Giáo án Mĩ thuật 3 Học kì I Trường TH Hạ Long 1

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hs tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ về đề tài môi trường.

2. Kĩ năng: Biết cỏch mụ tả, nhận xột hỡnh ảnh, màu sắc trong tranh.

3. Thái độ: Cú ý thức bảo vệ mụi trường.

* Biết được vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.

 Biết được thiên nhiên là môi trường để con người sống và làm việc.

 Biết một số biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên.

 Phê phán những hành động phá hoại môi trường thiên nhiên.

 

doc44 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật 3 Học kì I Trường TH Hạ Long 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, ảnh và gợi ý để học sinh quan sát, nhận biết - Trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ hình ảnh gì? + Các chú bộ đội đang làm gì? + Ngoài hình ảnh các chú bộ đội còn có hình ảnh gì? - Gợi ý cho học sinh nêu lên những tranh về đề tài bộ đội mà các em biết. 1. Tìm, chọn nội dung đề tài + Tranh, ảnh về đề tài cô, chú bộ đội. + Tranh vẽ về tài cô, chú bộ đội rất phong phú: Bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân, ... + Ngoài hình ảnh cô, chú bộ đội còn có thêm các hình ảnh khác đề tranh sinh động hơn. b. Hoạt động 2: (7') - Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại hình ảnh cô hoặc chú bộ đội: + Chú bộ đội thường mặc quân phục như thế nào? + Trang thiết bị đế các chú tập luyên, chiến đấu? - Gợi ý học sinh cách thể hiện nội dung. Có thể vẽ: - Nhắc học sinh cách vẽ: 2. Cách vẽ + Quân phục: quần, áo, mũ và màu sắc. + Trang thiết bị: vũ khí, xe, pháo, tàu thuỷ, máy bay, .. + Chân dung cô hoặc chú bộ đội. + Bộ đội trên xe tăng hoặc trên mâm pháo. + Bộ đội luyện tập trên thao trường hay đứng gác. + Bộ đội vui chơi với thiếu nhi. + Bộ đội giúp dân (thu hoạch mùa, chống bão lụt, ...) + Vẽ hình ảnh chính trước. + Nên có thêm các hình ảnh khác để tranh sinh động hơn. c. Hoạt động 3: (24') - GV hướng dẫn HS làm bài - HS vẽ tranh về đè tài Chú bộ đội - Giáo viên gợi ý học sinh tìm cách thể hiện nội dung. 3. Thực hành + Vẽ tranh cho sinh động, nhưng phải phù hợp với từng nội dung tranh. + Vẽ màu: Phù hợp với nội dung, có đậm, có nhạt. d. Hoạt động 4: Nhận xét - Đánh giá (1') - GV gợi ý HS nhận xét bài - Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV nhận xét HS về mức độ bài vẽ. - GV nhận xét chung giờ học - HS nhận xét một số bài vẽ về: + Cách thể hiện nội dung đề tài. Bố cục, hình dáng. Màu sắc. - HS chọn các tranh đẹp và xếp loại theo ý mình. - Nhắc học sinh về nhà hoàn thành bài nếu ở lớp chưa vẽ xong. 4. Củng cố - Dặn dò (1') a) Củng cố - GV yêu cầu HS nhắc lại hôm nay học. b) Dặn dò - HS chuẩn bị bài sau. iv. Rút kinh nghiệm _________________________________ Tuần 18 Thứ ngày tháng năm Mĩ thuật Bài 18: Vẽ theo mẫu Vẽ lọ hoa I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa và vẻ đẹp của chúng. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết cách vẽ lọ hoa. 3. Thái độ: - Vẽ được hình lọ hoa và trang trí theo ý thích. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy- học: * GV chuẩn bị: + Sưu tầm tranh, ảnh một số loại lọ hoa có kiểu dáng, chất liệu (gốm, sứ, ...) màu sắc và trang trí khác nhau. + Một số bài vẽ cái lọ của học sinh các lớp trước. * HS chuẩn bị : + Vở tập vẽ lớp 3. + Bút chì, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: Cho HS hát 1 bài 2. Kiểm tra đồ dùng: (1') 3. Bài mới & Giới thiệu bài: (1') -Giáo viên giới thiệu một số lọ hoa khác nhau để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc và cách trang trí. - GV ghi đầu