I. Mục tiêu
1Kiến thức: Biết gọi tên các tháng trong năm ( BT1)
Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào? (BT3) .
2Kỹ năng: Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm.( BT2).
3Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
- GV: Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 2.
- HS: Vở bài tập.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Tuần 19-24 Trường Tiểu học Phú Túc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS đọc lại bài.
- Hết câu phải dùng dấu chấm. Chữ cái đầu câu phải viết hoa.
- Vì chữ cái đứng sau không viết hoa.
-Vì chữ cái đứng sau được viết hoa.
Ví dụ:
- HS 1: Mình tớ trắng muốt, tớ thường bơi lội, tớ biết bay.
- HS 2: Cậu là thiên nga.
Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………..........................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày dạy : / 2/ 2011 Tuần 23
Tiết23: TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO ?
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Xếp được tên một số con vật theo nhĩm thích hợp (BT1 ) .
2Kỹ năng: Biết đặt và trả lời câu hỏi cĩ cụm từ “như thế nào”?(BT2, BT3 ) .
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Mẫu câu bài tập 3. Kẻ sẵn bảng để điền từ bài tập 1 trên bảng lớp:
HS:SGK. Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về loài chim.
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra.
- Theo dõi, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Trong giờ học Luyện từ và câu tuần này, các con sẽ được hệ thống hoá và mở rộng vốn từ về muông thú. Sau đó sẽ thực hành hỏi và đặt câu hỏi về đặc điểm của con vật, đồ vật,… có sử dụng cụm từ “… như thế nào?”
- GV nêu tựa bài và ghi bảng .
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
- Có mấy nhóm, các nhóm phân biệt với nhau nhờ đặc điểm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng của bạn, sau đó đưa ra kết luận và cho điểm HS.
Bài 2 : Gọi hs đọc yêu cầu .
- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo cặp, sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp.
Nhận xét và tuyên dương .
- Yêu cầu HS đọc lại các câu hỏi trong bài một lượt và hỏi: Các câu hỏi có điểm gì chung?
v Hoạt động 2: Giúp HS tự đặt câu hỏi.
Bài 3 : Gọi hs đọc yêu cầu .
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng: Trâu cày rất khoẻ.
- Trong câu văn trên, từ ngữ nào được in đậm.
- Để đặt câu hỏi cho bộ phận này, sgk đã dùng câu hỏi nào?
- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp với bạn bên cạnh. 1 HS đặt câu hỏi, em kia trả lời.
Gọi 1 số HS phát biểu ý kiến, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- GV cho hs thi đua đặt câu hỏi cĩ cụm từ Như thế nào ? (nhận xét ) .
- Dặn hs về nhà xem lại bài .
- Chuẩn bị: Từ ngữ về loài thú- Dấu chấm , dấu phẩy .
- Nhận xét tiết học .
- Hát
- HS 1 và HS 2 làm bài tập 2, sgk trang 36.
- HS 3 làm bài tập 3, sgk trang 38
-Mở sgk trang 45.
-Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp.
-Có 2 nhóm, một nhóm là thú dữ, nguy hiểm, nhóm kia là thú không nguy hiểm.
-2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở.
+Thú dữ, nguy hiểm: hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác.
+Thú không nguy hiểm: thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu.
- Đọc đề bài và trả lời: Bài tập yêu cầu chúng ta trả lời câu hỏi về đặc điểm của các con vật.
-Thực hành hỏi đáp về các con vật.
a) Thỏ chạy ntn?
Thỏ chạy nhanh như bay./ Thỏ chạy rất nhanh./ Thỏ chạy nhanh như tên bắn./..
b) Sóc chuyền từ cành này sang cành khác ntn?
Sóc chuyền từ cành này sang cành khác rất khéo léo./ Sóc chuyền từ cành này sang cành khác rất giỏi./ Sóc chuyền từ cành này sang cành khác nhanh thoăn thoắt./…
c) Gấu đi ntn?
Gấu đi rất chậm./ Gấu đi lặc lè./ Gấu đi nặng nề./ Gấu đi lầm lũi./…
d) Voi kéo gỗ thế nào?
Voi kéo gỗ rất khoẻ./ Voi kéo gỗ thật khoẻ và mạnh./ Voi kéo gỗ băng băng./ Voi kéo gỗ hùng hục./…
- Các câu hỏi này đều có cụm từ “như thế nào?”
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu hỏi dưới đây.
- HS đọc câu văn này.
- Từ ngữ: rất khoẻ.
- Trâu cày ntn?
b) Ngựa chạy ntn?
c) Thấy một chú ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm ntn?
d) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười ntn?
- HS thi đua đặt câu hỏi .
Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………..........................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày dạy : /2/2011 Tuần 24
Tiết24: TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM
DẤU PHẨY
I. Mục tiêu
1Kiến thức:
Nắm được một số từ ngữ chỉ tên , đặc điểm của các lồi vật (BT1 , BT2 )
Hiểu được các câu thành ngữ trong bài.
