Giáo Án Mĩ Thuật 1 Tuần 23-25 Trường Tiểu Học Hưng Lợi

I ) Mục tiêu:

- Tập quan sát, nhận xét về hình vẽ, màu sắc để nhận biết được vẻ đẹp của tranh

- Thêm gần gũi và yêu thích các con vật.

 II ) Chuẩn bị:

 1) Đồ dùng dạy học:

 *) Giáo viên:

 - Tranh vẽ một số con vật của thiếu nhi.

 - Tranh in ở Sgk trang 28.

*) Học sinh:

- Vở tập vẽ.

- Bút chì, thước, tẩy, màu vẽ các loại.

 2) Phương pháp giảng dạy:

 - Phương pháp trực quan.

 - Phương pháp vấn đáp.

 - Phương pháp luyện tập.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo Án Mĩ Thuật 1 Tuần 23-25 Trường Tiểu Học Hưng Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan sát các con vật nuôi ở nhà. - Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ. Tiết 23: Tiết 23: Ngày soạn: / / 2013 Ngày dạy: / / 2013 Bài 23: Vẽ theo mẫu: VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC I ) Mục tiêu: - Hs tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc bình đựng nước - Vẽ được cái bình đựng nước gần gióng so với mẫu. - Hs cảm nhận vẻ đẹp của đồ vật. II ) Chuẩn bị: 1) Đồ dùng dạy học: *) Giáo viên: - Một vài cái bình đựng nước có hình dáng, chất liệu, trang trí khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ. - Một số bài vẽ của Hs các năm trước. *) Học sinh: - Vở tập vẽ và giấy A4. - Bút chì, thước, tẩy, màu vẽ các loại. 2) Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp luyện tập. III ) Hoạt động dạy học: Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát một bài hát. Kiểm tra bài củ: (1’) Kiểm tra dụng cụ học vẽ. 3) Giới thiệu bài: (1’) TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (5’) Hoạt động 1 Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét: - Gv giới thiệu một vài cái bình đựng nước khác nhau: + Cái bình đựng nước có những bộ phận gì? + Cái bình đựng nước có hình dáng như thế nào? + Chất liệu của các bình này là gì? + Màu sắc của các bình này như thế nào? + Nhà em sử dụng bình đựng nước gì? * Bình đựng nước là vật dụng rất cần thiết cho mọi gia đình. Bình có nhiều kiểu dáng khác nhau về hình dáng và cách trang trí. - Nắp, miệng, thân, tay cầm và đáy. - Mỗi bình có hình dáng khác nhau: + Có kiểu cao, kiểu thấp + Kiểu thân thẳng, kiểu thân cong. + Kiểu miệng rộng hơn đáy, kiểu miệng và đáy bằng nhau + Mỗi bình có kiểu tay cầm khác nhau - Nhựa, thuỷ tinh, gốm… - Có nhiều màu phong phú: + Có bình một màu, bình nhiều màu + Bình trong suốt + Bình vẽ hoạ tiết trang trí ( hoa, lá, con vật …) - Hs trả lời (5’) Hoạt động 2 Hướng dẫn Hs cách vẽ: + Tương tự các bài vẽ theo mẫu chúng ta tiến hành các bước vẽ như thế nào? - Gv lưu ý: + Vẽ vừa với phần giấy. + Có thể trang trí các hoạ tiết theo ý thích + Vẽ đậm nhạt hay vẽ màu theo ý thích, vẽ màu nền và màu hoạ tiết. - Gv minh hoạ cách vẽ. - Gv giới thiệu bài của Hs năm trước. - Hs trả lời: B1: Vẽ phác khung hình chung. B2: Ước lượng tỷ lệ các bộ phận. B3: Phác hình bằng các nét thẳng. B4: Vẽ chi tiết. B5: Vẽ màu. - Hs chú ý quan sát. (15’) Hoạt động 3 Hướng dẫn Hs thực hành. - Gv nhắc Hs vẽ ra chính giữa khổ giấy - Gv bao quát lớp và kịp thời hướng dẫn cho các em còn yếu, hướng dẫn nâng cao cho các em khá giỏi. - Hs chú ý lắng nghe. - Hs tiến hành vẽ bài. (5’) Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá - Gv chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt để nhận xét: + Em có nhận xét gì về các bài vẽ ? + Em thích bài nào nhất? Vì sao? - Gv nhận xét và tuyên dương. - Hs quan sát, nhận xét về: + Hình vẽ. + Màu sắc, độ đậm nhạt. - Chọn bài mình thích. 