TUẦN 1
BÀI 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH “ THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ “
I. Mục tiêu
- HS làm quen với tác phẩm “ Thiếu nữ bên hoa huệ ”, hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- HS nhận xét sơ lược về hình ảnh, màu sắc trong tranh, cảm nhận về bức tranh.
II. Những thông tin cơ bản
1. Tài liệu, thiết bị: Tranh “ Thiếu nữ bên hoa huệ ”, một số tranh khác của hoạ sĩ.
2. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (2,): Kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (3,): GV giới thiệu tranh và nói về dòng tranh.
b. Giảng bài:
5 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 5 - Tuần 1 đến 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 05. 9. 2008
Giảng: 08. 9. 2008
Tuần 1
Bài 1: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh “ thiếu nữ bên hoa huệ “
I. Mục tiêu
- HS làm quen với tác phẩm “ Thiếu nữ bên hoa huệ ”, hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- HS nhận xét sơ lược về hình ảnh, màu sắc trong tranh, cảm nhận về bức tranh.
II. Những thông tin cơ bản
1. Tài liệu, thiết bị: Tranh “ Thiếu nữ bên hoa huệ ”, một số tranh khác của hoạ sĩ.
2. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (2,): Kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (3,): GV giới thiệu tranh và nói về dòng tranh.
b. Giảng bài:
Hoạt động 1 (7- 8,): Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
GV cho HS đọc SGK mục 1 tr 9.
? Nêu vài nét về tiểu sử hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
? Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của ông.
? Ngoài ra còn tác phẩm nào khác không.
* GV nhận xét: Tô Ngọc Vân là một hoạ sĩ có tài năng. Sau cách mạng tháng 8 ông đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng trường Mĩ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc. Ông đạt danh hiệu: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Hoạt động 2 (19- 20,): Xem tranh
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
? Hình ảnh chính của bức tranh là gì.
? Bức tranh còn hình ảnh nào nữa không.
? Màu sắc của tranh như thế nào.
? Tranh vẽ bằng chất liệu gì.
? Em có thích bức tranh không và tại sao.
* GV tóm tắt: Bức tranh là một trong những tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. Với bố cục đơn giản, màu sắc nhẹ nhàng bức tranh đã làm nổi bật sự dịu dàng, thanh khiết mang nét truyền thống của người thiếu nữ Việt Nam.
Hoạt động 3 (2- 3,): Nhận xét, đánh giá
GV nhận xét chung tiết học.
Khen ngợi HS tích cực phát biểu ý kiến.
HS đọc sách, suy nghĩ.
+ Sinh năm 1906- 1954. Quê ở Xuân Cầu, Nghĩa Trụ, Văn Giang, Hưng Yên.
- Thiếu nữ bên hoa huệ.
- Thiếu nữ bên hoa sen.
- Đi thuyền trên sông Hương
- Đốt đuốc đi học.
HS lắng nghe, cảm thụ.
HS thảo luận nhóm.
+ Thiếu nữ mặc áo dài.
+ Bình hoa huệ.
+ Chủ yếu là màu trắng.
+ Sơn dầu.
HS trả lời theo cảm nhận.
HS lắng nghe.
HS chú ý lắng nghe, tiếp thu ý kiến của GV.
3. Dặn dò (1,): Chuẩn bị bài sau chu đáo.
Soạn: 12. 9. 2008
Giảng: 15. 9. 2008
Tuần 2
Bài 2: Vẽ trang trí
Màu sắc trong trang trí
I. Mục tiêu
- HS hiểu về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí.
- HS biết cách vẽ màu một cách hài hoà theo cảm nhận.
- HS nắm được cách sử dụng màu sắc trong trang trí.
II. Những thông tin cơ bản
1. Tài liệu, thiết bị: - Tranh, vật mẫu được trang trí, một số bài trang trí hình cơ bản.
- Một số hoạ tiết vẽ nét, phóng to, màu, bảng pha màu.
2. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận, thực hành.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (2,): Nêu tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (3,): GV giới thiệu một số tranh mẫu, vật mẫu đã được trang trí và gợi mở: Màu sắc làm cho đồ vật cũng như bài vẽ được trang trí đẹp hơn, sinh động hơn.
b. Giảng bài:
Hoạt động 1 (4- 5,): Quan sát, nhận xét
GV cho HS quan sát mẫu trên bàn và H1 Tr 6 SGK.
? Có những màu sắc nào trong bài trang trí.
? Mỗi màu được vẽ như thế nào.
? Màu nền và màu hoạ tiết được vẽ như thế nào.
