c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS đọc nối tiếp cả bài dưới sự hướng dẫn của GV
- Hướng dẫn HS đọc tốt đoạn 3 (cảm hứng ca ngợi, sảng khoái ; nhấn giọng các từ ngữ : bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lí, buộc phải bỏ, xấu xa nhất, chấm dứt).
- GV hướng dẫn HS đọc; GV đọc mẫu, HS luyện đọc theo cặp; thi đọc diễn cảm.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 6 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dục học sinh một số kĩ năng sống.
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
BT1 : HS đọc yêu cầu bài toán, tóm tắt bài toán.
- HS phân tích đề, nêu hướng giải.
- HS giải, nhận xét, đánh giá.
- HS sửa chữa bài vào vở.
BT2 : HS tự tìm hiểu yêu cầu bài toán.
- HS làm phần a, báo cáo kết quả, GV nhận xét.
- HS tóm tắt ý b, HS nhận dạng toán.
- HS giải, nhận xét, đánh giá.
BT 3 : HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS nêu cách hiểu về tỉ lệ bản đồ.
- HS lên bảng giải.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá.
Lưu ý có thể tính diện tích theo đơn vị là Xăng- ti- mét vuông.
BT4 : HS đọc bài toán.
- HS quan sát và phân tích hình vẽ, nêu các cách tính khác nhau.
- HS tính, sau đó lựa chọn kết quả.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các bài bài còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ngày dạy Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011
Tập làm văn : 12
luyện tập tả cảnh
i. Mục đích yêu cầu
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích BT1.
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2).
- Giáo dục học sinh một số kĩ năng sống.
ii. Chuẩn bị :
- Vở Bài tập TV5;
iii. Lên lớp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
A. Bài cũ : Kiểm tra bài tập 4 tiết tập làm văn cuối tuần 5
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a) BT1 : HS làm việc theo cặp, trả lời các câu hỏi phần a:
+ Đoạn văn miêu tả cảnh gì ?
+ Tác giả quan sát những gì và vào lúc nào ?
+ Khi quan sát biển tác giả có những liên tưởng thú vị gì ?
- GV giải nghĩa từ “liên tưởng”
- GV kết luận : Những liên tưởng này khiến cho biển trở nên gần gũi với con người hơn.
- HS trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi phần b:
+ Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
+ Nâu tác dụng của những lên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.
b) BT2. HS đọc yêu cầu BT.
- HS đọc yêu cầu
- HS dựa vào kết quả quan sát lập dàn ý cho bài văn miêu tả con kênh.
- HS đọc trước lớp; GV tổ chức cho HS nhận xét, GV kết luận, tuyên dương những dàn ý hay thể hiện sự quan sát chi tiết, theo trình tự, phối hợp nhiều giác quan.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét chung về tinh thần học tập của cả lớp.
yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả cảnh sông nước.
Giới thiệu bài
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
BT1: Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Đoạn văn SGK
Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo mây trời.
Tác giả quan sát bầu trời và mặt biển theo các thời điểm khác nhau : khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió.
Biển như con người, cũng buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.
BT2 : Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý cho bài miêu tả cảnh sông nước.
Toán : 30
luyện tập chung
I. Mục tiêu: Biết:
- So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với các phân số.
- Giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
(BTcần làm 1, 2a,d; 3 – HS nào có khả năng làm thêm phần còn lại.)
- Giáo dục học sinh một số kĩ năng sống.
II. Chuẩn bị
iII. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
BT1 : HS nêu yêu cầu
- HS nêu hướng làm; HS làm.
- GV tổ chức nhận xét, đánh giá, yêu cầu HS nêu cách so sánh phân số; GV củng cố cho HS kĩ năng so sánh phân số.
BT2 : HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS làm bài cá nhân; GV bao quát lớp giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức chữa bài; GV nhấn mạnh : nên làm theo cách quy đồng với mẫu số nhỏ sẽ tiên lợi hơn. ý c, d khuyến khích HS tính bằng cách thuận tiện nhất.
BT3 : HS đọc đề toán, HS nêu phép tính giải.
- HS giải, nhận xét, đánh giá.
BT4 : HS đọc thầm, tóm tắt bài toán dưới dạng sơ đồ.
- HS xác định dạng toán, HS giải.