2Kỹ năng: Biết đặt dấu chấm và dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn (BT3 )
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa trong bài (phóng to, nếu có thể). Thẻ từ có ghi các đặc điểm và tên con vật. Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, 3.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
- Gọi 2 HS lên bảng.
- GV cho hs kể các lồi thú dữ nguy hiểm và những lồi thú khơng nguy hiểm .(nhận xét )
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Trong giờ Luyện từ và câu tuần này, các con sẽ được mở rộng vốn từ theo chủ điểm Muông thú và làm các bài tập luyện tập về dấu câu.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Gọi hs đọc yêu cầu .
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Treo bức tranh minh họa và yêu cầu HS quan sát tranh.
- Tranh minh hoạ hình ảnh của các con vật nào?
- Hãy đọc các từ chỉ đặc điểm mà bài đưa ra.
- GV cho hs làm bài vào vở bài tập .
- Gọi 3 HS lên bảng, nhận thẻ từ và gắn vào tên vào từng con vật với đúng đặc điểm của nó.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài.chốt lại lời giải đúng .
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hỏi: Bài tập này có gì khác với bài tập 1?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Tổ chức hoạt động nối tiếp theo chủ đề: Tìm thành ngữ có tên các con vật.
- Yêu cầu cả lớp đọc tất cả các thành ngữ vừa tìm được.
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đoạn văn trong bài.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó chữa bài.
- Vì sao ở ô trống thứ nhất con điền dấu phẩy?
- Khi nào phải dùng dấu chấm?
- GV chấm điểm 1 số tập (nhận xét )
- Gọi vài hs dọc lại bài văn đã điền dấu xong .
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Gọi 1 HS lên làm con vật, đeo thẻ từ trước ngực và quay lưng lại phía các bạn.
- HS dưới lớp nói đặc điểm nếu đúng thì HS đeo thẻ nói “đúng”, sai thì nói “sai”. HS nào đoán đúng tên bạn sẽ được 1 phần thưởng. Chú ý nhiều lượt HS chơi.
- Tổng kết cuộc chơi.
- Dặn HS về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao.
- Nhận xét tiết học .
- Hát
- Thực hành hỏi đáp theo mẫu “như thế nào?”
- Ví dụ:
HS 2: Con mèo nhà cậu ntn?
HS 1: Con mèo nhà tớ rất đẹp.
-Bài yêu cầu chúng ta chọn cho mỗi con vật trong tranh minh hoạ một từ chỉ đúng đặc điểm của nó.
- HS quan sát.
-Tranh vẽ: cáo, gấu trắng, thỏ, sóc, nai, hổ.
Tị mị , nhút nhát , nhanh nhẹn , dữ tợn , tinh ranh , hiền lành .
HS dưới lớp làm bài vào vở Bài tập.
3 HS lên bảng làm
Gấu trắng: tò mò
Cáo: tinh ranh
Sóc: nhanh nhẹn
Nai: hiền lành
Thỏ: nhút nhát
Hổ: dữ tợn
-2 HS đọc yêu cầu của bài.
-Bài tập 1 yêu cầu chúng ta chọn từ chỉ đặc điểm thích hợp cho các con vật, còn bài tập 2 lại yêu cầu tìm con vật tương ứng với đặc điểm được đưa ra.
- Làm bài tập.
- Mỗi HS đọc 1 câu. HS đọc xong câu thứ nhất, cả lớp nhận xét và nêu ý nghĩa của câu đó. Sau đó, chuyển sang câu thứ hai.
Đáp án:
a) Dữ như hổ (cọp): chỉ người nóng tính, dữ tợn.
b) Nhát như thỏ: chỉ người nhút nhát.
c) Khoẻ như voi: khen người có sức khoẻ tốt.
d) Nhanh như sóc: khen người nhanh nhẹn.
- HS hoạt động theo lớp, nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Ví dụ: Chậm như rùa. Chậm như sên. Hót như khướu. Nói như vẹt. Nhanh như cắt. Buồn như chấu cắn. Nhát như cáy. Khoẻ như trâu. Ngu như bò. Hiền như nai…
- Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống.
- 2 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp cùng theo dõi.
- Làm bài theo yêu cầu:
- Từ sáng sớm, Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú. Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường, người và xe đạp đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú, trẻ em chạy nhảy tung tăng.
- Vì chữ đằng sau ô trống không viết hoa.
- Khi hết câu.
- HS đọc .
VD:
HS 1: Nhận thẻ từ
HS 2: Cậu to khoẻ phải không? (Đúng)
HS 3: Cậu là con gấu phải không? (Sai)
HS 4: Cậu có lông vằn không? (Đúng)
HS 5: Cậu rất hung dữ phải không? (Đúng)
HS 6: Cậu là con hổ phải không? (Đúng)
Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………..........................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- luyen tu cau tuan924 moi.doc