I.Mục tiêu:
1.Mở rộng vốn từ về thành thị - nông thôn (tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta, tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn.
2.Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy (có chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Việt Nam có tên các tỉnh, huyện thị.
- Bảng lớp (hoặc 3 băng giấy) viết đoạn văn trong bài tập 3.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3A Tiết 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu (Tiết 16):
Đề bài: TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ - NÔNG THÔN- DẤU PHẨY.
I.Mục tiêu:
1.Mở rộng vốn từ về thành thị - nông thôn (tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta, tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn.
2.Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy (có chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Việt Nam có tên các tỉnh, huyện thị.
- Bảng lớp (hoặc 3 băng giấy) viết đoạn văn trong bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
(5 phút)
B.Bài mới
1.Gt bài
(1 phút)
2.HD hs làm bài
a.Bài tập 1
(10- 12 phút)
b.Bài tập 2
(10- 12 phút)
c.Bài tập 3
(8-10 phút)
3.Củng cố ,dặn dò
(2 phút)
-Gv kiểm tra 2 hs làm miệng bài tập 1 và bài tập 3 (tiết LTVC -tuần 15), mỗi em làm 1 bài.
-Nhận xét bài cũ.
-Từ ngữ về thành thị…
-Ghi đề bài.
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài tập.
-Gv nhắc hs chú ý: nêu tên các thành phố, các vùng quê.
-Yêu cầu hs trao đổi theo cặp thật nhanh.
-Gv mời đại diện các nhóm đôi lần lượt kể (Gv treo bản đồ, kết hợp chỉ tên từng thành phố trên bản đồ).
-Gọi một số em nhắc lại tên các thành phố trên nước ta theo vị trí từ Bắc đến Nam ( các thành phố lớn tương đương với một tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ), các thành phố tương đương 1 quận (huyện) : Điện Biên, Thái Nguyên, Việt Trì, Nam Định, Hải Dương, Hạ Long, Thanh Hoá, Vinh,Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt…
-Yêu cầu hs kể tên một vùng quê mà em biết (mỗi hs kể ít nhất tên 1 làng, xã, quận , huyện), Gv kết hợp chỉ bản đồ cho cả lớp thấy vùng quê đó thuộc tỉnh nào.
-Ví dụ: Điện Bàn, Quế Sơn, Tiên Phước (thuộc tỉnh Quảng Nam)…
-Mời 1 hs nêu yêu cầu của bài, lớp suy nghĩ, trao đổi, phát biểu ý kiến, Gv chốt lại tên một số sự vật và công việc tiêu biểu thừơng thấy ở thành phố và nông thôn:
a.Ở thành phố
-Sự vật
-đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, rạp chiếu bóng, bể bơi, cửa hàng, trung tâm văn hóa, siêu thị, bến xe buýt, tắc-xi.
Công việc
-kinh doanh, chế tạo máy móc, chế tạo ô tô, buôn bán, lái xe, nghiên cứu khoa học, biểu diễn thời trang.
B.Ở nông thôn
-Sự vật
-nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng, luỹ tre, cây đa, giếng nước, mái đình, ao cá, hồ sen, trâu, bò, lợn, gà, liềm, quang gánh…
Công việc
-cấy lúa, cày bừa, gặt hái, cắt rạ, phơi thóc, hái dâu, nuôi tằm, ươm tơ. dệt lụa, giã gạo, chăn trâu.
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài, hs làm bài cá nhân, mời 3 em lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
-Gv nhận xét, sửa bài.
-Mời 3,4 hs đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đúng dấu phẩy.
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn hs về nhà đọc lại đoạn văn của bài tập 3.
-Chuẩn bị bài sau: Ôn về từ chỉ đặc điểm.
-2 hs làm bài tập, lớp theo dõi.
-2 hs đọc lại đề.
-1 hs nêu yêu cầu.
-Trao đổi theo cặp , kể theo yêu cầu.
-Nhắc lại.
-Kể về vùng quê.
-Nêu yêu cầu, phát biểu ý kiến.
-1 hs đọc yêu cầu.
-Làm bài trên bảng.
-Nhận xét, sửa bài
-Đọc lại bài.
File đính kèm:
- tiet16.doc