I/. MỤC TIÊU
-Học sinh làm quen và tiếp xúc với tranh vẽ thiếu nhi
-Bước đầu biết cách quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trong tranh.
-Giaó dục cảm thụ,cảm xúc qua tranh vẽ.
II/. CHUẨN BỊ :
1/Giáo viên:
-Sưu tầm các tranh vẽ thiếu nhi thể loại “Thiếu nhi vui chơi”
-Học sinh:
-Vỡ tập vẽ,một số tranh của HS
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật khối Tiểu học Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh
- Giấy vẽ, vở tập vẽ, bút màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
-GV nhận xét
BÀI MỚI
-Giáo viên cho HS xem 2 bức tranh có độ đậm nhạt phân biệt rỏ dàng để các em so sánh.
-Từ đó GV rút ra kết luận và dẫn vào bài mới.
Hoạt động 1 :Quan sát nhận xét
-GV giới thiệu tranh minh họa để học sinh tự nhận biết về độ đậm nhạt.
- GV củng cố thêm.
-Đậm-vừa-nhạt. -Trong tranh có 3 sắc độ: đậm-vừa-nhạt. Ba độ đậm nhạt này làm cho bài vẽ sinh động hơn.
-GV đặt câu hỏi để HS trả lời.
-Độ đậm nhạt trong các bức tranh như thế nào?
-Sau khi HS trả lời,GV khẳng định và bổ sung.
-Ngoài ra còn có các mức độ đậm nhạt khác nữa.
Hoạt động 2:Cách vẽ
-GV vẽ minh họa trực tiết lên bảng để HS quan sát cách vẽ.
-Vẽ đậm: đưa nét mạnh,nét dày
-Vẽ độ đậm vừa: đưa nét nhẹ tay hơn,nét thưa hơn.
-Vẽ nhạt: nét nhẹ nhàng,đan thưa
Hoạt động 3: Thực hành.
-GV cho HS thực hành theo các bước đã hướng dẫn. Tạo được sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ
>Đối với HS khá giỏi:GV yêu cầu học sinh tạo được 3 độ đậm nhạt trong bài vẽ
-GV quan tâm giúp đỡ HS,đặc biệt là HS không có năng khiếu và HS khuyết tật.
-GV nhắc HS vẻ thể hiện rõ các độ đậm nhạt.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
-GV cùng HS chọn bài vẽ để nhận xét.
-GV cho HS tự nhận xét bài và chọn bài mình thích.
-GV nhận xét,khen ngơi. HS có bài vẽ đẹp.
Dặn dò
Em nào chưa làm bài song về nhà tiếp tục hoàn thành
Về nhà chuẩn bị bài mới
-HS chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV
“Vở vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ”
-Quan sát.-Nhận xét.
-Lắng nghe
- HS quan sát, nhận biết
- Lắng nghe, ghi nhớ
-HS trả lời câu hỏi
-SH khác nhận xét bổ sung
-HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
-HS chú ý quan sát và hình dung cách vẽ trong đầu
-HS thực hành theo đã hướng dẫn
-HS khá giỏi TH
-HS cùng GV chọn bài
-HS nhận xét
- Tán thưởng bạn và phấn đấu,học hỏi
-HS về nhà vẽ
-HS về nhà sưu tầm.
Lớp 3:
Bài 1: thừơng thức miõ thuật
XEM TRANH THIẾU NHI
(đề tài môi trường)
I.Mục tiêu:
- HS tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của họa sĩ
- Hiểu nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài môi trường
- Có ý thức bảo vệ môi trường
II.Chuẩn bị:
- Một số tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường
III.Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
III.Bài mới:
Treo tranh vẽ về môi trường, giới thiệu bài
- Ghi tên bài
Gv chia nhóm + yêu cầu quan sát tranh
Hoạt động 1: Xem tranh
-Tranh 1: Chăm sóc cây
-Tranh 2: Chúng em và cây xanh
-Tranh 3: Quét dọn sân trường
-Tranh 4: Trồng cây
+Gv nêu câu hỏi gợi ý cho HS quan sát tìm hiểu nội dung tranh
-Tranh vẽ gì?
-Nêu những hình ảnh chính, hình ảnh phụ?
-Trong tranh có những màu sắc nào? Màu nào được vẽ nhiều trong tranh?
-Người trong tranh có những hoạt động gì?
-Những hoạt động ấy nhằm mục đích gì?
- Gv nhận xét + nhấn mạnh:
+ Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp, để yêu thích cái đẹp
+ Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình
- Gv cho HS lên bảng trình bày tranh ảnh về môi trường
- khen ngợi, động viên HS có ý thức nhận xét phù hợp với nội dung của tranh .
-Trưng bày tranh sưu tầm
> Đối với HSKG:GV đặt câu hỏi: Em hảy chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thíc
* Gv đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh
Hoạt động 2: Nhận xét,đánh giá
GV khen ngợi HS hăng hái phát biểu bài
Dặn dò:
-Chuẩn bị Vẽ trang trí “Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm
- Về tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm.
- HS chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV
+ Nhắc lại (2 HS)
- Quan sát:
+ 4 nhóm học sinh thảo luận
- báo cáo kết quả
- nhận xét + bổ sung
- Chú ý lắng nghe, ghi nhớ
- Từng nhóm lên trình bày
- HSKH trả lời
- Nghe và ghi nhớ để thực hiện
- Lắng nghe, phát huy
- HS thực hiện
- Về nhà thực hiện
Lớp 4:
BÀI 1 : vẽ trang trí :
MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
I/MỤC TIÊU : - HS biết thêm cách pha các màu : da cam, xanh lục ( xanh lá cây) và tím. - HS biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh.