bài. Phương pháp Nội dung a. Hoạt động 1: (5') - Giáo viên giới thiệu các kiểu dáng lọ hoa để học sinh nhận biết: + Hình dáng, các bộ phận lọ hoa? + Trang trí (hoạ tiết và màu sắc). Chất liệu? 1. Quan sát - Nhận xét + Có lọ cao, có lọ thấp.. Miệng,cổ, thân, đáy + Trang trí họa tiết đơn giản, ít màu. Gốm, sứ, thuỷ tinh, sơn mài… b. Hoạt động 2: (7') - GV thị phạm trên bảng: - Giáo viên có thể bày mẫu ở các vị trí khác nhau cho học sinh vẽ theo nhóm. - Giáo viên cho xem một số bài vẽ lọ hoa của lớp trước để các em học tập cách vẽ hình và cách trang trí. 2. Cách vẽ + Phác khung hình lọ hoa cho vừa với phần giấy, phác trục. + Phác nét tỉ lệ các bộ phận (miệng, cổ, vai, thân lọ, ...) + Vẽ nét chính. + Vẽ hình chi tiết. + Có thể trang trí như lọ mẫu hoặc theo ý thích. + Vẽ màu tự do. c. Hoạt động 3: (23') - GV hướng dẫn HS làm bài - GV động viên HS hoàn thành bài tập. d. Hoạt động 4: Nhận xét - Đánh giá (2') - GV gợi ý HS nhận xét bài - Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV nhận xét HS về mức độ bài vẽ. - GV nhận xét chung giờ học - HS nhận xét chọn bài đep mình ưa thích về: 3. Thực hành + Vẽ lọ hoa, hình cân đối với phần giấy quy định. + Vẽ hình xong có thể trang trí theo cách riêng, sao cho phù hợp với hình dáng của lọ. + Hình dáng cân đối + Trang trí, màu sắc hài hòa. 4. Củng cố - Dặn dò (1') a) Củng cố - GV yêu cầu HS nhắc lại hôm nay học. - Nắm được đặc điểm và cách vẽ và trang trí lọ hoa. b) Dặn dò - HS chuẩn bị bài sau. iv. Rút kinh nghiệm _________________________________ Tuần 19 Thứ ngày tháng năm Mĩ thuật Bài 19: Vẽ trang trí Trang trí hình vuông I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Học sinh hiểu các cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết cách trang trí hình vuông. 3. Thái độ: - Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy- học: * GV chuẩn bị: + Chuẩn bị một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí như: khăn vuông, khăn trải bàn, thảm len, gạch hoa, ... + Một số bài trang trí hình vuông của học sinh các năm trước. + Một số bài trang trí hình vuông (đã in trong các SGK Mĩ thuật hoặc giáo trình Mĩ thuật, ...) * HS chuẩn bị : + Vở tập vẽ lớp 3. Bút chì, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: Cho HS hát 1 bài 2. Kiểm tra đồ dùng: (1') 3. Bài mới & Giới thiệu bài: (1') - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật đã chuẩn bị để các em nhận biết được cách sắp xếp hoạ tiết và vẻ đẹp của đồ vật khi được trang trí. - GV ghi đầu bài. Phương pháp Nội dung a. Hoạt động 1: (5') - Giáo viên cho HS quan sát một vài bài trang trí hình vuông: + Hoạ tiết dùng để trang trí có tác dụng gì? + Vị trí và kích thước của hoạ tiết chính và hoạ tiết phụ? + Màu sắc của những hoạ tiết giống nhau? - GV tóm tắt : 1. Quan sát - Nhận xét - Trang trí giúp cho đồ vật đẹp hơn. - Họa tiết chính to ở giữa, họa tiết phụ nhỏ hơn để bố cục chặt chẽ và đẹp hơn. - Hình vẽ giống nhau thì màu sắc giống nhau. - Sắp xếp xen kẽ các hoạ tiết lớn với hoạ tiết nhỏ, màu đậm với màu nhạt sẽ làm cho bài trang trí hình vuông phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn. b. Hoạt động 2: (7') - GV thị phạm trên bảng:- HS quan sát học tập - Giáo viên cho quan sát một số bài trang trí hình vuông của lớp trước - HS học tập cách sắp xếp hoạ tiết và cách vẽ màu. 2. Cách vẽ + Vẽ hình vuông. + Kẻ các đường trục + Vẽ hình mảng (có thể vẽ hình mảng khác nhau). + Vẽ hoạ tiết cho phù hợp với cách mảng (tròn, vuông, tam giác). + Vẽ màu tự chọn. c. Hoạt động 3: (24') - GV hướng dẫn HS làm bài, nhắc HS tìm đường trục để vẽ hình cho cân đối - GV động viên HS hoàn thành