I/ Mục tiêu:
- Bước đầu tiếp xúc làm quen với nghệ thuật điêu khắc .
- Biết cách quan sát, nhận xét hình khối, đặc điểm của các pho tượng. HS khá giỏi chỉ ra được những hình ảnh về tượng mà em thích.
II/ Phương tiện dạy học:
+ Đèn chiếu + màn hình.
+ Tượng thật: tượng trang trí toàn thân, bán thân
+ Một số bức tranh
+ Ảnh chụp: tượng Bác Hồ, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, tượng chân dung Nguyễn Văn Trỗi, tượng Võ Thị Sáu, tượng Quang Trung
+ 1 clip ngắn về cách làm tượng (nếu có).
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 3 – tuần 21 Trường Tiểu Học Số 3 Hoà Xuân Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21: Thường thức mĩ thuật
TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu tiếp xúc làm quen với nghệ thuật điêu khắc .
- Biết cách quan sát, nhận xét hình khối, đặc điểm của các pho tượng. HS khá giỏi chỉ ra được những hình ảnh về tượng mà em thích.
II/ Phương tiện dạy học:
+ Đèn chiếu + màn hình.
+ Tượng thật: tượng trang trí toàn thân, bán thân…
+ Một số bức tranh …
+ Ảnh chụp: tượng Bác Hồ, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, tượng chân dung Nguyễn Văn Trỗi, tượng Võ Thị Sáu, tượng Quang Trung…
+ 1 clip ngắn về cách làm tượng (nếu có).
III/ Các hoạt động dạy học - chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (tích hợp trong nội dung bài học).
3. Bài mới:
+ Trò chơi: Tìm đề tài cho tranh.
* Giới thiệu 4 bức tranh và một tấm ảnh chụp về tượng.
1. Đề tài Trường em.
2. Đề tài Ngày tết và lễ hội.
3. Đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.
4. Đề tài Môi trường.
5. Ảnh chụp tượng Bác Hồ với đại biểu dũng sĩ miền Nam.
* HS có 4 phút vừa thảo luận vừa ghi tên đề tài của tranh theo số thứ tự lên bảng của nhóm. Nhóm nào có kết quả đúng nhất với thời gian ngắn nhất sẽ thắng cuộc.
* GV nhấn mạnh: Đây là ảnh chụp về tượng. (Tượng là một khối thuần nhất được tạo thành những hình dáng sinh động của người hay vật. Tượng có nhiều trong đời sống xã hội như ở chùa, ở các công trình kiến trúc, công viên, bảo tàng và các gia đình. Tượng làm đẹp thêm cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của tượng và đặc điểm một số bức tượng cụ thể. Cô mời các em đi vào nội dung bài học: Bài 21-Tìm hiểu về tượng. (minh hoạ)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học sinh
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG (15 phút)
Mục tiêu: Học sinh biết vài nét khái quát về tượng: đặc điểm về tượng, cách làm tượng, ý nghĩ của tượng đối với cuộc sống con người.Từ đó, biết cách quan sát đặc điểm hình khối, đặc điểm các pho tượng.
Phương pháp: trực quan, hỏi – đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình kết hợp minh hoạ trực quan.
Tìm hiểu tượng:
- Tượng quan sát được từ nhiều phía.
…
- Tượng rất đa dạng và phong phú.
- Tượng khắc họa những nội dung cuộc sống.
* KT sự chuẩn bị của học sinh: sưu tầm về tượng.
- HS trưng bày tượng thật, ảnh chụp về tượng theo nhóm.
* GV nhận xét.
- GV giới thiệu một số tượng thật, ảnh chụp tượng, mời học sinh quan sát tượng.
- HS quan sát tượng.
- GV nêu câu hỏi:
+ CH: Em có nhận xét gì khi quan sát tượng?
- HS nhận xét.
- GV nhận xét- bổ sung: tượng có thể nhìn thấy được các mặt xung quanh ( mặt trước, mặt sau, mặt nghiêng…).
- GV giới thiệu một số tranh vẽ chân dung, tranh đề tài…
- HS quan sát tranh.
