Giáo án Lớp 5C Tuần 28 Năm 2013 - 2014

I/ Mục tiêu:

- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Biết đổi đơn vị đo thời gian.

- HSKT: Thực hiện phép cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.

II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

*Kiểm tra bài cũ:

Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

* Bài mới:

 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5C Tuần 28 Năm 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và - Lưu ý: Nếu mẫu số này chia hết cho mẫu số kia thì khi quy đồng mẫu số hai Mẫu số chung là 20 phân số ta lấy mẫu số chung là mẫu số lớn. b. và Mẫu số chung là 36 giữ nguyên Bài 4: - HS đọc đề bài - GV gợi ý - 1 HS đọc - HS theo dõi - Em hãy nêu cách thực hiện phân số? - HS nêu - Yêu cầu HS làm VBT - HS làm VBT và nêu 3. Kết luận: - HS nêu cách sô sánh các phân số khôngg cùng mẫu. Luyện từ và câu TIẾT 56: KIỂM TRA ĐỌC- HIỂU GIỮA HỌC KÌ II (tiết 7) I/ Mục tiêu : - Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì 2, nêu ở tiết 1 ôn tập. II/ Các hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Kiểm tra: GV phát đề, HS làm bài A. Đọc Bài luyện tập trang 103 Tiếng Việt 5 Tập 2. B. Dựa vào nội dung bài đọc và chọn ý trả lời đúng: 1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên? a) Mùa thu ở làng quê b) Cánh đồng quê hương c) Âm thanh mùa thu 2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào? a) Chỉ bằng thị giác ( nhìn) b) Chỉ bằng thị giác và thính giác ( nghe) c) Bằng cả thị giác ,thính giác và khứu giác ( ngửi) 3. Trong câu “ Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trấi đất.”,từ đó chỉ sự vật gì? a) Chỉ những cái giếng b) Chỉ những hồ nước. c) Chỉ làng quê 4.Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất? a) Vì bầu trời mùa thu rất cao nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trấi đất. b) Vì bầu trời mùa thu rất xanh nên tác giả có cẩm tưởng đó là một bầu trời khác. c) Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “ những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bâu trời bên kia trái đất. 5. Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hoá? a) đànchim nhạn, con đê và những cánh đồng lúa. b) Con đê, những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai. c) Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai. 6. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh? a) Một từ. Đó là từ:............................................................................................ b) Hai từ. Đó là từ:............................................................................................. c) Ba từ. Đó là từ:............................................................................................... 7. Trong các cụm từ chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển? a) Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển b) Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển c) Cả ba từ dù , chân, tay đều mang nghĩa chuyển. 8.Từ chúng trong bài văn được dùng để chỉ những sự vật nào? a) Các hồ nước b) Các hồ nước, bọn trẻ. c) Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ. 9. Trong đoạn thứ nhất ( 4 dòng đầu) của bài văn, có mấy câu ghép? a) Một câu. Đó là câu............................................................................................. b) Hai câu. Đó là câu.............................................................................................. c) Ba câu. Đó là câu ................................................................................................ 10.Hai câu “ Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của câuy cối, đất đai.” Liên kết với nhau bằng cách nào? a) Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ …, thay cho từ … b) Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ … c) Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. II. ĐỌC HIỂU: 5 điểm ( mỗi ý đúng 0,5 điểm) Câu 1: a) Mùa thu ở làng quê Câu 2: c) Bằng cả thị giác ,thính giác và khứu giác ( ngửi) Câu 3: b) Chỉ những hồ nước. Câu 4: c) Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “ những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bâu trời bên kia trái đất. Câu 5: c) Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai. Câu 6: b) Hai từ. Đó là từ: xanh mướt, xanh lơ. Câu 7: a) c) Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ. Câu 8: Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển Câu 9: a) Một câu. Đó là câu: Chúng không còn là những hồ nước nữa,chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìnthấy bầu trời bên kia trái đất. Câu 10: b) Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ: không gian. Khoa học Tiết 56: SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG I. Mục tiêu: Sau bài học HS: Vẽ được chu trỡnh sinh sản của cụ trựng. II. Chuẩn bị: Hình 114, 115 SGK III. Các hoạt động dạy học * KTBC: Kể tên một số côn trùng ? * Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Sự sinh sản của côn trùng 2. Phát triển bài. a) Hoạt động 1: Làm việc với SGK * Mục tiêu: - Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh - Xác định được giai đoạn gây hại của bướm cải - Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - Các nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, trang 114 - SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu nhộng và bướm - Thảo luận các câu hỏi + Bướm thường đẻ trừng vào mặt trên hay dưới của lá rau cải ? + ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất ? + Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu ? Bước 2: Làm việc cả lớp Chú thích các hình - Đại diện nhóm báo cáo + Hình 1: Trứng + Hình 2: 2a, 2b, 2c: sâu + Hình 3: Nhộng + Hình 4: Bướm + Hình 5: Bướm cải (đẻ trứng vào lá rau cải, cải bắp, súp lơ) Kết luận: Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau… b) Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận * Mục tiêu: - So sánh tìm ra được sự giống và khác nhau giữa chu kỳ sinh sản của ruồi và gián. - Nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng - Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc theo chỉ dẫn trong SGK - Thư ký ghi két quả thảo luận Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Giáo viên chữa bài So sánh chu kỳ sinh sản Ruồi Gián - Giống nhau - Đẻ trứng - Trứng nở ra giòi (ấu trùng), giòi hoá nhộng, nhộng nở ra ruồi. - Đẻ trứng - Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian - Nơi đẻ trứng - Nơi có phân, rác thải, xác chết động vật... - Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo… - Cách tiêu diệt - Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi… - Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo… - Phun thuốc diệt gián * Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng - 4 HS đọc ghi nhớ 3. Kết luận: - HS nêu chu trình sinh sản của côn trùng - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Tập làm văn Tiết 56: Kiểm tra giữa kỳ II Tiết 8 I. Mục tiêu: Kiểm tra viết theo đúng mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng ở giữa học kì 2 Nghe viết đúng bài chính tả tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức bài thơ ( văn xuôi) II. Hoạt động dạy học: 1. CHÍNH TẢ: NGHE -VIẾT ( trang 102 Tiếng việt 5 tập 2) Bà cụ bán hàng nước chè 2. TẬP LÀM VĂN Em hãy tả người bạn thân của em ở trường. ĐÁP ÁN: 1. CHÍNH TẢ: 5 điểm - Trình bày sạch sẽ, đúng mẫu chữ: 5 điểm - Sai 3 lỗi trừ 1 điểm. 2. TẬP LÀM VĂN: 5 điểm * Điểm 5: - Bài viết đúng thể loại, kiểu bài, đúng nội dung đề yêu cầu. - Bố cục rõ ràng đủ 3 phần. - Viết câu đủ ý, đúng ngữ pháp. - Biết sử dụng từ ngữ có hình ảnh phù hợp. - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Không mắc lỗi chính tả (hoặc mắc 1, 2 lỗi nhẹ về dấu thanh. * Điểm 4: - Bài viết đúng thể loại, kiểu bài, đúng nội dung yêu cầu của đề. - Bố cục rõ ràng đủ 3 phần. - Viết câu đủ ý, đúng ngữ pháp. - Diễn đạt chưa thật rõ ràng, đôi chỗ dùng từ chưa phù hợp. - Mắc 1, 2 lỗi chính tả (về dấu câu, âm, vần). * Điểm 3: Bài viết đúng thể loại, kiểu bài, nội dung nhưng diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, bài viết thiếu hình ảnh, viết còn sai 1, 2 câu; sai 3, 4 lỗi chính tả. * Điểm 1, 2: Không đạt được các yêu cầu trên (tuỳ vào mức độ đạt trong bài của HS, GV cho điểm 1, 2) HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ KỂ CHUYỆN BẪY Cề I. Mục đích: - Ghi nhớ và kể lại được câu chuyện - Luyện cho HS kĩ năng nhận xét lời kể của bạn. - Giáo dục tình cảm thân thiện giữa con người và động vật. II. Nội dung và hình thức hoạt động : 1. Thời gian: 40 phút. 2. Địa điểm: Lớp học. 3. Đối tượng: HS lớp 5 III. Chuẩn bi: - Một số hình ảnh về các loài động vật: khỉ, chim, rắn,gà, cá, ... IV. Cách tiến hành: 1. Hoạt động1: GV kể chuyện - GV giới thiệu câu chuyện: Truyện kể về 1 lần đi bẫy cò của 2 anh em Vin. - GV kể chuyện 1lần 1 ( giọng kể chậm rãi, cảm xúc ở những lần cảnh cò con mắc bẫy và lòng hối hận của anh em bé Vin). - HS lắng nghe - GV kể lần 2 - HS lắng nghe 2. Hoạt động 2: Phát biểu cảm xúc về câu chuyện - GV đặt câu hỏi: + Sau khi được nghe câu chuyện Bẫy cò em nghĩ gì? ( HS phát biểu theo cảm xúc riêng) 3. Hoạt động 3: Tập kể lại câu chuyện - GV ghi bảng phụ các ý chính của câu chuyện + HS kể lại câu chuyện theo ý chính của chuyện ( mỗi H kể 1 đoạn) - GV kể lại chuyện lần 3 + Kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm + HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp +) HS thi kể trước lớp ( Đại diện các nhóm thi kể) +) Nhận xét tuyên dương 4. Hoạt động 4: Thi tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - GV đặt câu hỏi: +) Bé Vin muốn anh bắt cho mình một con cò vàng để làm gì? +) Em hãy tả lại cảnh cò con bị mắc bẫy +) Em tưởng tượng cò mẹ sẽ ra sao nếu mất con? +) Vì sao hai anh em quyết định gỡ bẫy trả cò con cho cò mẹ? +) Chi tiết nào cho thấy bé Vin rất lo lắng cho cò con? +) Khi thả cò con về với mẹ của nó, 2 anh em Vin đã nói chuyện với nhau. Em hãy tưởng tượng 2 anh em Vin nói gì? +) Em nghĩ gì ki nghe xong câu chuyện này? - HS thảo luận theo nhóm và đại diện trả lời các câu hỏi. V. Kết luận: - HS rút ra nội dung ý nghĩa câu chuyện: câu chuyện khuyên chúng ta hãy biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên quanh ta. Chúng ta không nên săn bắt giết hại động vật vì chúng ta chính là bạn của động vật.

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 28(2).doc