1. Giới thiệu bài: Tiết Toán đầu tiên trong chương trình Toán 5 sẽ giúp các em ôn tập những kiến thức về phân số qua bài”Ôân tập khái niệm về phân số”
2. Ôn tập cách đọc, viết phân số.
- GV đính 4 tấm bìa lên bảng rồi cho HS quan sát để nêu tên gọi phân số, viết phân số và đọc phân số
- GV làm mẫu cho HS tấm bìa 1. Cụ thể: một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số đọc là hai phần ba.
- GV cho HS trình bày phát biểu. Gv ghi trên bảng ứng với các phân số của từng tấm bìa.
42 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5C Tuần 1 Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A TRÒ
1. Khởi động:
Hát
2. Bài cũ:
- Kiểm tra SGK, đồ dùng học tập và hường dẫn phương pháp học bộ môn
Học sinh nghe hướng dẫn
3. Giới thiệu bài mới:
- Tiết địa lí đầu tiên của lớp 5 sẽ giúp các em tìm hiẻu những nét sơ lược về vị trí, giới hạn, hình dạng đất nước thân yêu của chúng ta.
- Học sinh nghe
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Vị trí Việt Nam trên bản đồ
- Hoạt động nhóm đôi, lớp
- Lãnh thổ Việt Nam gồm có những bộ phận nào ?
- Đất liền, biển, đảo và quần đảo.
- Chỉ vị trí đất liền nước ta trên lược đồ.
- Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào ?
- Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
- Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta ?
- Đông, Nam và Tây Nam
- Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta ?
- Đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, Côn Đảo ...
- Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Giáo viên chốt ý
+ Yêu cầu học sinh xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ
+ Học sinh chỉ vị trí Việt Nam trên bản đồ và trình bày kết quả làm việc trước lớp
+ Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời
+ Yêu cầu học sinh xác định vị trí Việt Nam trong quả địa cầu
+ Học sinh lên bảng chỉ vị trí nước ta trên quả địa cầu
- Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác ?
- Vừa gắn vào lcụ địa Châu A vừa có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ và đường biển.
Giáo viên chốt ý
* Hoạt động 2: Phần đất liền của nước ta có hình dáng và kích thước như thế nào ?
- Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo 6 nhóm
+ Học sinh thảo luận
- Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì ?
- Hẹp ngang nhưng lại kéo dài theo chiều Bắc – Nam và hơi cong như chữ S
- Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km ?
- 1650 km
- Từ Tây sang Đông, nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km
- Chưa đầy 50 km
- Diện tích phần đất liền của nước ta là bao nhiêu km2 ?
- 330.000 km2
- So sánh diện tích phần đất liền của nước ta với một số nước có trong bảng số liệu.
+So sánh:
S.Campuchia < S.Lào < S.Việt Nam < S.Nhật < S.Trung Quốc
+ Giáo viên sửa chữa và giúp hoàn thiện câu trả lời.
+ Học sinh trình bày
- Nhóm khác bổ sung
Giáo viên chốt ý
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
- Tổ chức trò chơi “Tiếp sức”: Dán 7 bìa vào lược đồ khung
- Học sinh tham gia theo 2 nhóm, mỗi nhóm 7 em
- Giáo viên khen thưởng đội thắng cuộc
- Học sinh đánh giá, nhận xét
5. Tổng kết – dặn dò
- Chuẩn bị: “Địa hình và khoáng sản”
- Nhận xét tiết học
Thûá saáu ngaây 23 thaáng 08 nùm 2013
TIẾT 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT PPCT 2 LUYỆN TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa.
- Học sinh tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho.
-Cảm nhận sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Biết cân nhắc kết hợp với câu đoạn văn cụ thể.
- Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa để sử dụng khi giao tiếp cho phù hợp.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Phiếu pho to phóng to ghi bài tập 3 - Bút dạ
-Học sinh: Từ điển
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
Hát
2. Bài cũ:
“Trong tiết học trước, các em đã biết thé nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa để làm bài tập”
- Học sinh tự đặt câu hỏi
Thế nào là từ đồng nghĩa ? kiểm tra
Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn - không hoàn toàn ? Nêu vd
Giáo viên nhận xét - cho điểm
3. Giới thiệu bài mới:
- Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Học sinh nghe
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1:
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Học theo nhóm bàn
- Sử dụng từ điển
Giáo viên chốt lại và tuyên dương
- Học sinh nhận xét
Bài 2:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Học sinh làm bài cá nhân
- Giáo viên quan sát cách viết câu, đoạn và hướng dẫn học sinh nhận xét, sửa sai
- Học sinh sửa bài
Giáo viên chốt lại - Chú ý cách viết câu văn của học sinh
- Học sinh nhận xét từng câu (chứa từ đồng nghĩa ...)
Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3
- Học trên phiếu luyện tập
- Học sinh làm bài trên phiếu
- Học sinh sửa bài
- Học sinh đọc lại cả bài văn đúng
* Hoạt động 2: Củng cố
- Hoạt động nhóm, lớp
- Giáo viên tuyên dương và lưu ý học sinh lựa chọn từ đồng nghĩa dùng cho phù hợp
- Các nhóm cử đại diện lên bảng viết 3 cặp từ đồng nghĩa (nhanh, đúng, chữ đẹp) và nêu cách dùng.
5. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ Tổ Quốc”
- Nhận xét tiết học
Tiết 2 : THỂ DỤC
GVBM LÊN LỚP
Tiết 3 : TOÁN
Tiết PPCT 5 PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nhận biết về các phân số thập phân.
- Học sinh nhận ra một số phân số có thể viết thành phân số thập phân, vận dụng giải các bài tập về phân số thập phân chính xác.
- Giáo dục HS yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Phấn màu, bìa, băng giấy.
