I. Mục đích :
Giúp học sinh :
- Có thái độ và nguyên tắc sống lành mạnh để phòng tránh ma túy.
- Rèn luyện kỹ năng để có thể ứng phó với các tình huống trong thực tiễn
- Hiểu được tình hình buôn bán, nghiện ma túy hiện nay
II. Tài liệu và phương tiện :
- Phiếu bài tập “Ai có thể bị ma túy lôi kéo”
- Giấy màu, kéo, hồ
- Các mảnh giấy nhỏ (5 x 6cm) để tiến hành trò chơi
- Giấy A0 cho các nhóm
III. Các họat động
Khởi động : Trò chơi “Nếu thì” (10 phút)
- Chia cả lớp thành 2 nhóm bằng nhau, nhóm thứ nhất sẽ là nhóm “A”, nhóm thứ hai là nhóm “B”. Trò chơi dựa trên cấu trúc câu có hai mệnh đề ”nếu – thì” trong câu tiếng Việt, ví dụ Nếu trời nắng thì nghỉ học – Chủ đề của trò chơi ngày hôm nay là ma túy. Phát cho mỗi người một mảnh giấy nhỏ yêu cầu viết vào đó một mệnh đề liên quan tới ma túy. Nhóm “A” viết mệnh đề bắt đầu bằng “nếu”, nhóm “B” viết các mệnh đề bắt đầu bằng “thì”
- Sau đó mời 2 bạn đại diện của 2 nhóm lên đọc các mệnh đề của mỗi bên, ghép lại thành một câu xem câu đó có nội dung phù hợp hay không .
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 8: Hãy bảo vệ bản thân bạn bè và gia đình khỏi ma tuý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP 8 HÃY BẢO VỆ BẢN THÂN BẠN BÈ VÀ GIA ĐÌNH KHỎI MA TUÝ
(120 phút)
I. Mục đích :
Giúp học sinh :
- Có thái độ và nguyên tắc sống lành mạnh để phòng tránh ma túy.
- Rèn luyện kỹ năng để có thể ứng phó với các tình huống trong thực tiễn
- Hiểu được tình hình buôn bán, nghiện ma túy hiện nay
II. Tài liệu và phương tiện :
- Phiếu bài tập “Ai có thể bị ma túy lôi kéo”
- Giấy màu, kéo, hồ
- Các mảnh giấy nhỏ (5 x 6cm) để tiến hành trò chơi
- Giấy A0 cho các nhóm
III. Các họat động
Khởi động : Trò chơi “Nếu thì” (10 phút)
- Chia cả lớp thành 2 nhóm bằng nhau, nhóm thứ nhất sẽ là nhóm “A”, nhóm thứ hai là nhóm “B”. Trò chơi dựa trên cấu trúc câu có hai mệnh đề ”nếu – thì” trong câu tiếng Việt, ví dụ Nếu trời nắng thì nghỉ học – Chủ đề của trò chơi ngày hôm nay là ma túy. Phát cho mỗi người một mảnh giấy nhỏ yêu cầu viết vào đó một mệnh đề liên quan tới ma túy. Nhóm “A” viết mệnh đề bắt đầu bằng “nếu”, nhóm “B” viết các mệnh đề bắt đầu bằng “thì”
- Sau đó mời 2 bạn đại diện của 2 nhóm lên đọc các mệnh đề của mỗi bên, ghép lại thành một câu xem câu đó có nội dung phù hợp hay không .
* Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức : “Ai có thể bị ma túy lôi kéo ?” (20 phút)
- Mục tiêu : Nhắc lại cho học sinh nguy cơ bị ma túy lôi kéo
- Đồ dùng dạy học : Phiếu bài tập
- Cách tiến hành :
Bước 1 : HS làm phiếu bài tập “Ai có thể bị ma túy lôi kéo ?”
Bước 2 : Thảo luận nhóm 5 người về kết quả bài tập
Bước 3 : Giáo viên tổng hợp ý kiến học sinh, và dẫn đắt các em cùng thảo luận lớp : “Tại sao tuổi trẻ lại dễ bị ma túy lôi kéo ?”
Kết luận : Nếu mất cảnh giác, chủ quan ai cũng có thể bị ma túy lôi kéo. Tuổi trẻ dễ bị lôi kéo nhất vì các em chưa đủ kinh nghiệm sống để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, dễ bị bạn bè lôi kéo, dễ bị kích động muốn chúng tỏ bản lĩnh của mình, thiếu thông tin, hiểu biết và kỹ năng để có thể tự bảo vệ.
