Sưu tầm tranh thiếu nhi để chuẩn bị bài sau “ xem tranh thiếu nhi”. - Chuẩn bị đồ dùng học tập - Đọc đề. - Xem tranh, quan sát - Nhận xét, trả lời - Nghe - Quan sát - Nghe - Gọi 2 học sinh - 3 học sinh lên bảng - Học sinh dưới lớp thực hành - Nhận xét - Ghi nhớ! Lớp 3: TUẦN 1 Bài 1: Thường thức mỹ thuật XEM TRANH THIẾU NHI (Đề tài môi trường) I.Mục tiêu: - Giúp học sinh tiếp xúc, làm quen với thể loại tranh đề tài thiếu nhi, hoạ sĩ về môi trường. - HS biết cách mô tả, nhận xet hình ảnh, màu sắc trong tranh. - HS ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: Giáo viên Học sinh - Một số tranh thiếu nhi về các đề tài khác. - Tranh của hoạ sĩ vẽ về môi trường. - Sưu tầm tranh, ảnh về môi trường. - Giấy vẽ. - Bút chì, tẩy, màu,... III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1. Ổn định: 2. Giới thiệu bài: a.HĐ1: Hướng dẫn quan sát, nhận xet: - Giáo viên cho xem tranh các đề tài khác nhau. - Hỏi:+ Hãy cho biết các tranh trên vẽ gì ? màu sắc như thế nào ? + Cho biết tranh nào vẽ đề tài môi trường ? - Chốt ý: Do các em có những ý thức bảo vệ môi trường nên đã vẽ được những bức tranh đẹp về môi trường: Trông cây, chăm sóc cây, chim, thú,... b.HĐ2: Hướng dẫn học sinh xem tranh:. - Yêu cầu mở vở tập vẽ trang 4, 5 xem tranh – Giáo viên treo tranh khổ lớn lên bảng . - Hỏi:+Tranh 1 vẽ gì ? Hình ảnh nào là chính, phụ ? Vì sao em biết ? + Em có nhận xét gì về màu sắc ? - Tranh tiếp theo (tương tự) - Chốt ý: Khen ngợi động viên. (Xem tranh tìm hiểu tranh và tiếp xúc với cái đẹp, vì thế mỗi người có những nhận xét riêng để tạo ra một sản phẩm đẹp. c.HĐ3: Nhận xét, đánh giá: - Vừa rồi ta xem tranh đề tài gì ? - Nhận xét chung, khen ngợi, động viên 1 số em còn yếu. * Dặn dò: - Về nhà sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi các thể loại. - Tìm hiểu một số đồ vật có trang trí đường diềm để chuẩn bị bài sau: “ Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm” - Chuẩn bị đồ dùng học tập - Đọc đề - Xem tranh - Trả lời - Nghe - Mỡ vỡ hoặc nhìn bảng. - Trả lời - Trả lời - Nghe - Trả lời - Ghi nhớ!. Lớp 4: TUẦN 1 Bài 1: Vẽ trang trí MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU I.Mục tiêu: - HS biết pha các màu có từ màu gốc. - Biết được màu bổ túc, màu nóng, lạnh, pha được màu theo hướng dẫn. - HS yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên. II. Chuẩn bị: Giáo viên Học sinh - SGK, màu, bảng pha màu. - Hình 3 màu cơ bản, màu nóng, màu lạnh. - SGK, giấy vẽ - Màu vẽ các loại. III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1. Ổn định: 2. Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu: Trong cuộc sống quanh ta màu sắc rất phong phú có từ cây, cỏ, hoa, lá trời, nước,... màu sắc sẽ làm cuộc sống đẹp hơn. HĐ1: Quan sát, nhận xét: - Cho xem bảng màu cơ bản: Đỏ, vàng, lam.. - Hỏi: + Hãy nêu tên 3 màu cơ bản ? + Từng cặp màu cơ bản trên ta trộn với nhau ta sẽ được màu gì ? - Yêu cầu xem tranh hình 2 trang 3 SGK và giải thích. - Cho xem bảng màu bổ túc - Hỏi: Vì sao gọi là màu bổ túc ? - Cho xem hình 3 tranh 3 SGK và giải thích: Màu được pha từ 2 màu cơ bản có đặt cạnh màu cơ bản còn lại tạo thành cặp màu bổ túc. VD: Đỏ + xanh lục; Lam + Da cam - Cho xem bảng màu nóng, lạnh. - Hỏi: + Thế nào là màu nóng lạnh ? Những màu nào được gọi là màu nóng, màu lạnh ? - Cho xem hình 4 tranh 3 SGK và giải thích: Màu nóng là màu có gây cảm giác ấm nóng, màu lạnh là màu gây cảm giác mát lạnh. VD: Màu đỏ đậm + đỏ + da cam... Màu xanh lam + lục + mạ + tím.. HĐ2: Cách pha màu: - Làm mẫu - Giải thích: Dùng cọ sạch, nước sạch và màu không bị lẫn trộn khi sang màu phải rửa lại cọ cho sạch. - Yêu cầu 1 học sinh lên pha màu. - Nhận xét tuyên dương. HĐ3: Thực hành: - Yêu cầu chép lại những màu nóng, lạnh vào vở thực hành. - Gợi ý cách vẽ màu HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - Chon một số bảng màu học sinh chép trưng bày. - Yêu cầu nhận xét về màu nóng, lạnh và cách vẽ màu. - Tuyên dương xếp loại. * Dặn dò: - Hoàn thành bài chép màu. - Chuẩn bị bài sau: “ Vẽ hoa lá mẫu” - Chuẩn bị đồ dùng học tập - Đọc đề - Nghe - Quan sát - Nêu: Đỏ + vàng + lam... Đỏ cam, lục tím... - Nghe - Quan sát - Nghe - Quan sát - Trả lời - Nghe - Quan sát - Nghe - 2 HS lên bảng - Thực hành vào vở - Xem - Nhận xét - Ghi nhớ!. Lớp 5: TUẦN 1 Bài 1: Thường thức mỹ thuật XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ I.Mục tiêu: - HS tiếp xúc làm quen với tác phẩm thiếu nữ bên Hoa huệ và hiểu sơ lược về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - HS nhận xét sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong bức tranh. - HS cảm nhận được vẽ đẹp của bức tranh. II. Chuẩn bị: Giáo viên Học sinh - SGK, tranh thiếu nữ bên hoa huệ. - Sưu tầm một số tranh khác của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - SGK, sưu tầm tranh của hoạ sĩ . III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh - Chuẩn bị đồ dùng học tập - Đọc đề - Đại diện tổ trả lời: + Tô Ngọc Vân là hoạ sĩ tài năng đóng góp nhiều cho Mỹ thuật Việt Nam + Một số tác phẩm: Thiếu nữ bên hoa sen, Chân dung Hồ Chủ Tịch,... - Lắng nghe. - Lắng nghe - Cho xem tranh - Đại diện nhóm trả lời: + Hình ảnh chính là cô thiếu nữ được vẽ lớn trong tranh. + Bình hoa huệ. + Màu sắc nhẹ nhàng: Trắng, xanh, hồng,... - Lắng nghe. - Ghi nhớ!.

File đính kèm:

  • docbai 1 mi thuat 1.doc
Giáo án liên quan