-Học sinh: Vở bài tập, SGK, bảng con, băng giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động:
Hát
2. Bài cũ: So sánh 2 phân số
- Giáo viên trả bài miệng và làm bài tập nhỏ liên quan đến kiến thức cũ
- Học sinh sửa bài 1, 2, 3/7 (SGK)
- Giáo viên yêu cầu học sinh sửa bài tập về nhà
- Bài 2: chọn MSC bé nhất
- Bài 3: nêu cách so sánh phân số đồng tử số
Giáo viên nhận xét
- Ghi điểm
3. Giới thiệu bài mới: Tiết toán hôm nay chúng ta tìm hiểu kiến thúc mới phân số thập phân
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu phân số thập phân
- Hoạt động nhóm (6 nhóm)
- Hướng dẫn học sinh hình thành phân số thập phân
- Học sinh thực hành chia tấm bìa 10 phần; 100 phần; 1000 phần
- Lấy ra mấy phần (tuỳ nhóm)
- Nêu phân số vừa tạo thành
- Nêu đặc điểm của phân số vừa tạo
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 gọi là phân số gì ?
- ...phân số thập phân
- Một vài học sinh lập lại
- Yêu cầu học sinh tìm phân số thập phân bằng các phân số
, và
- Học sinh làm bài
- Học sinh nêu phân số thập phân
- Nêu cách làm
Giáo viên chốt lại: Một số phân số có thể viết thành phân số thập phân bằng cách tìm một số nhân với mẫu số để có 10, 100, 1000 và nhân số đó với cả tử số để có phân số thập phân
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân, lớp học
Bài 1: Viết và đọc phân số thập phân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
1/Đọc phân số thâp phân 9/10; 21/100; 625/1000; 2005/1000000
Giáo viên nhận xét
Bài 2: Viết phân số thập phân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
2/ Viết các phân số thâp phân :
Bảy phần mười; hai mươi phần trăm; bốn trăm bảy mươi lăm phần nghìn; một phần triệu.
Giáo viên nhận xét
Bài 3 : Phân số nào là phân số thập phân
3
4
100
17
69
7
10
34
1000
2000
Các phân số thập phân là :
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Có thể nêu hướng giải (nếu bài tập khó)
Bài 4:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề
- Nêu yêu cầu bài tập
Viết số thích hợp vào ô trống :
a/
7
=
7x
=
2
2x
10
c/
6
=
6:
=
30
30:
10
TIẾT 4 : TẬP LÀM VĂN
TIẾT PPCT 2 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH MỘT BUỔI TRONG NGÀY
I. MỤC TIÊU:
- Từ việc phân tích quan sát và chọn lọc chi tiết rất đặc sắc của các tác giả trong 3 bài văn tả cảnh, học sinh hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.
- Biết trình bày rõ ràng, gây ấn tượng về những điều đã thấy khi quan sát cảnh một buổi chiều trong ngày.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Bảng pho to phóng to bảng so sánh
+ 5, 6 tranh ảnh
- Học sinh: Những ghi chép kết quả quan sát 1 cảnh đã chọn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động:
Hát
2. Bài cũ:
- Học sinh nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ
Giáo viên nhận xét
- 1 học sinh lại cấu tạo bài “Nắng trưa”
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Học sinh đọc - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài văn
Bài 1:
- Từng nhóm cử 3 đại diện trình bày 3 bài văn
- Tả cảnh gì ? ở đâu ? lúc nào ?
- Cả lớp nhận xét sau phần trình bày của các nhóm
- Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào ?
- Sách giáo khoa /48, 49
- Nêu những chi tiết về hình dáng, đường nét, màu sắc, chuyển động âm thanh
- Sách giáo khoa /49
Giáo viên chốt lại
- Các chi tiết làm nổi bật ấn tượng chung về cảnh vật như thế nào ?
Bài 2:
- Một học sinh đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc bài tham khảo “Buổi sớm trên cánh đồng”
- Học sinh giới thiệu những tranh vẽ về cảnh vườn cây, công viên, nương rẫy
- Học sinh ghi chép lại kết quả quan sát (ý)
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày
5. Tổng kết - dặn dò
- Hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở
- Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn
TIẾT 5 : SINH HOẠT LỚP
TUẦN 1
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS biết được các bạn nằm trong cán sự lớp
- HS biết sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm cho tuần sau.
- Giáo dục cho HS có ý thức kỉ luật tốt
II. CHUẨN BỊ
- GV chuẩn bị danh sách ban cán sự lớp
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
a. Các tổ trưởng nhận xét những hoạt động của tổ trong tuần
b. GV đánh giá, nhận xét chung:
¬ Nề nếp
- Nhìn chung nề nếp lớp tương đối ổn định
- Vệ sinh lớp sạch sẽ, xếp hàng ra vào lớp thẳng hàng, nghiêm túc
¬ Học tập
- Lớp đã đi vào nề nếp học tập, các em đã có ý thức học tốt
- Đồ dùng học tập mang tương đối đầy đủ
- Về nhà chăm chỉ học bài và làm bài đầy đủ
- Trong giờ học các em hăng hái phát biểu xây dựng bài, chăm chú nghe giảng
w Tồn tại: Một số em chưa chăm chỉ học còn nói chuyện trong lớp
¬ Các hoạt động khác
- Lớp đã chấp hành nội quy trường, lớp nghiêm túc
- Vệ sinh trường , lớp sạch đẹp, không xã rác bừa bãi
- Đảm bảo ATGT, ANHĐ
- Chăm sóc cây xanh rất tốt
¬ KẾ HOẠCH TUẦN: 02
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp
- Vệ sinh trường lớp sạch đẹp
- Tiếp tục theo dõi HS để phân loại cho chính xác
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
File đính kèm:
- Giao an vip.doc