* Hoạt động 2 : Tình hình buôn bán sử dụng ma túy (20 phút)
- Mục tiêu : Giúp học sinh biết được tình hình buôn bán và sử dụng ma túy hiện nay
- Đồ dùng dạy học : “Phiếu vấn đề” cho 4 nhóm
- Cách thực hiện :
Bước 1 : Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các phiếu vấn đề của nhóm mình
Bước 2 : Các nhóm đọc vấn đề của nhóm mình trước lớp và tóm tắt kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác bổ sung
Bước 3 : Giáo viên tổng hợp nội dung chính của hoạt động
Kết luận : Tình hình buôn bán và sử dụng ma túy ở nuớc ta càng ngày càng gia tăng, điều đó có nghĩa là nguy cơ ma túy tấn công mỗi người cũng tăng lên. Mỗi người có trách nhiệm phòng tránh ma túy cho chính mình và người khác. Học sinh cũng có vai trò và trách nhiệm trong công tác phòng tránh ma túy.
* Hoạt động 3 : Hãy nói không với ma túy ! (30 phút)
- Mục tiêu : Giúp mỗi học sinh đưa ra quyết tâm cá nhân để phòng tránh ma túy
- Đồ dùng : Giấy màu cho mỗi người
- Cách thực hiện :
Bước 1 : Mỗi người hãy đặt bàn tay mình lên trên tấm giấy màu và vẽ bàn tay vào tờ giấy đó, suy nghĩ và viết vào từng ngón tay khẩu hiệu hành động thể hiện thông điệp “hãy nói không với ma túy”.
Bước 2 : Trao đổi ý kiến về thái độ và nguyên tắc sống của mình với một người bạn trong lớp. Sau đó mời một số bạn đọc cho cả lớp cùng nghe về các nguyên tắc sống của mình
Bước 3 : Giáo viên tổng kết ý kiến thảo lụân của học sinh
Để góp phần tránh ma túy, chúng ta cần :
- Tìm hiểu về tác hại của ma túy, các nguyên nhân thường dẫn đến sử dụng ma túy và nói cho các bạn khác cùng biết.
- Có ý thức cảnh giác về các tình huống nguy cơ dẫn đến sử dụng ma túy
- Kiên quyết cự tuyệt sự rủ rê của bạn bè, không hút, hít, tiêm chích, thử bất kỳ loại ma túy.
- Từ chối không tham gia tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ma túy.
- Báo cho người có trách nhiệm về những hiện tượng buôn bán sử dụng ma túy
* Họat động 4 : Bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm HIV/AIDS (40 phút)
Thảo luận tài liệu : “Một mình một kim”
- Mục tiêu : Giúp mỗi học sinh hiểu các cánh lựa chọn an toàn để bảo vệ bản thân khỏi ma túy và HIV/AIDS
- Đồ dùng : Quyển sách nhỏ “Một mình một kim”
- Cách thực hiện :
Bước 1 : Chia lớp thành các nhóm 6-8 em. Giáo viên phân công các nhóm đọc tài liệu : trang 1-4, trang 3-10, trang 11-15. Nếu lớp đông, có thể tổ chức 6 nhóm, cứ 2 nhóm đọc cùng phần nội dung.
Bước 2 : Trong mỗi nhóm, các em xem các trang theo phân công của giáo viên, thảo luận và tóm tắt nội dung chính của bản thân đó
Bước 3 :
+ Giáo viên mời từng nhóm trình bày tóm tắt. Lưu ý nhắc các nhóm khác lắng nghe và đặt câu hỏi làm rõ thêm nội dung, vì vừa rồi các em chưa thảo luận nội dung của nhóm bạn.
+ Với mỗi nhóm giáo viên nhấn mạnh nội dung hoặc thông điệp chính của các phần tài liệu đó.
Bước 4 : Giáo viên kết luận
Có các cách cụ thể để bảo đảm an toàn và tự bảo vệ khỏi ma túy và nhiễm HIV/AIDS:
- Cách tốt nhất là không dùng ma túy. Cần cảnh giác đối với nguy cơ bị lôi kéo vào ma túy, cần có kỹ năng và cách ứng phó để tự bảo vệ bản thân. Cần chủ động tìm hiểu để biết về tác hại nhiều mặt của ma túy, và đặc biệt là nguy cơ nhiễm HIV.
- Nếu đã trót dùng ma túy thì nên đi cai ngay.
- Nếu chưa thể bỏ được ngay thì đồi sang hút hoặc hít là cách an toàn hơn tiêm chích
- Nếu tiếp tục chích, cần dùng bơm kim tiêm riêng, một lần và cũng đừng dùng chung lọ đựng dung dịch
PHIẾU BÀI TẬP
AI CÓ THỂ BỊ MA TÚY LÔI KÉO
(Dùng cho hoạt động 1)
Hãy đánh dấu vào những người có thể bị ma túy lôi kéo
1
Người lớn đã đi làm
13
Lái xe tải
2
Người có nhiều tiền
14
Lái xe taxi
3
Người bị cô đơn
15
Người buôn bán ở chợ
4
Người có nhiều nỗi buồn
16
Người buôn bán ở cửa hàng
5
Thanh niên chưa có vợ
17
Bộ đội
6
Người đi làm thuê
18
Công an
7
Công nhân
19
Lính cứu hỏa
8
Cán bộ nhà nước
20
Thợ may
9
Người từ 18 tuổi trở nên
21
?
