Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3A Tiết 13

I.Mục tiêu:

1.Nhận biết và sử dụng đúng một số từ dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương.

2.Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp kẻ sẵn 2 lần bảng phân loại ở bài tập 1 và các từ ngữ địa phương.

- Bảng phụ ghi sẵ đoạn thơ bài tập 2.

- Một tờ phiếu to viết 5 câu văn có ô trống cần điền ở bài tập 3.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3A Tiết 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu (Tiết 13): Đề bài: TỪ NGỮ VỀ ĐỊA PHƯƠNG - DẤU CHẤM HỎI- DẤU CHẤM THAN. I.Mục tiêu: 1.Nhận biết và sử dụng đúng một số từ dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương. 2.Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp kẻ sẵn 2 lần bảng phân loại ở bài tập 1 và các từ ngữ địa phương. - Bảng phụ ghi sẵ đoạn thơ bài tập 2. - Một tờ phiếu to viết 5 câu văn có ô trống cần điền ở bài tập 3. III.Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ (5 phút) B.Bài mới 1.Gt bài (1 phút) 2.HD hs làm bài a.Bài tập 1 (10 -12 phút) b.Bài tập 2 (8- 10 phút) c.Bài tập 3 (10-11 phút) 3.Củng cố, dặn dò (1-2 phút) -Gv kiểm tra 2 hs làm lại các bài tập 1,3 (tiết 12-LTVC). -Nhận xét bài cũ. -Từ ngữ địa phương. -Ghi đề bài. -Gọi 1 hs nêu yêu cầu của bài tập, lớp theo dõi. -Giúp hs hiểu yêu cầu của bài tập: các từ trong mỗi cặp từ có nghĩa giống nhau: (bố / ba; mẹ / má…), nhiệm vụ của các em là xếp các từ đã cho vào đúng bảng phân loại: từ nào dùng ở miền Nam? Từ nào dùng ở miềm Bắc? -Mời 1 hs đọc lại các cặp từ cùng nghĩa. -Yêu cầu hs trao đổi theo cặp, viết vào vở. -2 hs lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. -Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng, gọi 3,4 hs đọc lại lời giải đúng. Từ dùng ở miền Bắc: Từ dùng ở miền Nam: -bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan -ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm, -Gv : Qua bài tập này, các em sẽ thấy từ ngữ trong tiếng Việt rất phong phú. Cùng một sự vật, đối tượng mà mỗi miền có thể có những cách gọi khác nhau. -Mời một hs đọc yêu cầu, đoạn thơ và các từ trong ngoặc đơn, lớp trao đổi theo cặp để tìm từ cùng nghĩa viết vào giấy nháp. -Gọi nhiều hs nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp. -Nhận xét, viết lên bảng những lời giải đúng. -Mời 4,5 hs đọc kết quả trước lớp, ghi nhớ các cặp từ cùng nghĩa -1 hs thử đọc đoạn thơ sau khi đã thay thế các từ địa phương bằng các từ cùng nghĩa -Nói thêm: nhà thơ Tố Hữu ca ngợi mẹ Suốt… -Cho hs làm bài vào vở. -Các từ cùng nghĩa : +Gan chi / gan gì/ gan rứa/ gan thế +Mẹ nờ/ mẹ à +Chờ chi / chờ gì +Tàu bay hắn / tàu bay nó +Tui / tôi -Gọi 1 hs nêu yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm nội dung bài văn: “Cá heo ở vùng biển Trường Sa”. -Yêu cầu hs tự làm bài vào vở BTTV. -Gọi nhiều hs nối tiếp nhau đọc lại đoạn văn, nói rõ dấu câu được điền vào ô trống. -Gv dán tờ phiếu có ghi 5 câu văn có ô trống cần điền, mời 1 hs lên bảng điền đấu câu vào ô trống. -Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Một người kêu lên: “Cá heo ! ” Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô: “ A ! Cá heo nhảy múa đẹp quá !” -Có đau không, chú mình ? Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé ! -Nhận xét tiết học. -Yêu cầu hs đọc lại nội dung các bài tập 1 và 2 để hiểu biết về từ địa phương ở các miền trên đất nước ta. -Tập tìm thêm các từ ngữ về địa phương các miên Bắc, Trung, Nam thường dùng. -Chuẩn bị bài sau: Ôn về từ chỉ đặc điểm-ôn tập câu: Ai thế nào? -2 hs làm bài tập. -2 hs dọc lại bài. -1 hs nêu yêu cầu. -Hs chú ý lắng nghe. -1 hs đọc các cặp từ cùng nghĩa. -Trao đổi theo cặp, viết vào vở các từ tìm được. -Lớp nhận xét bài làm của bạn. -3, 4 hs đọc. -1 hs đọc yêu cầu, lớp trao đổi theo nhóm, làm bà. -Đọc kết quả. -Nhận xét bài của bạn. -4,5 hs đọc kết quả đúng. -1 hs đọc đoạn văn sau khi hoàn chỉnh. -Làm bài vào vở. -1 hs đọc yêu cầu, lớp đọc thầm bài. -Tự làm bài. -Đọc lại đoạn văn đã điền các dâu câu. -1 hs làm bài trên bảng.

File đính kèm:

  • doctiet13.doc