Giáo án Luyện từ và câu Tuần 14, 15 Lớp 2 Trường Tiểu học Nhân Chính

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

- Kiến thức: Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.

- Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự tìm hiểu mở rộng vốn từ của mình.

II. Đồ dùng dạy học:

- Chuẩn bị của thày: -Bút dạ và 4 tờ phiếu kẻ bảng ở bài tập 2, bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3.

- Chuẩn bị của trò: Vở BT

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Tuần 14, 15 Lớp 2 Trường Tiểu học Nhân Chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 14 Thứ ngày tháng năm 200 Tiết: 14 SGK: 91 Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về tình cảm gia đình Câu kiểu Ai làm gì? I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Kiến thức: Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự tìm hiểu mở rộng vốn từ của mình. II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị của thày: -Bút dạ và 4 tờ phiếu kẻ bảng ở bài tập 2, bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3. Chuẩn bị của trò: Vở BT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TG Nội dung dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 30’ 5’ A.Kiểm tra bài cũ: Làm lại bài tập 1, bài tập 3 của tiết LTVC tuần trước. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1 (miệng) Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em. Ví dụ: nhường nhịn, giúp đỡ, chăm sóc, chăm lo, chăm chút, chăm bẵm, yêu quý, yêu thương, yêu, quý, chiều chuộng, bế, ẵm, ... Bài tập 2 (miệng) Sắp xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu : 1: anh, chị, em, chị em, anh em 2: khuyên bảo, chăm sóc, trông nom, giúp đỡ 3: anh, chị, em, nhau *Lưu ý: Khi đặt câu cần viết hoa chữ đầu câu, đặt dấu chấm cuối câu. với những từ ở 3 nhóm đã cho có thể tạo thành rất nhiều câu theo mẫu Ai làm gì? Ví dụ: Ai làm gì? Anh khuyên bảo em. Chị chăm sóc em. Em chăm sóc chị. Chị em trông nom nhau. Anh em trông nom nhau. Chị em giúp đỡ nhau. Anh em giúp đỡ nhau. ... .... Chú ý: - Nếu HS đặt câu Anh chăm sóc anh. GV giúp các em sửa: Anh tự chăm sóc mình. - Nếu HS đặt câu Chị em chăm sóc chị., cần giải thích đó là câu sai về nghĩa. Bài tập 3(miệng) Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống? Đáp án: Bé nói với mẹ: - Con xin mẹ tờ giấy để viết thư cho bạn Hà . Mẹ ngạc nhiên: - Nhưng con đã biết viết đâu ? Bé đáp: - Không sao, mẹ ạ! Bạn Hà cũng chưa biết đọc . *Hỏi thêm: truyện này buồn cười ở chỗ nào ?(cô bé chưa biết viết xin mẹ giấy để viết thư cho một bạn gái cũng chưa biết đọc). 3. Củng cố, dặn dò: - Hãy đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? - GV nhận xét tiết học, khen ngợi , động viên những HS học tốt, có cố gắng. - Gọi HS làm bài tập 1 - HS làm bài tập 3 - GV nhận xét cho điểm - GV giới thiệu bài và ghi đề bài. Yc hs nêu đề bài Cho hs suy nghĩ để lần lượt phát biểu. Gv ghi các từ không trùng nhau lên bảng Yc hs đọc các từ vừa tìm được Yc hs đọc đầu bài - GV hướng dẫn HS nhận xét , kết luận bài làm đúng. - GV nhắc HS - GV phát bút dạ và phiếu khổ to (đã kẻ bảng) cho các nhóm làm bài. - Nhóm nào xong dán nhanh bài lên bảng, đọc kết quả . Bổ sung các câu mà bạn chưa sắp xếp Yc hs đọc lại các câu xếp đúng - GV nhận xét, chốt lại những lời giải đúng Gọi Hs đọc Hs đọc đoạn văn cần điền Hs tự điền ?, Tại sao lại điền dấu chấm hỏi vào ô trống 2 - GV nêu yêu cầu của bài. cả lớp đọc thầm lại. GV nhận xét trước lời giải đúng - GV hỏi - HS trả lời - 2 HS đặt câu. GV nhận xét, cho điểm - GV nêu - 1 HS làm bài tập 1 - 1 HS làm bài tập 3 - Cả lớp nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm ra nháp; 2 HS lên bảng làm Hs đọc - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại. cả lớp nhận xét - Cả lớp làm vào vở. 1 HS lên bảng làm - Cả lớp nhận - 3 HS đọc lại truyện vui. IV. Rút kinh nghiệm bài dạy: ....................