Giáo án Lớp 5C Tuần 1 - Trần Thị Thanh Dung

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó: tựu trường; sung sướng, siêng năng, nô lệ, non sông

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm giời nô lệ; cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc năm châu

 - Qua bức thư, Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.

 - Học thuộc lòng đoạn thư “ sau 80 năm giời . của các em”.

 

doc46 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5C Tuần 1 - Trần Thị Thanh Dung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, cùng trả lời câu hỏi. - Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS bổ sung ý kiến đến khi có câu trả lời hoàn chỉnh. a) Những sợ vật được miêu tả: cánh đồng buổi sớm: đám mây, vòm trời…bầy sáo liệng trên cánh đồng; mặt trời mọc. b) Tác giả quan sát sự vật bằng xúc giác: thấy sớm đầu thu mát lạnh; …những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân. Bằng thị giác: thấy đám mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi… c) - Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên … của Thuỷ. Tác giả cảm nhận được giọt mưa rơi trên tóc, rất nhẹ. - Giữa những đám mây xám đục… xanh vòi vọi. Tác giả quan sát bằng thị giác, - Những sợi cỏ đãm nước …em ướt lạnh. Tác giả cảm nhận sự vật bằng làn da... Bài 2 - Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập. - Gọi HS đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày - Nhận xét, khen ngợi những HS có ý thức chuẩn bị bài, quan sát tốt. - Tổ chức cho HS làm bài tập cá nhân; GV giúp đỡ HS gặp khó khăn. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 3 đến 5 HS tiếp nối nhau đọc. - 2 HS lập dàn ý vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở. - Chọn HS làm bài tốt trình bày dàn ý của mình. - Cùng HS nhận xét, sửa chữa coi như một dàn bài mẫu. C. Củng cố, dặn dò: 2p - Nhận xét giờ học, - Về nhà chuẩn bị giờ sau. - 1 HS dán phiếu của mình lên bảng, các HS khác đọc nêu ý kiến về bài của bạn. Toán Tiết 5. Phân số thập phân I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Biết thế nào là số thập phân. - Biết có một số phân số có thể chuyển thành phân số thập phân và biết chuyển các phân số này thành phân số thập phân. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: 5p - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu học sinh làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm học sinh. B. Dạy - học bài mới: 32p 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán này các em sẽ cùng tìm hiểu về phân số thập phân. 2. Giới thiệu phân số thập phân. - GV viết lên bảng các phân số ; ; ;… và yêu cầu HS đọc. ?: Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số trên? - GV giới thiệu: Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000….được gọi là các phân số thập phân. - GV viết lên bảng phân số và nêu yêu cầu: ? Hãy tìm một phân số thập phân bằng phân số ? ?: Em làm thế nào để tìm được phân số thập phân bằng với phân số đã cho? - Gv yêu cầu t.tự với các phân số ; ; - Gv nhận xét, chốt lại. Kết luận : +Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân. + Khi muốn chuyển một phân số thành số thập phân ta tìm một số nhân với mẫu để có 10,100,1000… rồi lấy cả tử số và mẫu số nhân với số đó để được phân số thập phân. 3. Luyện tập - thực hành Bài 1( SGK – 8) - GV viết các phân số thập phân lên bảng và yêu cầu HS đọc. - GV nhận xét, chốt cách đọc. Bài 2( SGK – 8) - GV lần lượt đọc các phân số thập phân cho học sinh viết. - GV nhận xét bài của học sinh trên bảng . Bài 3SGK – 8) - GV cho HS đọc các phân số trong bài, sau đó nêu rõ các