bài tập. d. Hoạt động 4: Nhận xét - Đánh giá (1') - GV gợi ý HS nhận xét bài - HS nhận xét chọn bài đep mình ưa thích về : - Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV nhận xét HS về mức độ bài vẽ. - GV nhận xét chung giờ học 3. Thực hành - Vẽ trang trí hình vuông + Hoạ tiết cân đối, đẹp + Màu sắc hài hoà có đậm nhạt 4. Củng cố - Dặn dò (1') a) Củng cố - GV yêu cầu HS nhắc lại hôm nay học. - Nắm được đặc điểm ba màu và tên của chúng. b) Dặn dò - HS chuẩn bị bài sau - Sưu tầm tranh về đề tài ngày Tết và lễ hội. iv. Rút kinh nghiệm _________________________________ Tuần 20 Thứ ngày tháng năm Mĩ thuật Bài 20: Vẽ tranh Đề tài ngày Tết - Lễ hội I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh tìm, chọn nội dung đề tài về ngày Tết hoặc ngày lễ hội của dân tộc, của quê hương. 2. Kĩ năng: - Vẽ được tranh về ngày Tết hay lễ hội ở quê hương. 3. Thái độ: - Học sinh thêm yêu quê hương, đất nước. * Biết được vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Biết được thiên nhiên là môi trường để con người sống và làm việc. Biết một số biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên. Phê phán những hành động phá hoại môi trường thiên nhiên. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy- học: * GV chuẩn bị: + Sưu tầm một số tranh, ảnh về ngày Tết và lễ hội. + Một số tranh của học sinh các năm trước. * HS chuẩn bị : + Sưu tầm tranh, ảnh về lễ hội. +Vở tập vẽ lớp 3. + Bút chì, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: Cho HS hát 1 bài 2. Kiểm tra đồ dùng: (1') 3. Bài mới & Giới thiệu bài: (1') - Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh ngày tết hoặc lễ hội để các em nhận biết được không khí của ngày tết và lễ hội (tưng bừng, náo nhiệt) và nhận biết được cách sắp xếp bố cục hình vẽ và màu sắc trong các bức tranh ngày tết và lễ hội. - GV ghi đầu bài. Phương pháp Nội dung a. Hoạt động 1: (5') - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh để học sinh nhận biết: - HS quan sát, kể về ngày Tết hoặc lễ hội ở quê mình. + Tranh vẽ nội dung gì? Các hoạt động như thế nào? + Không khí của ngày Tết và lễ hội? Các hoạt động về ngày lễ hoặc lễ hội mà em biết? 1. Quan sát - Nhận xét - Tranh vẽ cảnh đông vui của chợ Tết. Nhiều người đi chợ, mua sắm cành đào, hoa, bánh,... - Đông người, vui tươi, nhiều hoạt động : đánh cờ người, múa Rồng, lân,... b. Hoạt động 2: (7') - GV nhắc cách chọn nội dung đề tài để HS quan sát học tập cách vẽ. - Giáo viên cho xem một số bài vẽ ngày tết và lễ hội của lớp trước 2. Cách vẽ + Chọn nội dung, hình ảnh sẽ vẽ. + Vẽ hình ảnh chính + Vẽ hình ảnh phụ + Vẽ màu tự chọn. c. Hoạt động 3: (24') - GV hướng dẫn HS làm bài. - GV động viên HS hoàn thành bài tập. 3. Thực hành - Vẽ tranh đề tài ngày Tết hoặc lễ hội + Tìm và vẽ hoạt động chính ở phần trọng tâm của tranh, vẽ các hình ảnh hoạt động phụ khác để cho tranh thêm phong phú, sinh động. + Tập trung màu sắc rực rỡ, tươi vui vào phần chính để làm nổi rõ đề tài. + Vẽ màu có đậm, có nhạt. d. Hoạt động 4: Nhận xét - Đánh giá (1') - GV gợi ý HS nhận xét bài + HS nhận xét chọn bài có hình vẽ, màu sắc thể hiện được nội dung đề tài). + Học sinh tìm ra các bài vẽ mà mình thích. + Tìm và xem tượng (ở họa báo, ở các chùa - Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV nhận xét HS về mức độ bài vẽ. - GV nhận xét chung giờ học 4. Củng cố - Dặn dò (1') a) Củng cố - GV yêu cầu HS nhắc lại hôm nay học. - Nắm được cách chọn nội dung và cách vẽ tranh để tài trên. b) Dặn dò - HS chuẩn bị bài sau. iv. Rút kinh nghiệm _________________________________

File đính kèm:

  • docGiao an 3ki 1.doc
Giáo án liên quan