+ CH: Tượng thật và tranh chân dung chúng có đặc điểm gì khác về góc độ nhìn?
- HS trả lời.
- GV nhận xét , bổ sung: Tranh chỉ nhìn thấy được mặt trước còn tượng nhìn thấy được nhiều mặt.
+ CH: Em hãy nhắc lại về cách làm tranh và chất liệu làm tranh?
- HS nhớ lại bài cũ trả lời.
- GV nhận xét – bổ sung: Tranh là những tác phẩm tạo hình được vẽ trên mặt phẳng (giấy, vải, gỗ…) bằng các chất liệu như sơn dầu, màu bột, màu nước… Tranh là tác phẩm nghệ thuật hội hoạ.
ĐVĐ: Vậy tượng thật được làm ntn và bằng chất liệu gì?
- Gv giới thiệu một số hình ảnh về cách làm tượng, một số tượng nhiều chất liệu khác nhau, kết hợp cho học sinh nhận thức về chất liệu bằng cách sờ mó tượng thật.
Yêu cầu HS thảo luận 2 phút:
+ CH: Tượng được làm ntn?
+ CH: Tượng được làm bằng những chất liệu gì?
- Mời đại diện 1-2 nhóm lên trình bày KQTL, các nhóm khác nhận xét – bổ sung.
- GV nhận xét – bổ sung.
+ Tượng là những tác phẩm tạo hình có hình khối được tạc (đẽo, đục) thao tác chủ yếu trên chất liệu rắn: đá, gỗ ; đúc bằng các chất liệu: đồng, nhôm, thạch cao, xi măng, nhựa…có thể nhìn thấy các mặt xung quanh. Tượng thường chỉ có một màu (trừ tượng phật ở chùa và một số tượng dân gian) (kết hợp minh hoạ).
- GV nhấn mạnh: Vậy, nói đến tranh người ta nghĩ đến nghệ thuật gì ? (hs trả lời hội hoạ) và nói đến tượng người ta nói đến nghệ thuật điêu khắc.
* GD đạo đức HS:
(Để làm nên một tác phẩm có giá trị, các nghệ nhân phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Bằng sự cần cù, chịu khó với đôi bàn tay khéo léo…Vì thế, các em cần phải biết giữ gìn, bảo vệ tượng khi được đi xem; các em không nên vẽ bậy hay sờ mó làm bẩn tượng, không nên đập phá các tượng đài ở địa phương. Đó cũng là một trong những biểu hiện của truyền thống: Uống nước nhớ nguồn .)
(Ngoài ra, những em nào có ước mơ trở thành những nghệ nhân điêu khắc thì các em hãy cố gắng luyện tập để có thể phát huy tài năng của mình sau này).
+ CH: Em hãy kể tên một số tượng mà em biết?
- HS dựa vào vở tập vẽ và tư liệu sưu tầm được kể tên.
- GV bổ sung: tượng rất đa dạng: tượng đầu (chỉ diễn tả cái đầu), tượng bán thân (chỉ diễn tả đầu và một phần thân), tượng toàn thân (diễn tả toàn thân nhân vật), tượng đài (có kích cỡ lớn kết hợp với bệ tượng, diễn tả 1 người hay một nhóm người, thường đặt ở không gian rộng như công viên, quảng trường, tượng trang trí cỡ nhỏ thường trang trí ở nhà, công viên…)
+ Tượng có rất nhiều về kiểu dáng: có tượng trong tư thế ngồi, có tượng đứng, tượng chân dung... Vậy tượng như thê nào ?
- KL: Tượng rất đa dạng và phong phú.
- Giới thiệu một số tượng ở vở tập vẽ, tượng con vật…
+ CH: Tượng khắc hoạ điều gì?
- HS trả lời theo cảm nhận riêng.
(+ Tượng khắc hoạ chân dung người như chân dung Bác Hồ, chân dung các danh nhân, chân dung các anh hùng liệt sĩ…
+ Tượng khắc hoạ khí thế chiến đấu hào hùng của dân tộc như chiến thắng Điện Biên Phủ,
+ Tượng ca ngợi …).