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................... tuần 15 LTVC Thứ ngày tháng năm 200 Tiết: 15 SGK: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào? I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của người, sự vật (thực hiện một trong 4 mục của BT1, BT2). Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu kể Ai thế nào? (thực hiện 3 trogn 4 mục ở BT3). HS khá giỏi hoàn thành 3 bài. II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị của thày: Phiếu khổ to, bút dạ, tranh minh hoạ, phấn màu Chuẩn bị của trò: Vở BT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TG Nội dung dạy học Hoạt động của GV Hoạt động HS 4’ 30’ 5’ A.Kiểm tra bài cũ: Làm lại bài tập 1, bài tập 2 tiết LTVC tuần 14. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1 (miệng) Dựa vào tranh trả lời các câu hỏi: a. Em bé thế nào ? (xinh, đẹp, dễ thương, ...) b. Con voi thế nào ? (khoẻ, to, chăm chỉ, ...) c. Những quyển vở thế nào ? (đẹp, nhiều màu, xinh xắn,...) d. Những cây cau thế nào ? ( cao, thẳng, xanh tốt,..) Ví dụ: a. Em bé rất xinh. / Em bé rất đẹp. / ... b. Con voi rất khoẻ./ Con voi thật to./... c. Những quyển vở này rất đẹp./Những quyển vở này rất nhiều màu./... d. Những cây cau này rất cao./ Những cây cau này thật xanh tốt./... Bài tập 2 (miệng) Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật: Đáp án: a. Đặc điểm về tính tình của 1 người: tốt, xấu , ngoan, hư, hiền, chăm chỉ, lười biếng... b. Đặc điểm về màu sắc của một vật: trắng, xanh, đỏ,vàng, xám, tím, nâu, hồng, ... c. Đặc điểm về hình dáng của người, vật: cao, dong dỏng, ngắn, dài, béo, gầy, vuông,... Bài tập 3 (viết) Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả: a. Mái tóc của ông (hoặc của bà)em: bạc trắng, đen nhánh , hoa râm,... b. Tính tình của bố ( hoặc mẹ ) em: hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm,.. c. Bàn tay của em bé: mũm mĩm, trắng hồng xinh xắn,... d. Nụ cười của anh ( hoặc chị)em: tươi tắn , rạng rỡ, hiền lành,... Ai (cáigì, con gì) thế nào ? Mái tóc của bà em Mái tóc của ông em Tính tình của bố em Tính tình của mẹ em Bàn tay của em bé Nụ cười của chị em Nụ cười của anh em (vẫn còn) đen nhánh. (đã) hoa râm. (rất) hiền hậu. (rất) vui vẻ. mũm mĩm/ xinh xắn. tươi tắn/ rạng rỡ. (thật) hiền lành. *Chú ý: - Mẹ em/ tính tình hiền hậu : là một câu đúng mẫu Ai thế nào?, mặc dù vị ngữ của nó không phải tính từ mà là một cụm chủ - vị. - Bố em/ là người rất vui vẻ: là câu không đúng mẫu. 3. Củng cố, dặn dò: -Nhắc lại những điều vừa học: mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật; tập đặt câu theo kiểu Ai thế nào ? - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập. - Gọi HS làmbài tập 1 - HS làm bài tập 2 - GV nhận xét, cho điểm - GV giới thiệu bài và ghi đề bài Gọi hs đọc yêu cầu bài Treo tranh cho hs quan sát - GV gắn tranh phóng to lên bảng;yêu cầu HS quan sát tranh; chọn một từ trong ngoặc đơn để trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, giúp các em hoàn chỉnh câu. Chốt các câu trả lời đúng Gv nxét từng hsinh Gọi hs đọc lại đề -GV phát bút dạ và giấy khổ to cho các nhóm thi làm bài. GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc ( nhóm viết được đúng, nhiều từ). - GV phát 4 tờ giấy khổ to ( đã kẻ mẫu câu ) cho 4 HS làm bài. - GV nhận xét kết luận nhóm thắng cuộc ( nhóm đặt được nhiều câu và viết câu đúng mẫu Ai thế nào ? ) 2 HS nhắc lại Nhận xét tuyên dương hs làm tốt - GV nhắc HS - 1 HS làmbài tập 1 -1 HS làm bài tập 2 - Hs nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại. HS quan sát tranh; chọn một từ trong ngoặc đơn để trả lời câu hỏi. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu - Đại diện các nhóm dán bài lên bảng. Cả lớp nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc câu mẫu trong SGK và phân tích mẫu. - Những HS làm bài vào giấy khổ to dán kết quả lên bảng. Cả lớp làm vào vở. - Cả lớp nhận xét IV. Rút kinh nghiệm bài dạy: ....................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docLTVC 1415KTKN moiTrPhuongNhanChinh.doc
Giáo án liên quan