- Nhận xét, đánh giá
- GV thu 4- 5 vở, chấm bài 3 và 4; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý, bài còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
BGH duyệt:
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
tuần 7
Ngày dạy Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
Tập đọc : 13
những người bạn tốt
Theo Lưu Anh
I. Mục đích yêu cầu
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị : Tranh minh hoạ bài đọc, tranh, ảnh về cá heo (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
A. Bài cũ : Đọc bài “Tác phẩm của Si- le và tên phát xít”, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài : Gv giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm và chủ điểm con người với thiên nhiên.
- Gv giới thiệu bài: Qua bài học này các em sẽ hiểu về nhiều loài vật. Tuy không thể trò chuyện bằng ngôn ngữ của loài người nhưng chúng là người bạn tốt của con người.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- 1 HS khá giỏi đọc toàn bài
- GV chia đoạn (4 đoạn); tổ chức cho HS đọc nối tiếp theo đoạn
- Đọc nối tiếp lần 1, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, lỗi ngắt giọng, nhấn giọng.
- HS đọc nối tiếp lần 2, GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ khó.
- HS đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài : GV tổ chức cho HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi :
- Vì sao nghệ sĩ A- ri- xôn phải nhảy xuống biển ?
- Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?
- Qua câu chuyện trên em thấy cá heo đáng quý ở điểm nào ?
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo với nghệ sĩ ?
GV kết luận ghi bảng nội dung.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS đọc nối tiếp cả bài dưới sự hướng dẫn của GV.
- Hướng dẫn HS đọc tốt đoạn 2.
- GV hướng dẫn HS đọc lưu ý nhấn giọng
vào các từ ngữ “ đã nhầm, đàn cá heo , say sưa thưởng thức” ; GV đọc mẫu, HS luyện đọc theo cặp.
-Thi đọc diễn cảm.
- GV và HS bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau.
1. Luyện đọc
- A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu.
2. Tìm hiểu bài
- A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông đòi giết ông.
- Khi A-ri-ôn hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã bơi đến vây quanh lấy con tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống và đưa ông về đất liền.
- Cá heo rất đáng yêu, đáng quý vì biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là người bạn tốt của con người.
- Đám thuỷ thủ là người nhưng tham lam độc ác, không có tính người. Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh tốt bụng, biết cứu giúp con người.
Nội dung : khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý cuả loài cá heo với con người.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Chính tả 7 : nghe – viết
dòng kinh quê hương
I. Mục đích yêu cầu
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ trống trong đoạn thơ (BT2); thực hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3.
- Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh quê hương có tác dụng BVMT.
II. Chuẩn bị
-Vở BT
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
A. Bài cũ : Viết các tiếng chứa nguyên âm đôi ở 2 khổ thơ của Huy Cận (tiết trước) và giải thích quy tắc đánh dấu thanh.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài : GVnêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV đọc bài chính tả một lượt đoạn viết ( đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng cá âm, vần, thanh dễ lẫn lộn).
- HS đọc thầm bài chính tả, chú ý cách trình bày, từ ngữ dễ viết sai : mái xuồng, giã bàng, ngưng lại, lảnh lót.
- GV đọc cho HS viết theo tốc độ quy định, đọc 2-3 lượt nhắc nhở HS tư thế viết, cách trình bày.
- HS trao đổi vở Gv đọc, HS soát và đánh dấu lỗi.
- GV thu 4- 5 vở chấm, nhận xét
3. Hướng dẫn HS làm BT chính tả
BT2 : HS đọc thầm và nêu yêu cầu BT
- GV gợi ý vần này thích hợp cho cả 3 ô trống.
- HS điền và báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá.
BT3 : HS đọc yêu cầu, HS làm bài cá nhân
- Tổ chức chữa bài; GV lưu ý HS vị trí đánh dấu thanh
- HS học thuộc các thành ngữ trên
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm tốt
- Ghi nhớ cách đánh dấu thanh trong bài và vận dụng để viết đúng, học thuộc các thành ngữ trong bài.
1. Hướng dẫn học sinh nghe- viết.
Dòng kinh quê hương
2. Luyện tập
BT2 : Tìm một vần có thể điền vào cả 3 ô trống dưới đây:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều.
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
BT3 : Tìm tiếng có chứa ia và iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây:
Đông như kiến
Gan như cóc tía
Ngọt như mía lùi
File đính kèm:
- tuan 6.doc