- GV nhận xét- bổ sung: Tượng mô phỏng đa dạng hình dáng của người và con vật. Qua tượng ta có thể hiểu được cuộc sống xung quanh chúng ta.
* Tượng Bác Hồ trên đảo Cô Tô: tượng đài đứng uy nghiêm hướng ra Biển Đông như che chở cho đất và người nơi đây.
* Tượng đài Võ Thị Sáu mô phỏng hình ảnh chị Sáu trước kẻ thù (bình tĩnh, hiên ngang trong tư thế của người chiến thắng).
* Tượng cổ Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay có rất nhiều con mắt và rất nhiều cánh tay, tượng trưng cho khả năng siêu phàm của Đức Phật có thể nhìn thấy hết nỗi khổ của chúng sinh.
* Tượng Hổ ở Lăng Trần Thủ Độ: tượng có kích thước gần như thật; tạo khối đơn giản dứt khoát khắc hoạ rõ tính cách, vẻ đường bệ, lẫm liệt của Thái sư Trần Thủ Độ - vị sư triều Trần - người uy dũng, quyết đoán, người góp phần dựng nên vương triều Trần, có vai trò quan trọng trong chiến thắng chống quân xâm lược Mông Cổ (1258).
* Tượng Nhà mồ Tây Nguyên: nhà mồ có nhiều tượng đặt xung quanh để làm vui lòng những người đã khuất theo phong tục lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên.
* Tượng Thần vệ nữ Mi lo....
- KL: Mặc dù cách làm và chất liệu có khác với tranh nhưng tượng cũng khắc họa nên chân dung cuộc sống.
- GV giới thiệu thêm:
* Tượng cổ thường không có tên tác giả. Tượng thường đặt nơi trang nghiêm như đình, chùa, miếu mạo ( VD: Tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp - Bắc Ninh
* Các pho Tượng mới như tượng Bác Hồ..., tượng ....thì có tên tác giả. Tượng mới thường đặt ở công viên, cơ quan bảo tàng, quảng trường, trong các triển lãm mĩ thuật
* 1-2 HS đọc lại nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ (10 phút)
Mục tiêu: Học sinh khắc sâu bài học, Giáo viên đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh.
Phương pháp: Phiếu bài tập, kĩ thuật “Trình bày 1 phút”.
Phát phiếu bài tập cho học sinh: Bài tập trắc nghiệm.
Stt
Nội dung
Đúng
Sai
1
Tượng thuộc nghệ thuật điêu khắc
2
Có thể quan sát tượng từ nhiều phía
3
Tượng khắc hoạ chân dung cuộc sống
4
Tượng mới thường không có tên tác giả
5
Tượng cổ thường không có tên tác giả
6
Tượng được tạc, đắp, đúc…bằng đất, đá, thạch cao, xi măng…
- Nhận xét một số bài.
* GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời những câu hỏi:
+ Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì?
+ Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
- HS suy nghĩ và viết ra giấy những nội dung các em muốn nói.
- GV mời HS trình bày trước lớp trong vòng một phút trình điều mình muốn nói.
+ HS: trình bày nội dung đã học.
+ HS:trình bày những điều thắc mắc.
- GV nhận xét- giải đáp thắc mắc(nếu có).
* Nhận xét tiết học của lớp. Động viên, khen ngợi các HS phát biểu ý kiến.
Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
Quan sát các pho tượng thường gặp, chọn và vẽ lại hình của một tượng trong vở tập vẽ(có thể tập nặn tượng ).
Quan sát cách dùng màu ở các chữ in hoa trong báo, tạp chí.
Họ và tên:
Lớp:
BÀI TẬP
Stt
Nội dung
Đúng
Sai
1
Tượng thuộc nghệ thuật điêu khắc
2
Có thể quan sát tượng từ nhiều phía
3
Tượng khắc hoạ chân dung cuộc sống
4
Tượng mới thường không có tên tác giả
5
Tượng cổ thường không có tên tác giả
6
Tượng được tạc, đắp, đúc…bằng đất, đá, thạch cao, xi măng…
File đính kèm:
- Tim hieu ve tuong.doc