? Theo em vẽ màu như thế nào là đẹp.
* GV kết luận: Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn
Hoạt động 2 (4- 5,): Cách vẽ
GV cho HS đọc mục 2 Tr 7 SGK.
GV hướng dẫn HS cách pha màu, phối hợp màu.
Bước1: Chọn loại màu phù hợp với bài vẽ.
Bước 2: Phối màu ở các hình mảng và hoạ tiết.
Bước 3: Vẽ màu theo quy luật xen kẽ, nhắc lại...
*GV củng cố lại kiến thức: Trong bài trang trí các hoạ tiết giống nhau thì vẽ màu giống nhau. Vẽ màu phải có đậm, có nhạt, hài hoà, rõ trọng tâm
Hoạt động 3 (15- 17,): Thực hành
GV chia HS làm 2 nhóm.
+ Nhóm 1: Sử dụng màu nước.
+ Nhóm 2: Sử dụng sáp màu.
GV hướng dẫn từng nhóm, quan tâm tới học sinh.
Hoạt động 4 (3- 4,): Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS chọn và nhận xét, xếp loại một số bài vẽ về: Hoạ tiết, hình mảng, màu sắc.
Nhận xét chung tiết học.
HS quan sát.
+ Xanh, đỏ, tím, vàng...
+ Vẽ ở hình giống nhau.
+ Vẽ khác nhau.
+ Vẽ màu đều, có đậm, có nhạt, màu gọn gàng.
HS lắng nghe.
HS đọc SGK.
HS quan sát.
HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức cơ bản.
HS chia nhóm theo tổ.
+ Nhóm 1.
+ Nhóm 2.
HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.
3. Dặn dò:(1,)
- Về nhà quan sát khung cảnh trường lớp.
- Sưu tầm tranh ảnh về trường học để chuẩn bị bài sau.
Soạn: 19. 9. 2008
Giảng: 22. 9. 2008
Tuần 3
Bài 3: Vẽ tranh
đề tài trường em
I. Mục tiêu
- HS hiểu được cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung theo đề tài.
- HS biết tìm, chọn nội dung đề tài và các hình ảnh chính, phụ.
- HS thêm yêu quý và tích cực giữ gìn và bảo vệ ngôi trường thân yêu của mình.
II. Những thông tin cơ bản
1. Tài liệu, thiết bị: Một số tranh ảnh, bài vẽ của HS lớp trước về đề tài nhà trường.
2. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (2,): Nêu tên ba màu cơ bản, ứng dụng của chúng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (3,): Hôm nay cô và trò chúng ta vẽ về đề tài trường em.
b. Giảng bài:
Hoạt động 1 (4- 5,): Tìm, chọn nội dung đề tài
GV treo tranh ảnh về đề tài trường học.
? Khung cảnh chung của nhà trường.
? Kể tên một số hoạt động của trường.
GV hướng dẫn học sinh chọn đề tài để vẽ.
+ Phong cảnh trường học.
+ Cảnh vui chơi ở sân trường.
Hoạt động 2 (4- 5,): Cách vẽ tranh
GV cho HS quan sát tranh các bước vẽ và gợi ý:
Bước 1: Chọn nội dung đề tài.
Bước 2: Vẽ chi tiết các hình ảnh chính, phụ rõ ràng.
Bước 3: Chỉnh sửa và hoàn thiện tranh.
Bước 4: Tô màu theo cảm nhận.
* GV lưu ý: Không vẽ quá nhiều màu.
Hoạt động 3 (17- 18’): Thực hành
GV gợi ý HS vẽ tranh đề tài trường em.
GV đi từng bàn quan sát, góp ý, hướng dẫn thêm.
Hoạt động 4 (3- 4,): Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS chọn và nhận xét, xếp loại một số bài vẽ:
+ Nội dung đề tài.
+ Sắp xếp hình ảnh và màu sắc.
Nhận xét chung tiết học.
HS quan sát.
+ Cổng trường, phòng học...
+ Vui chơi, học tập, lao động
HS chọn đề tài theo ý thích.
HS ghi nhớ.
HS chú ý quan sát và tự nhận biết cách vẽ.
HS thực hành.
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
3. Dặn dò:(1,)
- Về hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị bài sau.
Soạn: 26. 9. 2008
Giảng: 29. 9. 2008
Tuần 4
Bài 4: Vẽ theo mẫu
Vẽ khối hộp và khối cầu
I. Mục tiêu
- HS hiểu được cấu trúc, biết cách so sánh khối hộp và khối cầu.
- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu.