phân số thập phân. ? Trong các phân số còn lại , phân số nào có thể viết thành phân số thập phân ? Bài 4( SGK – 8) ?: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS. C. Củng cố và dặn dò: 3p - GV tổng kết tiết học , dặn dò học sinh về nhà làm vở bài tập và chuẩn bị bài sau. - 2 học sinh lên bảng làm bài , HS dưới lớp theo dõi và nhận xét - HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. - HS đọc các phân số trên - HS nêu theo ý hiểu của mình. VD + Các phân số có mẫu số là 10,100,… + Mẫu số của các phân số này đều chia hết cho 10…. - HS nghe và nhắc lại. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp, học sinh có thể tìm: - HS nêu cách làm của mình. - HS tiến hành tìm các phân số thập phân bằng với các phân số đã cho và nêu cách tìm của mình. - Lớp nhận xét, bổ sung và nêu kết quả bài làm của mình. - Học sinh nghe và nêu lại kết luận của giáo viên. - HS nối tiếp nhau đọc các phân số thập phân. - Lớp nhận xét. - 2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở bài tập. Yêu cầu viết đúng theo thứ tự của GV đọc. - HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - HS đọc và nêu : phân số ; là phân số thập phân. - HS nêu : phân số có thể viết thành phân số thập phân : = - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm số thích hợp điền vào ô trống - HS nghe GV hướng dẫn. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. ; b) ; c) ; d) - HS nhận xét bài bạn, theo dõi GV chữa bài và tự kiểm tra bài của mình. Đạo đức Bài 1. Em là học sinh lớp 5 I. MỤC TIÊU Giúp HS biết: HS lớp 5 có một vị thế mới so với HS các lớp dưới nên cần cố gắng học tập, rèn luyện, cần khắc phục những điểm yếu riêng của mỗi cá nhân trở thành điểm mạnh để xứng đáng là lớp đàn anh trong trường cho các em HS lớp dưới noi theo. - HS cảm thấy vui và tự hào vì mình đã là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. Yêu quý và tự hào về trường, lớp mình. - Nhận biết được trách nhiệm của mình là phải học tập chăm chỉ, không ngừng rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. - Có kỹ năng tự nhận thức những mặt mạnh và những mặt yếu cần khắc phục của mình. - Biết đặt mục tiêu và lập kế hoạch phấn đấu trong năm học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Trang vẽ các tình huống SGK phóng to. - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1. 15p Vị thế của học sinh lớp 5 - GV treo tranh minh hoạ các tình huống như SGK, tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung của từng tình huống. + GV gợi ý tìm hiểu tranh: 1. Bức tranh thứ nhất chụp cảnh gì? 2. Em thấy nét mặt các bạn như thế nào? 3. Bức tranh thứ hai vẽ gì? 4. Cô giáo đã nói gì với các bạn? 5. Em thấy các bạn có thái độ như thế nào? 6. Bức tranh thứ ba vẽ gì? 7. Bố các bạn HS đã nói gì với bạn? 8. Theo em, bạn HS đó đã làm gì để được bố khen? 9. Em nghĩ gì khi xem các bức tranh trên? + GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập: - HS chia nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo luận. + HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. 1. Bức tranh thứ nhất chụp cảnh các bạn học sinh lớp 5 trường tiểu học Hoàng Diệu đón các em là HS lớp 1. 2. Nét mặt bạn nào cũng vui tươi, háo hức. 3. Bức tranh thứ hai vẽ cô giáo và các bạn HS lớp 5 trong lớp học. 4. Cô giáo nói: Cô chúng mừng các em đã lên lớp 5. 5. Em thấy các bạn ai cũng rất vui vẻ, hạnh phúc, tự hào. 6. Bức tranh thứ ba vẽ bạn HS lớp 5 và bố của bạn. 7. Bố bạn nói: Con trai bố ngoan quá. Đúng là HS lớp 5 có khác. 8. Bạn HS đó đã tự giác học bài, làm bài tập, tự giác làm việc nhà…. 