10
Trẻ con 10 tuổi
22
?
11
Phụ nữ ở nhà nội trợ
?
12
Sinh viên đại học
?
PHIẾU BÀI TẬP
(Dùng cho hoạt động 2)
“VẤN ĐỀ NÀY NÓI LÊN ĐIỀU GÌ ?”
Vấn đề cho nhóm 1
Trong 8 năm qua, tòa án nhân dân các cấp đã xét xử 25.635 vụ, 36.876 người phạm tội liên quan đến ma túy. Trong đó :
Tử hình : 201 người, tù chung thân : 249 người, tù từ 10-20 năm : 4.246 người
Những con số này nói lên điều gì ?
Vấn đề cho nhóm 2
Người nghiện ở lứa tuổi thanh niên tăng nhanh, số người nghiện dưới 30 tuổi chiếm 70%. Thậm chí có cả trẻ em dưới 10 tuổi đã nghiện ma túy.
Những con số này nói lên điều gì ?
Vấn đề cho nhóm 3
Nhà nước đã tổ chức cai nghiện cho trên 124.977 lượt người, tỷ lệ số người sau nghiện bỏ được chỉ khoảng 10-15%, có nơi chỉ 5% hoặc tái nghiện 100%, có người đi cai nghiện 8-10 lần vẫn mắc nghiện
Con số này nói lên điều gì ?
Vấn đề cho nhóm 4
Năm 2000, cả nước có 100.000 người nghiện ma túy. Nếu một ngày 1 người nghiện ma túy hút một liều herôin giá 100.000Đ thì một ngày cả nước tiêu phí hơn 10 tỉ đồng. Nếu đem số tiền này xây dựng trường học thì mỗi năm xây được khoảng 1000 trường khang trang hiện đại
Con số này nói lên điều gì ? Số tiền này có thể được dùng vào việc gì khác ?
THÔNG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN
1. Tình hình buôn bán sử dụng ma túy
- Theo báo cáo của Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy, 6 tháng đầu năm 2001, số tội phạm về ma túy bị bắt giữ và số người nghiện đều tăng so với cuối năm 2000. Hà Nội bắt 900 vụ : 1075 đối tượng, tăng 24% so với năm 2000
- Đến 30-06-2001 thành phố có 8125 người nghiện ma túy trong đó tuổi từ 18-35 là 6780 người – (chiếm 79,6%)
Người
1996
1997
1998
1999
2000
Số người nghiện ma túy
69.000
72.000
86.000
107.000
110.000
Số HS-SV nghiện ma túy
2.800
2.600
2.460
2.221
1.270
Số tội phạm bị bắt
6.651
14.000
18.000
22.000
Theo nguồn của UBQG về phòng chống tội phạm ma túy, mại dâm
2. Những con đường thâm nhập của ma túy vào truờng học
Theo nhiều số liệu thống kê có thể thấy những con đường ma túy thâm nhập vào trường học như sau:
- Nhóm bạn bè : là hình thức thâm nhập nhanh, đơn giản nhất do yếu tố tâm lý lan tỏa số đông
- Các quán hành xung quanh khu vực nhà trường : các quán này thường là nơi tụ tập của các nhóm học sinh, do đó dễ là nơi tàng trữ, tiêu thụ ma túy do lợi nhuận
- Tổ chức buôn bán ma túy : bằng con đường sử dụng các tay, chân là những con nghiện tại trường hoặc từ ngòai vào rủ rê, lôi kéo tìm mọi cách tổ chức bán và tổ chức hút, hít, chích.
- Các tác động xã hội và gia đình khác đã ảnh hưởng tới suy nghĩ và lối sống của cá nhân
3. Cùng giúp nhau phòng tránh ma túy
Mỗi cộng đồng đều có những vấn đế về ma túy. Trước hiểm họa ma túy, mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ mình và người thân khỏi hiểm họa này thông qua các việc làm cụ thể. Những việc làm đó có thể là cùng giúp nhau tìm hiểu về ma túy, phát hiện và tố giác các hành vi tàng giữ ma túy, thông tin tuyên truyền trong mỗi gia đình về vấn đề ma túy.
4. Phòng chống HIV/AIDS
Học sinh và Thanh thiếu niên cần hiểu rõ nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm chích ma túy. Biện pháp an toàn là khử trùng bơm kim tiêm đúng cách, và sử dụng bơm kim tiêm riêng. Lưu ý không sử dụng chung.
File đính kèm:
- LỚP 8 HÃY BẢO VỆ BẢN THÂN BẠN BÈ VÀ GIA ĐÌNH KHỎI MA TUÝ.doc