II. Những thông tin cơ bản
1. Tài liệu, thiết bị: - Mẫu khối hộp, khối cầu.
- Một số bài vẽ của HS về khối hộp và khối cầu; đồ dùng học vẽ.
2. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (2,): Nêu các bước vẽ tranh?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (3,): Trực tiếp cho HS quan sát vật mẫu.
b. Giảng bài:
Hoạt động 1 (4- 5,): Quan sát, nhận xét
GV đặt mẫu cho HS quan sát.
? Em thấy các mặt khối hộp thế nào
? Khối hộp có mấy mặt.
? So sánh bề mặt hai khối.
? Nêu tên đồ vật có dạng khối hộp, khối tròn.
* GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2 (4- 5,): Cách vẽ
Bước 1, 2: Ước lượng tỉ lệ chiều cao và chiều ngang của 2 vật mẫu, phác khung hình chung.
Bước 3, 4: Vẽ chi tiết, chỉnh sửa, vẽ đậm nhạt.
GV cho HS nhắc lại cách vẽ.
* GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3 (15-17,): Thực hành
GV yêu cầu thời gian HS vẽ bài.
GV đi từng bàn quan sát, góp ý.
Hoạt động 4 (3- 4,): Nhận xét, đánh giá
GV nhận xét, xếp loại một số bài vẽ của HS.
Nhận xét chung tiết học.
HS quan sát.
+ Giống nhau.
+ Có 6 mặt.
+ Bề mặt 2 khối khác nhau.
+ Hộp phấn, quả bóng
HS lắng nghe.
HS chú ý quan sát và tự nhận biết cách vẽ.
2 HS nhắc lại bài.
HS thực hành.
HS lắng nghe.
3. Dặn dò (1,): - Về hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị đất nặn, tranh ảnh về con vật.
Soạn: 03. 10. 2008
Giảng: 06. 10. 2008
Tuần 5
Bài 5: Tập nặn tạo dáng
Nặn con vật quen thuộc
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được hình dáng chung của con vật.
- HS biết cách nặn, có ý thức bảo vệ, chăm sóc con vật.
II. Những thông tin cơ bản
1. Tài liệu, thiết bị: - GV sưu tầm tranh ảnh về con vật quen thuộc.
- Một số bài nặn của HS lớp trước về con vật, đồ dùng.
2. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (2,): Nêu sự khác nhau của khối hộp và khối cầu?
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài (3,): Cho HS hát “Một con vịt xoè ra 2 cái cánhMeo, meo meo rửa mặt như mèo, xấu xấu lắm”. GV giới thiệu bài.
b. Giảng bài:
Hoạt động 1 (4- 5,): Quan sát, nhận xét
GV cho HS quan sát hình ảnh con vật.
? Con vật trong tranh là con gì
? Con vật có những bộ phận gì.
? So sánh con mèo và con trâu.
? Ngoài các con vật trong tranh em còn biết con vật nào nữa không.
? Em thích con vật nào nhất và tại sao em thích.
* GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2 (4- 5,): Cách nặn
Bước 1: Nhớ lại hình dáng con vật.
Bước 2: Chọn màu đất, nhào mềm đất.
Bước 3: Nặn con vật theo 2 cách:
Cách 1: Nặn từng bộ phận rồi lắp ghép.
Cách 2: Từ 1 thỏi đất vuốt, kéo thành con vật.
* GV kết luận: Có hai cách để nặn con vật
Hoạt động 3 (15- 17,): Thực hành
GV cho HS nặn theo nhóm, những HS thích 1 con vật thì tạo thành 1 nhóm.
GV lưu ý HS có thể nặn con vật theo đàn.
GV quan sát, góp ý, hướng dẫn cho HS.
Hoạt động 4 (3- 4,): Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS chọn và nhận xét, xếp loại một số bài nặn của các nhóm: Hình dáng, sự sánh tạo
Gọi HS nhắc lại cách nặn.
Nhậnxét chung tiết học.
HS quan sát.
+ Con mèo, con trâu.
+ Đầu, thân, chân, đuôi.
+ Con mèo lông mượt, con trâu có sừng dài và nhọn.
+ Con thỏ, con dê, con chó, con bò, con lợn
+ Con mèo bắt chuột có ích.
HS ghi nhớ.
HS chú ý quan sát và tự nhận biết cách nặn.
HS nặn theo nhóm.
HS nhận xét.
2 HS nhắc lại bài.
HS lắng nghe.
3. Dặn dò:(1,)
- Về nhà tập nặn các con vật khác.
- Chuẩn bị một số hoạ tiết trang trí.
File đính kèm:
- giao an KT 5 tuan 1 5.doc