I.Mục tiêu:
1.Mở rộng vốn từ về Tổ quốc
2.Luyện tập về dấu phẩy (ngăn cách các bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với phần còn lại của câu)
II. Đồ dùng dạy học
-Bảng lớp kẻ sẵn 2 lần bảng phân loại để hs làm bài tập 1. Có thể thay bằng 3 từ phiếu khổ A4
-3 tờ phiếu A4 viết 3 câu in nghiêng trong đoạn văn ở bài tập 3
-Tóm tắt tiểu sử 13 vị anh hùng được nêu tên trong bài tập 2 để có thể nói ngắn gọn vài câu, bổ sung cho ý kiến của hs
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3A Tiết 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu (tiết 20)
Đề bài: TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC - DẤU PHẨY
I.Mục tiêu:
1.Mở rộng vốn từ về Tổ quốc
2.Luyện tập về dấu phẩy (ngăn cách các bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với phần còn lại của câu)
II. Đồ dùng dạy học
-Bảng lớp kẻ sẵn 2 lần bảng phân loại để hs làm bài tập 1. Có thể thay bằng 3 từ phiếu khổ A4
-3 tờ phiếu A4 viết 3 câu in nghiêng trong đoạn văn ở bài tập 3
-Tóm tắt tiểu sử 13 vị anh hùng được nêu tên trong bài tập 2 để có thể nói ngắn gọn vài câu, bổ sung cho ý kiến của hs
III.Các hoạt động dạy học
Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Bài cũ
(4 -5 phút)
B.Bài mới
1.Gt bài
(1 phút)
2.HD hs làm bài tập
a.Bài tập 1
(7-8 phút)
b.Bài tập 2
(15-16 phút)
c.Bài tập 3
(7-8 phút)
3.Củng cố, dặn dò
(1-2 phút)
-Gv mời 1,2 hs nhắc lại:
+Nhân hoá là gì?
+Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá trong bài: Anh đom Đóm hoặc 1 bài thơ, đoạn văn bất kì
-Nhận xét bài cũ
-Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
-Ghi đề
-Mời 1,2 hs đọc thành tiếng yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK
-Yêu cầu hs làm bài vào vở
-Gv mở bảng phụ, mời 3 hs lên bảng thi làm bài đúng, nhanh, sau đó, đọc kết quả
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
-Mời 4,5 hs đọc lại kết quả theo sự phân loại đúng
-Cho cả lớp sửa bài trong vở
a.Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn
b.Những từ cùng nghĩa với bảo vệ: giữ gìn, gìn giữ
c.Những từ cùng nghĩa với xây dựng: dựng xây, kiến thiết
-Mời 1,2 hs nêu yêu cầu của bài
-Hỏi:
+Các em đã chuẩn bị ở nhà nội dung để kể về một vị anh hùng dân tộc chưa?
-Nói: các em kể tự do, thoải mái, ngắn gọn những gì em biết về một số vị anh hùng, chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước
-Có thể về những vị anh hùng các em đã biết qua các tập đọc-kể chuyện, cũng có thể kể về các vị anh hùng em được biết qua sách báo, sưu tầm được
-Mời nhiều hs thi kể
- Cả lớp và gv cùng nhận xét, bình chọn bạn hiểu biết nhiều về các vị anh hùng, kể ngắn gọn, rõ ràng, hấp dẫn- liên hệ GD hs
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài và đoạn văn, cả lớp đọc thầm,
-Gv nói thêm về anh hùng Lê Lai
-Yêu cầu hs tập làm miệng
-Gv mở bảng phụ (hoặc dán bảng 3 tờ phiếu đã viết sẵn các câu in nghiêng), mời 3 hs lên bảng thi làm bài, sau đó, từng em đọc kết quả
-Cả lớp và gv nhận xét, sửa bài, chốt lại lời giải đúng
-Gọi 3,4 hs đọc lại 3 câu văn đã được đặt đúng dấu phẩy
-Cho cả lớp làm bài vào vở
Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi
-Nhận xét tiết học
-Yêu cầu hs về nhà tìm hiểu thêm về 13 vị anh hùng đã nêu tên ở bài tập 2
-2 hs nhắc lại
-nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối…bằng những vốn để gọi và tả con người
-đọc yêu cầu của bài, lớp theo dõi
-làm bài
-3 hs thi làm bài trên bảng
-nhận xét
-4,5 hs đọc kết quả đúng
-sửa bài
-2 hs nêu yêu cầu
-hs nêu sự chuẩn bị
-nhiều hs thi kể, nhận xét bạn kể
-nêu yêu cầu, đọc đoạn văn
-tập làm miệng
-3 hs thi làm bài
-nhận xét
-đọc lại 3 câu văn đã hoàn chỉnh
-làm bài
File đính kèm:
- tiet20.doc