4. Củng Cố (1’) - Gv nhắc lại các bước vẽ. 5. Dặn dò:(1’) - Chuẩn bị bài sau: Bài 24: Vẽ tự do + Quan sát mọi vật xung quanh. + Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ… ********************************************* Tiết 24: Tiết 24: Ngày soạn: / / 2013 Ngày soạn: / / 2013 Bài 24: Vẽ tranh ĐỀ TÀI TỰ DO I ) Mục tiêu: - Hs làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do - Vẽ được tranh theo ý thích - Có thói quen tưởng tượng khi vẽ tranh. II ) Chuẩn bị: 1) Đồ dùng dạy học: *) Giáo viên: - Một số tranh ảnh về những đề tài khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ. - Một số bài vẽ của Hs các năm trước. *) Học sinh: - Vở tập vẽ và giấy A4. - Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại. 2) Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp luyện tập. III ) Hoạt động dạy học: Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát một bài hát. Kiểm tra bài củ: (1’) Kiểm tra dụng cụ học vẽ. 3) Giới thiệu bài: (1’) TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (5’) Hoạt động 1 Tìm và chọn nội dung đề tài - Gv giới thiệu tranh phong cảnh, tĩnh vật và tranh chân dung: + Tranh phong cảnh vẽ những nội dung gì? + Trong tranh hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh nào là phụ? + Tranh tĩnh vật vẽ về những hình ảnh gì? + Tranh chân dung vẽ cái gì là chủ yếu? *) Gv tổng hợp: Tranh phong cảnh vẽ cảnh đẹp quê hương đất nước, trong đó phong cảnh là hình ảnh chính.Tranh tĩnh vật thì vẽ về các đồ vật gần gũi trong gia đình... Tranh chân dung thì vẽ khuôn mặt người là chủ yếu. - Gv tiếp tục giới thiệu tranh vẽ về đề tài sinh hoạt và các đề tài khác. + Tranh vẽ về đề tài gì? *) Gv tổng kết: Ngoài các nội dung chúng ta có thể chọn để vẽ như tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh chân dung thì chúng ta có thể chọn các nội dung sinh hoạt như sinh hoạt trong gia đình, cộng đồng như các ngày lễ, hội…có thể chọn các đề tài mang tính xã hội rất lớn như An toàn giao thông, vệ sinh môi trường… - Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều nội dung đề tài để vẽ tranh, các em hãy tự chọn đề tài phù hợp với khả năng và sở thích của mình. - Hs chú ý quan sát tranh. - Tranh vẽ về những cảnh đẹp của quê hương, đất nước… - Hình ảnh chính là phong cảnh, con người là hình ảnh phụ. - Tranh vẽ về các đồ vật… - Vẽ khuôn mặt người. - Hs chú ý lắng nghe. - Tranh vẽ cảnh sinh hoạt trong gia đình, trường lớp, lễ hội… - Hs chú ý lắng nghe. (5’) Hoạt động 2 Cách vẽ: Hướng dẫn Hs cách vẽ: - Gv gọi một số Hs nêu đề tài mình sẽ chọn. - Gv nêu các bước vẽ. + Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ. (Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.) + Tìm hình dáng cho phù hợp với các hoạt động. + Tìm thêm các chi tiết để bức tranh sinh động. + Vẽ màu theo ý thích có đậm có nhạt. - Gv minh họa các vẽ. - Gv giới thiệu tranh tham khảo. - Hs nêu một số đề tài. - Hs chú ý lắng nghe. - Hs chú ý quan sát. (15’) Hoạt động 3 Thực hành. - Gv nêu yêu cầu bài vẽ. - Gv nhắc nhở Hs vẽ cho cân đối với khổ giấy. - Tránh vẽ bài giống bạn. - Gv bao quát lớp và kịp thời hướng dẫn cho các em còn yếu, hướng dẫn nâng cao cho các em khá giỏi. - Hs chú ý lắng nghe. - Hs tiến hành vẽ bài. (5’) Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá - Gv chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt để nhận xét: + Em có nhận xét gì về các bài vẽ ? + Em thích bài nào nhất? Vì sao? - Gv nhận xét và tuyên dương. Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp, nếu các em có dịp đi thăm hãy nhớ ngắm nhìn thật kĩ những cảnh đẹp đó. - Hs quan sát, nhận xét về: + Hình vẽ. + Màu sắc, độ đậm nhạt. - Chọn bài mình thích. 