I ) Mục tiêu:
- Hs nhận biết đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí.
- Biết trang trí đường diềm đơn giản.
- Trang trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích.
II ) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- Đồ vật có trang trí đường diềm: giấy khen, đĩa, khăn vuông
- Một số đường diềm của Hs các năm trước.
- Hình minh hoạ các bước vẽ.
*) Học sinh:
- Vở tập vẽ .
- Bút chì, thước, tẩy, màu vẽ các loại.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ Thuật 2 Tiết 22 Trường Tiểu học Ngô Quang Tám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/01/2010
Tiết 22: BÀI 22: Vẽ trang trí:
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I ) Mục tiêu:
- Hs nhận biết đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí.
- Biết trang trí đường diềm đơn giản.
- Trang trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích.
II ) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- Đồ vật có trang trí đường diềm: giấy khen, đĩa, khăn vuông…
- Một số đường diềm của Hs các năm trước.
- Hình minh hoạ các bước vẽ.
*) Học sinh:
- Vở tập vẽ .
- Bút chì, thước, tẩy, màu vẽ các loại.
III ) Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát một bài hát.
2.Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
3. Giới thiệu bài: (1’)
Hoạt động 1(4’)
Quan sát nhận xét:
- GV treo hình trang trí đường diềm lên bảng và đặt câu hỏi:
? Đây là hình gì?
- Em thường thấy đường diềm trang trí ở đâu?
- Gv cho Hs xem 2 cái dĩa, 1 cái trang trí và 1 cái chưa trang trí.
? Cái dĩa nào đẹp hơn?
* Trang trí đường diềm sẽ làm cho đồ vật đẹp hơn.
- GV treo đường diềm 1.
* Đường diềm này được trang trí hoạ tiết gì?
? Hoạ tiết này sắp xếp như thế nào?
? Hoạ tiết giống nhau thì vẽ như thế nào?
? Màu sắc trong đường diềm như thế nào?
? Màu nền so với màu hoạ tiết thì như thế nào?
- Gv cho Hs xem một số đường diềm được trang trí ở đồ vật, dĩa, khăn, áo…để Hs thấy được sự phong phú ở đường diềm.
? Hoạ tiết có thể sử dụng trong trang trí ở đường diềm là gì?
* Vậy để trang trí đường diềm đẹp chúng ta cần phải biết cách sắp xếp hoạ tiết và vẽ màu.
Hoạt động 1
- Đường diềm.
- Khăn, áo, chén, dĩa…
- Cái dĩa có trang trí đẹp hơn.
- Hoạ tiết là bông hoa.
- Nối tiếp nhau.
- Gióng nhau.
- Hoạ tiết giống nhau thì phải vẽ màu giống nhau.
- Khác nhau.
- Hoa, lá, chim, thú, quả…
- Hs chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2 (4’)
Cách vẽ:
- Kẽ 2 đường thẳng song song nhau.
- Chia các khoảng ô đều nhau và kẻ đường trục chia nhau các ô bằng nhau.
? Sau đó chúng ta sẽ làm gì?
? Chúng ta có thể chọn những hoạ tiết gì?
? Để đường diềm được đẹp hơn chúng ta phải làm gì?
? Hoạ tiết giống nhau vẽ màu như thế nào?
? Màu nền so với màu hoạ tiết như thế nào?
- Gv lưu ý: Khi vẽ màu phải có đậm, có nhạt nổi bật hoạ tiết chính, dùng khoảng từ 3 đến 4 màu.
- Gv giới thiệu bài trang trí đường diềm của các Hs năm trước.
Hoạt động 2.
- Vẽ hoạ tiết vào đường diềm.
- Hoạ tiết có thể là:
+ Hình tròn, hình vuông.
+ Lá, hoa, quả, động vật.
- Vẽ màu.
- Gióng nhau.
- Khác nhau.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs chú ý quan sát.
Hoạt động 3(20’)
Thực hành.
- Gv nhắc Hs vẽ ra chính giữa khổ giấy và chia khoảng cách hợp lý…
- Gv bao quát lớp và kịp thời hướng dẫn cho các em còn yếu, hướng dẫn nâng cao cho các em khá giỏi.
Hoạt động 3
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs tiến hành vẽ bài.
Hoạt động 4 (2’)
Nhận xét đánh giá
- Gv chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt để nhận xét:
? Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
? Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương.
* Trang trí đường diềm được trang trí rất nhiều ở đồ vật trong cuộc sống như: khăn, dĩa, áo, váy… các em có thể dùng trang trí đường diềm để trang trí những đồ vật đơn giản như: nhãn vở, góc học tập…
4) Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài sau: Bài 22: Vẽ tranh: Đề tài: Mẹ hoặc cô giáo.
Hoạt động 4
- Hs quan sát, nhận xét về:
+ Hoạ tiết.
+ Màu sắc.
- Chọn bài mình thích.
File đính kèm:
- MT tuan 22.doc