-HS pha được màu theo hướng dẫn. - HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên : - SGK ; SGV ; Hộp màu ; Bút vẽ ; Bảng pha màu ; - Hình giới thiệu 3 màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha các màu : da cam , xanh lục , tím Bảng màu giới thiệu các màu nóng , màu lạnh và màu bổ túc .
Học sinh : - SGK ; Vở thực hành ; Hộp màu ; Bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu , bút dạ.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
-Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
-GV giới thiệu cách pha màu.
-Yêu cầu hs nhắc lại các màu cơ bản.
-Cách pha:
+Đỏ pha vàng ra cam.
+Vàng pha lam ra lục.
+Lam pha đỏ ra tím.
-Giới thiệu các cặp màu bổ túc:
+Đỏ bổ túc cho lục.
+Lam bổ túc cho cam.
+Vàng bổ túc cho tím.
-Giới thiệu màu nóng, màu lạnh:
+Màu nóng là những màu gây cảm giác nóng.
+Màu lạnh là những màu gây ra cảm giác lạnh.
-Cho hs xem các màu để hs tìm đúng màu nóng hay lạnh.
-Chốt lại kiến thức hoạt động 1.
Hoạt động 2:Cách pha màu
-Làm mẫu cách pha màu, vừa thao tác vừa giải thích.(trên nhiều chất liệu)
-Giới thiệu các màu có sẵn được pha như thế nào.
Hoạt động 3:Thực hành
-Yêu cầu hs tập pha màu.
-Hướng dẫn theo dõi và nhắc nhở.
-Chú ý tỉ lệ màu nhiều ít sẽ ra các sắc độ khác nhau.
>Đối với HS khá giỏi: GV hướng dẫn các em pha đúng các màu da cam, xanh lá cây và tím
-GV quan tâm giúp đỡ HS,đặc biệt là HS khơng cĩ năng khiếu và học sinh khuyết tật
Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá
- GV cùng HS chọn bài vẽ để nhận xét.
-Nêu một số gợi ý để hs nhận xét.
-Khen ngợi tuyên dương những hs pha đẹp.
Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
-HS chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV
- HS chú ý lắng nghe
-Nhắc lại và xem hình SGK.
-HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ
-Xem và nhận xét màu.
-Hs quan sát.
-Tập pha màu trên giấy nháp.
- HS khá giỏi thực hiện
- HS cùng GVchọn bài vẽ để nhận xét.
- HS nhận xét
HS về nhà chuẩn bị
Lớp 5
Bài 1: Thường thức mĩ thuật :
Xem tranh THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân .
- Có cảm nhận về vẽ đẹp của tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
- SGK , SGV .
- Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ .
- Sưu tầm thêm một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân .
2. Học sinh :
- SGK .
- Một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
Bài mới :
Thường thức mĩ thuật : Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ .
Giới thiệu bài :
- Giới thiệu vài bức tranh đã chuẩn bị và yêu cầu HS khi xem tranh cần lưu ý : tên tranh , tên tác giả , các hình ảnh trong tranh , màu sắc , chất liệu của bức tranh .
- Vài em nêu cảm nhận của mình về các bức tranh .
Hoạt động 1 : Giới thiệu vài nét
về họa sĩ Tô Ngọc Vân .
- Các nhóm đọc mục I SGK , trao đổi dựa vào nội dung sau :
+ Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử của họa sĩ Tô Ngọc Vân .
+ Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Tô Ngọc Vân .
- Nhận xét , bổ sung thêm .
- HS chuẩn bị cho sự kiểm tra của GV
- HS lắng nghe
- HS nêu cảm nhận riêng của mình
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày .Các tổ khác theo dỏi để nhận xét
- HS kể
- Lắng nghe, ghi nhớ
Hoạt động 2 : Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ .
-GV yêu cầu HS quan sát tranh Thiếu nữ bên hoa huệ và thảo luận nhóm về các nôi dung sau:( thảo luận theo nhóm)
+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì ? ( Thiếu nữ mặc áo dài trắng )
+ Hình ảnh chính được vẽ như thế nào ? ( Hình mảng đơn giản , chiếm diện tích lớn trong bức tranh )
+ Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa ? ( Bình hoa đặt trên bàn )
+ Màu sắc của bức tranh như thế nào ? ( Màu chủ đạo là trắng , xanh , hồng ; hòa sắc nhẹ nhàng , trong sáng )
+ Tranh vẽ bằng chất liệu gì ? ( Sơn dầu )
+ Em có thích bức tranh này không ?
- Các thành viên trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi trên .
>Đối với HSKG:- Vì sao em thích bức tranh
- Bổ sung và hệ thống hóa lại nội dung kiến thức .
Hoạt động 3 : Nhận xét , đánh giá .
- Nhận xét chung tiết học .
- Khen ngợi các nhóm , cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài .
- Nhắc lại tóm tắt đặc điểm chính bức tranh vừa xem .
- Giáo dục HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh .
Dặn dò :
- Sưu tầm thêm tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân và tập nhận xét .
- Nhắc HS quan sát màu sắc trong thiên nhiên và chuẩn bị bài sau .
- Quan sát tranh và thảo luận về những nội dung đã nêu
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày .
- HSKG trả lời
- Lắng nghe, ghi nhớ
-HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Nghe, cảm nhận
- HS về sưu tầm
- HS về quan sát
File đính kèm:
- MI THUAT 15CKHTKNTUAN1.doc