Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tháng 9

TUẦN 1 TỪ ĐỒNG NGHĨA

Tiết 1

I. MỤC TIÊU:

 - Học sinh hiểu thế nào là từ đồng nghĩa - từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

 - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa

II. CHUẨN BỊ:

 Bảng phụ cho HS làm bài tập 2,3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc22 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tháng 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung. Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................................... TUẦN 4 LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA Tiết 8 Ngày dạy :14.9.2007 I.MỤC TIÊU Giúp HS : - Thực hành luyện tập về từ trái nghĩa : tìm từ trái nghĩa theo yêu cầu, đặt câu với từ trái nghĩa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bài tập 1,2,3 viết sẵn trên bảng. - Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4ph 28ph 3ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa. - Thế nào là từ trái nghĩa? Từ trái nghĩa có tác dụng gì ? - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét- ghi điểm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu – ghi tựa Hôm nay chúng ta cùng học bài Luyện tập về từ trái nghĩa. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài (gạch chân dưới các từ trái nghĩa). GV viết sẵn trên bảng lớp bài tập 1. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, sửa sai. a) Ăn ít ngon nhiều. b) Ba chìm bảy nổi . c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối . d) Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Cho HS tự làm bài . - Gọi HS nhận xét, GV nhận xét. Các từ trái nghĩa : nhỏ / lớn ; trẻ / già ; dưới / trên ; chết / sống. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Cho HS tự làm bài . - Gọi HS nhận xét, GV nhận xét. - Cho HS học thuộc các câu trên. a) Việc nhỏ nghĩa lớn. b) Áo rách khéo vá, hơn lành vụn may. c) Thức khuya dậy sớm. Bài 4 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Cho HS làm bài theo nhóm. - Gọi các nhóm trình bày. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. a) Tả hình dáng: cao/ lùn ; to/ bé; mập/ ốm b) Tả hành động : đứng/ ngồi; khóc/ cười ; vào/ ra c) Tả trạng thái : buồn/ vui ; sướng/ khổ, d) Tả phẩm chất : tốt/ xấu; lành/ ác ; Bài 5 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Cho HS tự làm bài.(có thể đặt một câu có chứa một cặp từ trái nghĩa hoặc 2 câu, mỗi câu chứa một từ). - Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. - Gọi HS đọc câu mình đặt. - GV nhận xét, sửa chữa cho HS. Ví dụ: - Đáng quý nhất là trung thực, còn dối trá thì chẳng ai ưa. - Anh ấy là một người cao thượng. - Nó là một kẻ thấp hèn. 3. Củng cố – dặn dò. - Dặn HS về nhà học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 1, 3ø chuẩn bị bài cho giờ sau Mở rộng vốn từ : Hòa bình . * Nhận xét : - 3 HS lên bảng làm bài. - 2 HS đọc thuộc lòng và nêu nghĩa của câu mình đọc. - Lặp lại tựa bài. - Cá nhân - Cá nhân, vở bài tập. -Cá nhân tiếp nối trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân - Cá nhân, vở bài tập. -Cá nhân tiếp nối trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân - Cá nhân, vở bài tập. -Cá nhân tiếp nối trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân - Cặp đôi. -Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung - Cá nhân - Cá nhân, vở bài tập. -Cá nhân tiếp nối trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. * Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................................... TUẦN 5 MỞ RỘNG VỐN TỪ : HÒA BÌNH Tiết 9 Ngày dạy :16.9.2008 I.MỤC TIÊU Giúp HS : - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Cánh chim hòa bình . - Hiểu đúng nghĩa của từ hòa bình, tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình. - Viết được một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một làng quê hoặc thành phố. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giấy khổ to, viết lông . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TUẦN 5 MỞ RỘNG VỐN TỪ: HÒA BÌNH TIẾT 9 ND: 16.9.2008 I. MỤC TIÊU Giúp HS : - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Cánh chim hòa bình . - Hiểu đúng nghĩa của từ hòa bình, tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình. - Viết được một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một làng quê hoặc thành phố. