I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu biết hơn về cách sử dụng màu.
2. Kĩ năng: - Vẽ được màu vào hình có sẵn theo cảm nhận riêng.
3. Thái độ: - Thêm yêu quý tài sản và tranh của bạn khác.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
* GV chuẩn bị:
+ Sưu tầm một số tranh của thiếu nhi vẽ đề tài lễ hội.
+Một số bài của HS các lớp trước.
* HS chuẩn bị :
+Vở tập vẽ lớp 3.
+ Bút chì, màu vẽ.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2636 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 3 bài 9: Vẽ màu vào hình có sẵn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thø ba, ngµy 12 th¸ng 10 n¨m 2010
MÜ thuËt
Bµi 9: VÏ trang trÝ
VÏ mµu vµo h×nh cã s½n
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu biết hơn về cách sử dụng màu.
2. Kĩ năng: - Vẽ được màu vào hình có sẵn theo cảm nhận riêng.
3. Thái độ: - Thêm yêu quý tài sản và tranh của bạn khác.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
* GV chuẩn bị:
+ Sưu tầm một số tranh của thiếu nhi vẽ đề tài lễ hội.
+Một số bài của HS các lớp trước.
* HS chuẩn bị :
+Vở tập vẽ lớp 3.
+ Bút chì, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: Cho HS hát 1 bài
2. Kiểm tra đồ dùng: (1')
3. Bài mới
& Giới thiệu bài: (1')
- Trong những dịp lễ, Tết, nhân dân ta thường tổ chức các hình thức vui chơi như múa hát, đánh trống, đấu vật, thi cờ tướng ... Múa rồng là một hoạt động trong những ngày vui đó. Cảnh múa rồng thường diễn tả ra ở sân đình, đường làng, đường phố ... Bạn Quang Trung vẽ tranh về cảnh múa rồng.
- Bài tập này các em vẽ màu theo ý thích vào tranh nét Múa rồng của bạn Quang Trung sao cho màu rực rỡ, thể hiện không khí ngày hội, phù hợp với nội dung của tranh.
- GV ghi đầu bài.
Phương pháp
Nội dung
Điều chỉnh
a) Hoạt động 1: (5')
-Giáo viên giới thiệu hình ảnh các ngày lễ hội:
- HS quan sát - Trả lời câu hỏi
- Giới thiệu tranh nét Múa rồng của bạn Quang Trung và gợi ý:
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
+ Cảnh múa rồng có thể diễn ra ban ngày hay ban đêm?
+ Màu sắc cảnh vật ban ngày, ban đêm giống nhau hay khác nhau?
1. Quan sát - nhận xét
- Hình ảnh các ngày lễ hội quang cảnh không khí vui tươi, nhộn nhịp được thể hiện trong tranh ...
+ Hình ảnh người múa rồng, Người đánh trống, người đứng xem.
+ Cảnh vật ban ngày rõ ràng, tươi sáng.
+ Cảnh vật ban đêm dưới ánh đèn, ánh lửa thì màu sắc huyền ảo, lung linh.
- Em Kiệt lớp 3 4 quan sát theo dõi.
b) Hoạt động 2: (5')
- GV thị phạm trên bảng - HS quan sát và tìm hiểu bài.
- Giáo viên cho các em quan sát bài vẽ màu của bạn năm trước để các em nhận biết thêm về cách vẽ màu.
2. Tìm hiểu cách vẽ
+ Tìm màu vẽ hình con rồng, người, cây
+ Tìm màu nền.
+ Các màu vẽ đặt cạnh nhau cần được lựa chọn hài hoà, tạo nên vẻ đẹp của toàn bộ bức tranh.
+ Vẽ màu cần có đậm, có nhạt.
+ Vẽ màu kín tranh.
c) Hoạt động 3: (25')
- GV hướng dẫn HS làm bài, nhắc HS- Chọn màu vẽ theo ý thích, theo cảm nhận riêng của các em.
- GV động viên HS hoàn thành bài tập.
3. Thực hành
- Chọn màu sắc theo ý thích vẽ vào tranh nét Múa rồng của Quang Trung.
-Em Kiệt quan sát và tập vẽ.
d) Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá (2')
- GV gợi ý HS nhận xét bài
- HS nhận xét và chọn những bài vẽ màu đẹp theo ý mình.
- Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV nhận xét HS về mức độ bài vẽ.
- GV nhận xét chung giờ học
4. Củng cố - Dặn dò (1')
a) Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại hôm nay học.
- Nắm được đặc điểm ba màu và tên của chúng.
b) Dặn dò
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau.- Sưu tầm tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ và thiếu nhi.
File đính kèm:
- Mi thaut 3.doc