Giáo án luyện lớp 2 Tuần 8 chuẩn

I/. Mục tiêu: HS yếu đọc được bài tập đọc.

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. Giọng đọc rõ ràng.

- Đọc đúng từ khó: nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng lên, lấm lem,

- Biết ngắt, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm, dấu phẩy, cụm từ dài. Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài.

- Đọc hiểu được nội dung bài: Cảm nhận được ý nghĩa cô giáo vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS nên người. Cô như mẹ hiền của các em.

- Giáo dục HS có ý thức tự học.Yêu quí, kính trong 5 thầy cô giáo.

II/ Đồ dùng dạy – học:

- GV: bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn HS đọc.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án luyện lớp 2 Tuần 8 chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp sức( 2 nhóm mỗi nhóm 3 em) 26 + 17. b/ Dặn dò: tiết sau luyện tập. BTVN: 3/36 c/ Nhận xét tiết học: IV/ Phần bổ sung:………………………………………………………….. Môn: Chính tả( nghe- viết) Tên bài dạy: Bàn tay dịu dàng. SGK/ 69 . Thời gian dự kiến: 35’. I/ Mục tiêu: - HS nghe –viết đúng đoạn chính tả trong bài Bàn tay dịu dàng. - HS biết cách trình bày bài chính tả; làm đúng bài tập chính tả tìm tiếng chứa vần ao/ au; uôn/ uông. - HS có ý thức rèn luyện chữ viết đúng, đẹp. II/ Đồ dùng dạy – học: - GV: phiếu bài tập 2 b/vbt. - HS: Vở chính tả, bảng con, III/ Các hoạt động dạy – học: 1/ Hoạt động đầu tiên:Kiểm tra bài cũ - GV đọc các từ ngữ: thoảng, hương nhài, giảng, ngắm mãi... - 2 HS lên bảng viết - HS còn lại viết nháp. - HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm. 2/ Hoạt động dạy bài mới: a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài b/Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả. Bước 1: GV đọc mẫu bài chính tả: Bàn tay dịu dàng. - 1, 2 HS khá đọc lại bài chính tả. Bước 2: GV đặt câu hỏi để HS nắm nội dung bài chính tả. - HS trả lời câu hỏi sgk/69. - GV đọc các từ khó : bắt đầu, thì thào, buồn bã, xoa đầu, dịu dàng, trìu mến - HS viết bảng con các từ ngữ khó. - GV gạch chân các từ ngữ dễ lẫn lộn – HS đọc lại từ khó. * GV nhắc nhở tư thế ngồi viết bài. Bước 3: GV đọc câu, cụm từ,... – HS viết bài. Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài. * GV nhận xét chung. c/ Hoạt động 3: Thực hành làm bài tập Bài tập 1 : Tìm 3 tiếng mang vần ao, 3 tiếng mang vần au: Ví dụ: xao, lao, mào - máu, màu, tàu - HS tự tìm vào vbt và nêu trước lớp – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. Bài tập 2b/ : HS đọc yêu cầu bài tập. - GV gắn bảng phụ bài tập - GV nêu rõ yêu cầu bài tập. - HS tự tìm từ và điền vào vbt – 1 HS lên bảng làm bài. - Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt. - Nước từ trên nguồn đổ xuống, chảy cuồn cuộn. - cả lớp nhận xét – GV ghi điểm, tuyên dương HS tìm từ đúng. 3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò a/ Củng cố: - Nhắc HS ghi nhớ các từ đã học để viết đúng chính tả. b/ Dặn dò: - Về nhà tìm thêm tiếng chứa vần ao/ au, uôn/uông c/ Nhận xét tiết học: IV/ Phần bổ sung:………………………………………………………… Thứ sáu ngày 16.10.2009 Môn: Tập viết. Tên bài dạy: Chữ hoa G Vở tập viết/ 17-18. Thời gian dự kiến: 35’ I/. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ : - Viết chữ cái viết hoa G ( theo cỡ vừa và nhỏ). - Viết đúng, đẹp, sạch cụm từ câu ứng dụng Góp sức chung tay ( theo cỡ nhỏ). - Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết. II/. Đồ dùng dạy – học: - GV: Mẫu chữ hoa G, Phiếu viết chữ Góp, cụm từ Góp sức chung tay trên dòng kẻ ô li. - HS: Vở tập viết , bảng con. III/. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ. Cả lớp viết bảng con chữ hoa E, Ê - GV nhận xét. - HS đọc câu ứng dụng , nêu ý nghĩa của câu. - 2 HS lên bảng viết từ Em – Cả lớp viết bảng con – GV nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Hoạt động dạy học bài mới: : a/ Hoạt động 1:Giới thiệu bài - Chữ hoa G b/ Hoạt động 2: Quan sát và nhận xét chữ hoa G. Bước 1: GV gắn chữ mẫu G – HS nhận xét và nêu: - Chữ G: Cao 8 li, 9 đường kẻ ngang, gồm 2 nét Bước 2: GV viết lên bảng chữ G và hướng dẫn lại cách viết – HS theo dõi. c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết bảng con. - GV yêu cầu HS viết chữ G ( 2-3 lần) – GV uốn nắn HS yếu. - GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương. d/ Hoạt động 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Góp sức chung tay. - 5 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng. Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: + Chữ G cao 4 li + Các chữ cao 2, 5 li là: h, g, y. + Chữ p cao 2 li. + Các chữ cao 1,5 li: t + Chữ cao 1,25 li là: s + Các chữ còn lại cao 1 li. Bước 2: GV viết mẫu chữ Góp và hướng dẫn HS viết: Nét cuối chữ G nối sang nét cong trái của chữ o - HS viết bảng con chữ Góp – GV nhận xét, sửa sai. e/ Hoạt động 5: HS viết vở tâp viết - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ.... - GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu,HS khuyeát taät. 3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: a/ Củng cố: - Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ G hoa. - GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp. b/ Dặn dò: - Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài. c/ Nhận xét tiết học: IV/ Phần bổ sung:……………………………………………………. Môn: Tập làm văn Tên bài dạy: Mời, nhờ, yêu cầu đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi. SGK/ 69. TGDK: 35’ I/. Mục tiêu: : Giúp HS: -Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống - Biết trả lời câu hỏi về thầy giáo, cô giáo lớp 1 - Dựa vào câu trả lời, viết một đoạn văn 4-5 câu về thầy giáo ,cô giáo II/ Đồ dùng dạy – học: - GV: Tranh minh hoạ bt1 và bài văn mẫu. III/. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng hỏi- đáp lời khẳng định, phủ định. - HS theo dõi, nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm. 2. Hoạt động dạy học bài mới: a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu, rút tên bài, ghi bảng b/ Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập. Bài tập 1/: ( Miệng) Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn. - 1 hs đọc yêu cầu, gv ghi bảng. - GV gọi 2 hs lên thực hiện tình huống a( 1 em đóng vai là chủ nhà, 1 em đóng vai là người đến nhà bạn chơi) và ngược lại. - HS thực hiện, trình bày, nhận xét, gv tóm ý * Giải: a/ Chào cậu! Nam đấy à vào nhà chơi. Hoặc thuận! vào đây đi. - Câu b, c( các bước làm tương tự câu a) Bài tập 2: (viết) : Viết đoạn văn 4-5 câu nói về cô ( thầy giào) cũ của em. - HS đọc yêu cầu, gv ghi bảng. - GV đọc bài văn mẫu cho hs tham khảo. + Cô giáo lớp một của em tên là Hiệp. Cô rất yêu thương và quý mến học sinh. Em nhớ nhất đôi bàn tay mềm mại đã rèn luyện nét chữ của em. Em rất quý mến cô và nhớ công ơn của cô. - HS viết bài- GV theo dõi giúp đỡ, nhận xét. - Vài hs đọc bài trước lớp, nhận xét 3. Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: a/ Củng cố: - Đọc lại bài văn hay. - Nhận xét và tuyên dương b/ Dặn dò: Về nhà biết mời, yêu cầu… c/ Nhận xét tiết học:. IV/ Phần bổ sung: ......................................................................................................................................... Môn: toán Tên bài dạy: Luyện tập Sgk: 37 .Tgdk: 40’ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố các công thức cộng qua 10 đã học dạng: 9 + 5 ; 8 + 5 ; 7 + 5 ; 6 + 5. - Rèn kĩ năng cộng qua 10 (có nhớ) các số trong phạm vi 100. - Củng cố kiến thức về giải toán có lời văn, nhận dạng hình. - Ý thức cẩn thận, chính xác khi làm toán. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ bài tập - HS: Bảng con. III. Các hoạt động dạy - học: 1.Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh lên bảng đặt tính bài tập 2/ tr 36 - HS dưới lớp làm bảng con – GV nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Hoạt động dạy học bài mới a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu, rút tên bài, ghi bảng. b/ Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập. Bài 1: Tính nhẩm - HS làm bài và nêu miệng kết quả. - HS nhận xét, sửa sai. - GV đưa bảng phụ hs sửa bài: 6+1=7 6+2=8 6+3=9 6+4=10 6+5=11 6+6=12 6+7=13 6+8=14 6+9=15 6+10=16 6+0=6 7+6=13 8+6=14 9+6=15 10+6=16 Bài 2/vbt: Viết số thích hợp vào ô trống. Học sinh nêu yêu cầu – GV hướng dẫn, HS làm vở bài tập. Số hạng 26 36 46 56 66 47 Số hạng 15 7 24 9 18 46 Tổng 41 43 70 65 84 93 *GV kèm HS yếu làm bài – 2 HS lên bảng làm bài. Bài 4/vbt: Gọi HS đọc bài tóm tắt – GV ghi tóm tắt. - HS nêu lời giải và phép toán giải bài toán – GV nhận xét. - HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập – GV kèm HS yếu làm bài. Bài giải Số cây hai đội trồng được là: 36 + 6 = 42 (cây) Đáp số: 42 cây Bài 5: HS nhìn hình và nêu kết quả: a, Có 3 hình tam giác. b, Có 3 hình tứ giác. 3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: a. Củng cố: - HS nhắc lại nội dung bài. b. Dặn dò: - Tiết sau: Bảng cộng c. Nhận xét tiết học: IV/ Phần bổ sung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Môn: Âm nhạc Tên bài dạy: Ôn 3 bài hát: Thật là hay, Xòe hoa, Múa vui. Phân biệt cao, thấp,dài, ngắn. ( GV nhạc dạy) SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 8 I/Đánh giá tình hình trong tuần qua: 1/ Đã làm được: - Tác phong đến lớp tương đối sạch sẽ. - Sinh hoạt 10’ đầu giơ nghiêm túc đúng quy định - Thực hiện tốt nội quy của trường của lớp đưa ra. - thực hiện tốt ATGT. Nếp sống văn minh trường học. - Về phần học tập của các em có phần tiến bộ hơn 2/ Chưa làm được: - Đi học trễ và vắng học còn nhiều( không có lý do) - Các động tác thể dục và xếp hàng chưa đều, thẳng. - Vào lớp còn ồn, không tập trung nghe giảng không có tính tự giác. - Còn ăn quà bánh trong giờ học. - Ra chơi còn rượt đuổi , đánh nhau, nói tục. - Xếp hàng thể dục và ra vào lớp còn đùa giỡn không có tính tự giác. II/ Phương hướng tuần tới: - Không nên đi học trễ, vắng học phải xin phép - Vào lớp chú ý tập trung nghe cô giảng bài, phát biểu xây dựng bài cho tốt. - Thường xuyên viết bài, làm bài. - không nên nói tục, rượt đuổi đánh nhau - Xếp hàng thể dục cũng như ra về thẳng , nhanh. - Vệ sinh lớp học và cá nhân luôn luôn sạch sẽ. - Ăn nói với bạn bè, thầy cô phải hòa nhả và lễ phép. III/ ATGT, phòng chống tai nạn học đường và tai nạn xã hội: - Ra đường đi đúng về phía tay phải, sát lề đường, sang đường phải nhìn trước nhìn sau. Không đi hàng 2,3 - Không leo trèo cây cối trước sân trường, không đùa giỡn nghịch quá trớn. - Không nên bắt chước uống rượu, đánh bài chơi các trò chơi có tính chất ăn tiền IV/ Văn thể: - Hát tập thể về chủ đề mẹ và cô - Kể chuyện về tấm gương đạo đức HCM - Chơi các trò chơi dân gian. * Đọc cho các em nghe câu 1,2 về bệnh cúm A H1N1 TUẦN 9 Thứ hai ngày 19. 10. 2009 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Thời gian dự kiến: 35’

File đính kèm:

  • doctuan 8.doc