Giáo án Luyện từ và câu 5 - Mở rộng vốn từ truyền thống

A. Mục đích, yêu cầu :

- Mở rộng, tích cực hóa, hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn.

B. Đồ dùng dạy – học :

- Một số phiếu photo ô chữ của bài tập 2.

- Bảng phụ có viết ô chữ bài tập 2.

C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 5 - Mở rộng vốn từ truyền thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện Từ và Câu MỞ RỘNG VỐN TỪ TRUYỀN THỐNG ( 1 Tiết ) Mục đích, yêu cầu : - Mở rộng, tích cực hóa, hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn. Đồ dùng dạy – học : - Một số phiếu photo ô chữ của bài tập 2. - Bảng phụ có viết ô chữ bài tập 2. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Các bước Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh I. Ổn định lớp. - Học sinh hát “Bốn phương trời”. - Cả lớp hát. II. Kiểm tra bài cũ - Hỏi: Tiết luyện từ và câu trước, chúng ta học bài gì? - Mời HS đọc đoạn văn ngắn viết về tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu và nhớ chỉ rõ những từ ngữ được thay thế. - Học sinh nhận xét. -Giáo viên nhận xét, cho điểm. - Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu. - 2-3 HS bài làm của mình. -Học sinh nhận xét. III. Dạy bài mới. 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn HS làm bài tập - Giáo viên: “Ở tiết luyện từ và câu trước các em được học mở rộng vốn từ truyền thống. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài mở rộng vốn từ truyền thống thông qua một số ca dao, tục ngữ”. - Giáo viên: “Bạn nào nhắc lại hôm nay chúng ta học bài gì?” Bài tập 1: - Đọc yêu bài tập 1 sách giáo khoa trang 90. - Học sinh lắng nghe. - 2 HS luyện từ – mở rộng vốn từ truyền thống. - HS đọc: “Kho tàng tục ngữ, ca dao đã ghi lại nhiều truyền thống quý báu của dân tộc ta. Em hãy mình họa mỗi truyền thống nêu dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao?” Các bước Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh - GV: “Bây giờ cô sẽ chia lớp chúng ta thành bốn nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận một chủ đề đvà viết vào phiếu một câu tục ngữ, ca dao. Ví dụ như với truyền thống yêu nước cô có câu tục ngữ Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.” - GV mời đại diện nhóm dán bài làm lên bảng. - GV mời đại diện nhóm đọc bài làm của mình và giải thích. - GV mời học sinh nhận xét. - GV nhận xét. Bài tập 2: - GV : “Cô mời một bạn đọc cho cô yêu cầu bài tập 2, các bạn còn lại nhìn vào sách giáo khoa đọc thầm.” - GV: “Cô sẽ làm mẫu câu một và câu hai. Với câu 1: Muốn sang thì bắc Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Trước tiên, cô nhìn vào ô chữ cô đếm số ô ở hàng ngang thứ 1 cô có 7 ô, cô sẽ tìm chứ ứng với bảy ô đó cô điền vào. Ở đây chữ ứng với hàng ngang thứ nhất là chữ cầu kiều cô sẽ điền chữ cầu kiều vào ô chữ. Vậy câu ca dao của cô sẽ là Muốn sang thì bắc cầu kiều ”. - GV: “Cô mời một bạn đọc cho cô câu ca dao thứ 2”. - GV: “Ô hàng ngang này có mấy ô?”. - GV: “Vậy theo em ô hàng ngang thứ hai này là chữ gì?”. M: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. a. Yêu nước. b. Lao động cần cù. c. Đoàn kết. d. Nhân ái. - HS lắng nghe. - HS đọc và giải thích câu ca dao, tục ngữ. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS: mỗi câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ dưới đây đều nói đến một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hãy điền các tiếng còn thiếu trong các câu ấy vào các ô trống theo hàng ngang để giải ô chữ hình chữ S. - HS lắng nghe. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng nhưng chung một giàn. - HS: 9 ô. - HS: khác giống. Các bước Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh - GV: “Em hãy đọc hoàn chỉnh câu ca dao này.” - GV: “Cô mời một bạn đứng lên chọn số thứ tự trên ô chữ , đđọc hoàn chỉnh câu ca dao”. - GV: “Em đđiền chữ gì trong câu ca dao này”. - GV: ”Vậy em lên điền vào ô chữ trên bảng”. - GV mời lần lượt từng học sinh đọc đáp án và lên bảng điền. - GV hoặc HS giải thích nghĩa một số câu ca dao, tục ngữ như: Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu. Nực cười châu chấu đá xe Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng. Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn. Lên non mới biết non cao. Lội sông mới biết lạch nào cạn sâu. Dù ai nói đông nói tây Lòng ta vẫn vững như cây giữa rừng. Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. Con có cha như nhà có nóc Con không cha như nòng nọc đứt đuôi. - GV: ”Bạn nào tìm được ô chữ màu xanh?”. - GV nhận xét. - GV : “Chúng ta sẽ đọc lại các câu tục ngữ, ca dao này. Chúng ta sẽ bắt đầu đọc từ bạn Thủy”. - HS đọc. - HS đọc và điền chữ thích hợp vào ô chữ. - HS đọc chữ mình điền. - HS lắng nghe. - HS: đó là câu Uống nước nhớ nguồn. - HS đọc nối tiếp nhau đến câu 16. III. Củng cố, dặn dị - GV: “Cô nhận xét tiết học hôm nay các em có chú ý lắng nghe giảng bài, bạn nào cũng phát biểu tích cực cô có lời khen ngợi các con.” - GV: “Các em về nhà nhớ học thuộc một số câu tục ngữ, ca dao vừa học. Chuẩn bị bài học tiếp theo.” - HS lắng nghe. - HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docBai Mo Rong Von Tu Truyen Thong.doc
Giáo án liên quan