9. HS trả lời theo ý của mình. + HS thảo luận và trả lời câu hỏi. Phiếu học tập Em hãy trả lời các câu hỏi sau và ghi ra giấy câu trả lời của mình. 1. HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp dưới trong trường? 2. Chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? 3. Em hãy nói cảm nghĩ của nhóm em khi đã là HS lớp 5? Đáp án: 1. HS lớp 5 là HS lớn nhất trường nên phải gương mẫu để cho các em HS lớp dưới noi theo. 2. Chúng ta cầnn phải chăm học, tự giác trong công việc hằng ngày và trong học tập, phải rèn luyện thật tốt… 3. Em thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn. Em thấy vui và rất tự hào vì đã là HS lớp 5. - GV tổ chức cho HS trao đổi cả lớp. - GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5 … sẽ gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS lớp dưới học tập và noi theo. - HS thực hiện và báo cáo trước lớp. Hoạt động 2. 10p Em tự hào là học sinh lớp 5 - GV nêu câu hỏi yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời: ? Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình? ? Hãy nêu những điểm em thấy mình còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5? - GV cho HS nối tiếp nhau trả lời. - GV nhận xét và kết luận: Mỗi chúng ta đều có những điểm yếu và điểm mạnh … xứng đáng là HS lớp 5 – là lớp lớn nhất trường. - HS nêu ý kiến theo suy nghĩ của cá nhân. - HS trả lời. - HS lắng nghe. Hoạt động 3. 5p Trò chơi “ MC và HS lớp 5” - GV tổ chức HS làm việc theo nhóm. + GV nêu bối cảnh: Trong lễ khai giảng chào mừng năm học mới. Có một chương trình dành cho các bạn mới vào lớp 5 có tên gọi “ Gặp gỡ và giao lưu”. - GV nhận xét các nhóm chơi. - GV gọi 3 em đọc ghi nhớ trong SGK. - GV chốt lại bài: Là một HS lớp 5, các em cần cố gắng học thật giỏi … các em cũng cần khắc phục những điểm yếu của mình để xứng đáng là HS lớp 5 – Lớp đàn anh trong trường. - HS tiến hành chia nhóm. + HS nghe và năm được cách chơi. + HS chơi trò chơi. - HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 4. 3p Hướng dẫn thực hành - GV giao bài về nhà cho HS. 1. Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này. 2. Sưu tầm các câu chuyện về các tấm gương về HS lớp 5 gương mẫu. 3. Vẽ chủ đề về trường em. Sinh hoạt tập thể tuần 1 I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh nhận rõ ưu- khuyết điểm trong tuần. Đề ra phương hướng hoạt động và chỉ tiêu phấn đấu trong tuần học tới. II. SINH HOẠT: 1. Lớp tự sinh hoạt: - GV yêu cầu lớp trưởng lên điều khiển lớp sinh hoạt. - GV theo dõi, quan sát. - Yêu cầu học sinh bình bầu học sinh chăm ngoan và xếp loại thi đua giữa các tổ. 2. GV nhận xét chung: - Qua một tuần học tập, lớp đã dần dần đi vào nề nếp và ổn định thời gian học. - Chuẩn bị đồ dùng HT tương đối tốt, hầu hết các em đều có đủ sácg vở để học. - Đồng phục đã mặc đúng quy định. -Vẫn còn có em nói chuyện riêng, chưa chú ý nghe giảng. 3. Đề nội quy của lớp. - GV nhắc nhở những quy định của nhà trường. - GV đề ra nội quy của lớp… + Nghỉ học phải xin phép. + Lớp trưởng quản lý lớp. + Lớp phó cho các bạn truy bài 15p đầu giờ. + Các tổ trưởng đôn đốc, nhắc nhở trong tổ của mình. 4. Văn nghệ. - GV động viên HS tham gia chơi. - Lớp trưởng lên điều khiển - Lần lượt tổ trưởng từng tổ lên nhận xét các hoạt động của tổ mình trong tuần. - Lớp lắng nghe. - Lớp trưởng nhận xét chung. - HS phát biểu ý kiến của mình. - HS bình bầu cá nhân, tổ chăm ngoan. - Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm. - Học sinh hoạt động dưới sự chỉ đạo của giáo viên và lớp trưởng - Lớp phó văn thể cho lớp sinh hoạt văn nghệ.

File đính kèm:

  • docGA LOP 5 TUAN 1CHI TIET T82009.doc
Giáo án liên quan