Giáo án Luyện từ và câu 5 năm 2007 - Bài: Mở rộng vốn từ: thiên nhiên

MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN.

I. MỤC TIÊU:

 1.Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm thiên nhiên : biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh nhân hoá bầu trời .

 2. Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng phụ viết sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở bài tập 1, bảng phụ đã kẻ sẵn bảng phân loại phân loại từ ngữ tả bầu trời để học sinh làm bài tập 2.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra:

 - GV gọi HS nhắc lại thế nào là thiên nhiên?

( là tất cả những gì tồn tại xung quanh ta không do con người làm nên )

 - Gọi 1 HS nêu các từ tả chiều rộng trong không gian

( bao la, bát ngát, mênh mông, thênh thang.)

 - Đặt câu với một từ vừa tìm được.

 - Gọi 1 HS nêu các từ ngữ tả tiếng sóng.

( ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ì oạp, thì thầm )

 - Đặt câu với một từ tìm được.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 5 năm 2007 - Bài: Mở rộng vốn từ: thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thao giảng Người thực hiện : Hồ Thị Thu Chung GV Trường TH Trần Phú Thứ bảy ngày 27 tháng 10 năm 2007. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên. I. Mục tiêu: 1.Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm thiên nhiên : biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh nhân hoá bầu trời . 2. Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở bài tập 1, bảng phụ đã kẻ sẵn bảng phân loại phân loại từ ngữ tả bầu trời để học sinh làm bài tập 2. III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: - GV gọi HS nhắc lại thế nào là thiên nhiên? ( là tất cả những gì tồn tại xung quanh ta không do con người làm nên ) - Gọi 1 HS nêu các từ tả chiều rộng trong không gian ( bao la, bát ngát, mênh mông, thênh thang....) - Đặt câu với một từ vừa tìm được. - Gọi 1 HS nêu các từ ngữ tả tiếng sóng. ( ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ì oạp, thì thầm ) - Đặt câu với một từ tìm được. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Các em ạ, Việt Nam chúng ta vốn là xứ sở của hoa thơm trái ngọt, của nắng vàng nhiệt đới và cảnh sắc hữu tình. Chúng ta có muốn giới thiệu với những người khác về vẻ đẹp của quê hương mình không? Vậy để làm được điều đó các em cần phải có vốn từ ngữ thật là phong phú. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tích luỹ thêm được một số từ ngữ rất là hay về phong cảnh thiên nhiên và cách diễn đạt thật chính xác cảm nhận của mình về các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên đấy. - GV ghi tên bài lên bảng. b. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1: GV tạm chia bài thành 2 đoạn : + Đoạn 1: Từ đầu ...........đến nó mệt mỏi. + Đoạn 2 : Tiếp đó cho đến hết bài. - GV gọi HS đọc tiếp nối bài Bầu trời mùa thu ( SGK trang 87-88 ) ( 2 lượt. Có thể sửa lỗi khi đọc song không sa vào tập đọc.) GV: Đây là một mẩu chuyện về một buổi ngoại khoá của các bạn nhỏ nước ngoài cùng với thầy giáo của mình và bầu trời được nhắc đến ở trong bài là bầu trời thu ở nước Nga . - Yêu cầu HS tìm những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện trên? ( nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao/ rửa mặt sau cơn mưa/ xanh biếc/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm/ nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cao hơn/cúi xuống lắng nghe để tìm những con chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào) - GV gắn những từ ngữ miêu tả bầu trời trong bài đã ghi sẵn ở bảng phụ lên bảng. - Một HS đọc lại. BT2: Một HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm việc theo nhóm trong bàn và hoàn thành bài tập vào phiếu học tập. Một bàn hoàn thành trên bảng phụ. +Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao +Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá: rửa mặt sau cơn mưa/ xanh biếc/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm/ nhớ tiếng hót của bầy chi m sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cúi xuống lắng nghe để tìm những con chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào +Những từ ngữ khác: rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh biếc/ cao hơn. - GV gọi một vài bàn trình bày kết quả thảo luận. - Gắn bài làm ở bảng phụ lên bảng lớp. - GV cho HS nhận xét và sau đó chốt lại lời giải đúng. GV: Các em thấy không, cũng bầu trời mùa thu nhưng mỗi người đều có một cách quan sát và miêu tả khác nhau. Qua mẩu chuyện vừa rồi, chúng ta thấy bầu trời thật đáng yêu , thật gần gũi với chúng ta. Chúng ta hãy học tập cách sử dụng từ ngữ như vậy nhé. - Một HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Gọi một HS nhắc lại cảnh như thế nào là cảnh đẹp quê hương. ( con sông, ngọn núi, cánh đồng, một công viên, triền đê, vùng biển..) - HS tiến hành làm bài.( có thể sửa lại đoạn đã viết lần trước ) - GV phát bảng phụ cho 3 HS ở 3 tổ, yêu cầu trình bày trên bảng phụ. - Gọi 1 số HS đọc đoạn văn của mình, yêu cầu lớp nhận xét, bổ sung. - Bình chọn bạn viết hay nhất. - Nếu còn thời gian , đọc cho HS nghe một đoạn văn tham khảo. Trời thu như một chiếc dù xanh bay cao lên mãi. Cái hồ lớn trước làng như mỗi lúc một sâu hơn, xanh hơn, tưởng chừng như không còn là một cái hồ nữa mà là một cái giếng không đáy , ta có thể nhìn thấy bầu trời phía bên kia trái đất. Trên cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ, mấy chị cò trắng đứng co chân ngẩng đầu nhìn chốn xa xăm mơ màng nỗi nhớ cố hương.Tất cả tĩnh lặng, tĩnh lặng đến nao lòng. 3. Củng cố, nhận xét: Nhận xét, đánh giá tiết học, dặn dò các HS viết chưa hay hoàn chỉnh lại để kiểm tra vào tiết học sau .

File đính kèm:

  • docGiao an thao giang.doc
Giáo án liên quan