4. Củng cố: (1’) - Gv gợi ý một số đề tài học sinh có thể lựa chọn để vẽ (phong cảnh, chân dung, tĩnh vật…) 5. Dặn dò: (1’) - Chuẩn bị bài sau: Bài 25: Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật. +Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ. Tuần 25: Tiết 25: Ngày soạn: 26/02/2012 Ngày soạn: 26/02/2012 Bài 25: Vẽ trang trí: VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT I ) Mục tiêu: - Hs nhận biết thêm về hoạ tiết trang trí. - Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật. - Thấy được vẻ đẹp của trang trí hình chữ nhật. II ) Chuẩn bị: 1) Đồ dùng dạy học: *) Giáo viên: - Hình chữ nhật chưa vẽ màu và hình chữ nhật đã hoàn chỉnh về màu. - Một số đồ vật: thảm, khăn… - Một số bài vẽ của Hs các năm trước. *) Học sinh: - Vở tập vẽ và giấy A4. - Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại. 2) Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp luyện tập. III ) Hoạt động dạy học: Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát một bài hát. Kiểm tra bài củ: (1’) Kiểm tra dụng cụ học vẽ. 3) Giới thiệu bài: (1’) TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (5’) Hoạt động 1 Quan sát nhận xét: - Gv treo hình chữ nhật H1 H2 + Em thấy hình chữ nhật nào đẹp hơn? Vì sao? * Hôm nay chúng ta cùng vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật. + Hình chữ nhật vẽ hoạ tiết gì? + Hoạ tiết chính là gì ? Đặt ở đâu? + Hoạ tiết phụ là gì ? + Các hoạ tiết giống nhau vẽ như thế nào? + Màu sắc trong hình chữ nhật như thế nào? - Gv treo hình chữ nhật ở vở bài tập. + Em thấy hình chữ nhật này như thế nào? + Chúng ta cần phải làm gì? + Trong hình chữ nhật này có những hoạ tiết gì ? + Hoạ tiết chính là gì? + Bông hoa này có bao nhiêu cánh ? - Hoạ tiết ở các góc có dạng hình gì ? * Để hình chữ nhật này đẹp chúng ta cần phải làm gì? - H2 đẹp hơn vì đã trang trí hoàn chỉnh về hoạ tiết và màu sắc. H1 chưa vẽ xong. - Hoạ tiết hoa, lá và hình tròn. - Hoạ tiết chính là hoa được vẽ to ở giữa - Hoạ tiết phụ là lá và hình tròn… ở các góc và xung quanh. - Bằng nhau. - Màu nổi bật hoạ tiết chính và hoạ tiết phụ giống màu nhau. - Hình chữ nhật chưa vẽ hoạ tiết xong. - Vẽ tiếp cho hoàn chỉnh. - Hoa, lá. - Bông hoa ở giữa. - Bông hoa 8 cánh, 4 cánh lớp trước, 4 cánh lớp sau. - Hình tam giác. - Vẽ tiếp hình và vẽ màu. (5’) Hoạt động 2 Hướng dẫn Hs cách vẽ : + Vẽ hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ vẽ sau - Cần nhìn mẫu vẽ cho giống mẫu - Vẽ màu + Vẽ màu như thế nào ? + Hoạ tiết giống nhau vẽ màu như thế nào ? - Hoạ tiết chính vẽ màu đậm thì hoạ tiết phụ vẽ màu sáng và ngược lại - Hạn chế dùng nhiều màu, có thể chuyển màu hoạ tiết chính ra hoạ tiết ở các góc. - Vẽ đều màu không lan ra ngoài. - Gv vẽ minh hoạ. - Vẽ màu có đậm có nhạt, màu nổi bật hoạ tiết chính. - Giống nhau. - Hs chú ý quan sát. (15’) Hoạt động 3 Thực hành. - Gv nhắc Hs vẽ tiếp cho xong mới tô màu. - Gv bao quát lớp và kịp thời hướng dẫn cho các em còn yếu. - Hs nhìn mẫu và vẽ hoạ tiết cho đều - Vẽ màu khác với các bạn xung quanh. (5’) Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá - Gv chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt để nhận xét: + Em có nhận xét gì về các bài vẽ ? + Em thích bài nào nhất? Vì sao? - Gv nhận xét và tuyên dương. * Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều đồ vật hình chữ nhạt có trang trí như khăn thảm… - Em hãy kể một số đồ vật hình chữ nhật có trang trí nà em biết? - Hs quan sát, nhận xét về: + Hình vẽ. + Màu sắc, độ đậm nhạt. - Chọn bài mình thích. - Hs chú ý lắng nghe. - Hộp màu, hộp bánh, mứt… 4. Củng cố (1’) - Gv nhắc lại các bước vẽ, chọn họa tiết,Cách tô màu cho đẹp… 5. Dặn dò: (1’) - Chuẩn bị bài sau: Bài 26: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật. + Quan sát các con vật + Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ

File đính kèm:

  • docGiao an mi thuat thang 2.doc