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 4ph 28ph 3ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 3 HS đặt câu với một cặp từ trái nghĩa mà em biết. - Gọi HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở tiết trước . - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét- ghi điểm. 3. BÀI MỚI 1. Giới thiệu – ghi tựa 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét và nêu: Hòa bình là trạng thái không có chiến tranh, còn trạng thái bình thản là trạng thái tinh thần của con người. Trạng thái hiền hòa, yên ả là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết của con người. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Cho HS làm việc theo cặp. - Gọi HS trình bày kết quả và gọi các nhóm khác nhận xét . - Gọi HS nêu ý nghĩa của các từ vừa tìm được và đặt câu với các từ đó . - GV nhận xét, ghi kết quả đúng. - Những từ đồng nghĩa với từ hòa bình : bình yên, thanh bình, thái bình. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài - Cho HS làm bài vào vở. - Cho 2 HS viết bài vào bảng phụ đính lên bảng, đọc bài làm của mình . GV và cả lớp nhận xét. - Gọi 3 HS đọc bài của mình, gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét ghi điểm. 4. Củng cố – dặn dò. - Dặn HS về nhà đọc lại bài, tự đặt câu - Nhận xét. - 3 HS lên bảng đặt câu. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Lặp lại tựa bài. - Cá nhân - Cá nhân, vở bài tập. -Cá nhân tiếp nối trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân - Nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân - Cá nhân, vở bài tập. -Cá nhân tiếp nối trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. TUẦN 5 TỪ ĐỒNG ÂM Tiết 10 Ngày dạy :18.9.2008 I.MỤC TIÊU Giúp HS : - Hiểu thế nào là từ đồng âm. - Nhận diện được từ đồng âm trong câu, đoạn văn, trong lời nói hàng ngày. - Phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng lớp viết nội dung bài tập 1,2,3 phần luyện tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4ph 28ph 3ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 3 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của nông thôn hoặc thành phố đã làm tiết trước. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét- ghi điểm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu – ghi tựa 2. Phần Nhận xét Bài 1,2 - Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu. - Cho HS tự làm bài . - Gọi HS nhận xét, GV nhận xét. Kết luận: Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau ( đồng âm ) song có nghĩa khác nhau. Những từ như thế được gọi la những từ đồng âm. 3. Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ . - Cho HS tìm ví dụ về từ đồng âm. - GV nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài. 4. Luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS làm việc theo cặp. - Gọi HS phát biểu ý kiến, và HS khác nhận xét,bổ sung. - GV nhận xét. a)+ Cánh đồng : Khoảng đất rộng bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt. + Tượng đồng : đồng là kim loại màu đỏ. + Một nghìn đồng : đồng là đơn vị tiền Việt Nam. b) + Hòn đá : đá là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn. + Đá bóng : đá là đưa chân đá vào trái bóng c) + Ba má : người sinh ra và nuôi dưỡng mình. + Ba tuổi : ba là số tiếp theo só 2 trong dãy số tự nhiên. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở. - Gọi nhận xét, GV nhận xét. - Gọi HS dươí lớp đọc câu mình đặt. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Tổ chức cho HS làm bài, trình bày kết quả - GV nhận xét, sửa sai: Vì Nam nhầm lẫn nghĩa của hai từ đồng âm là tiền tiêu. + Tiền tiêu: tiêu nghiã là tiền để chi tiêu. + Tiền tiêu : vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch. Bài 4 - Gọi HS đọc các câu đố - Cho HS thảo luận nhóm đôi. - Gọi HS trả lời - GV nhận xét, sửa sai: a) con chó thui; từ chín trong câu đố là nướng chín chứ không phải số chín. b) Cây hoa súng và khẩu súng (khẩu súng còn được gọi là cây súng ) 4. Củng cố – dặn dò. - Thế nào là từ đồng âm ? cho ví dụ. - Dặn HS về nhà học thuộc các câu đố, tìm các từ đồng âm và chuẩn bị bài cho giờ sau. * Nhận xét : - 3 HS đọc đoạn văn của minh trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Lặp lại tựa bài. - Cá nhân - Cá nhân, vở bài tập. -Cá nhân tiếp nối trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân tiếp nối đọc bài. - Cá nhân - Nhóm đôi, vở bài tập. - Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân - Cá nhân, vở bài tập. -Cá nhân tiếp nối trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân - Cá nhân, vở bài tập. -Cá nhân tiếp nối trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân - Nhóm đôi, vở bài tập. - Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. * Rút kinh nghiệm : ..........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docMO RONG VON TU.doc