I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiện, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn. (Bài tâp cần làm 1, 2, 3 – HS nào có khả năng làm thêm phần còn lại.)
- Giáo dục học sinh kĩ năng sống như kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự học, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giao tiếp
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 31 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V đưa bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy; mời 1 HS đọc.
- Cả lớp đọc thầm từng câu văn có sử dụng dấu phẩy, suy nghĩ làm bài vào vở BT.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2 : Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện vui “Anh chàng láu lỉnh”, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- Ba HS nối tiếp nhau trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV nhấn mạnh: Dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại.
Bài tập 3: HS đọc thành tiếng yêu cầu bài.
GV lưu ý HS đoạn văn trên có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí, các em phải phát hiện và sửa lại cho đúng.
- HS đọc thầm đoạn văn suy nghĩ, làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng thi làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
c. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét về tiết học, nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy, có ý thức sử dụng cho đúng các dấu phẩy.
Bài 1: Nêu tác dụng của các dấu phẩy được dùng trong các đoạn văn sau:
Đoạn văn trong SGK.
Bài 2 : Đọc mẩu chuyện vui dưới đây và trả lời câu hỏi:
Anh chàng láu lỉnh
a) Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là xã đã đồng ý cho làm thịt con bò?
b) Lời phê trongđơn cần được viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng ?
Bài tập 3: Trong đoạn văn sau có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Em hãy sửa lại cho đúng.
Đoạn văn trong SGK
Toán : 154
luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và tính chất nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị biểu thức và giải toán. (Bài tập cần làm 1, 2, 3 – HS nào có
khả năng làm thêm các bài còn lại.)
- Giáo dục học sinh kĩ năng sống như kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự học, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giao tiếp…
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân; sau đó HS đổi vở cho bạn bên cạnh kiểm tra. Trong khi đó GV gọi một số HS lên bảng làm.
- Tổ chức cho HS nhận xét; GV chốt lại lời giải đúng, nhấn mạnh ý nghĩa của phép nhân; GV lưu ý HS cách trình bày.
Bài 2: HS đọc thầm và nêu yêu cầu bài toán.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm; HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Tổ chức cho HS chữa bài; GV giúp HS nêu ra được nhận xét: Khi thứ tự thực hiện các phép tính khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau.
Bài 3: HS đọc đề bài, HS nêu tóm tắt bài toán.
- HS tự giải bài toán; HS nhận xét, GV kết luận.
Số dân của nước ta tăng thêm năm 2001 là:
77515000 : 100 ´ 1,3 = 1007695 (người)
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là:
77515000 +1007695 = 78522695 (người)
Bài 4: HS đọc bài toán.
- HS nêu nhận xét về vận tốc của thuyền lúc xuôi dòng.
- HS giải bài toán; tổ chức cho HS báo cáo kết quả; GVnhận xét, đánh giá và nhấn mạnh : Vận tốc thuyền khi xuôi dòng bằng vận tốc thuyền lúc nước yên tĩnh cộng với vận tốc dòng nước; vận tốc thuyền khi ngược dòng bằng vận tốc thuyền lúc nước yên tĩnh trừ đi vận tốc dòng nước.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ngày dạy Thứ sáu ngày 11 tháng 4 năm 2014
Tập làm văn : 62
ôn tập về văn tả cảnh
I. Mục tiêu:
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: HS trình bày dàn ý em đã đọc hoặc đã lập trong học kì I – bài tập 1, tiết trước.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay cả lớp sẽ tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh. Các em sẽ thực hành lập dàn ý một bài văn tả cảnh sau đó trình bày miệng bài văn.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
b1) Bài tập 1:
*Chon đề bài : Một HS đọc nội dung bài tập.
GV : Các em cần chọn miêu tả một trong bốn cảnh đã nêu; nên chọn cảnh em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc quen thuộc.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này.
* Lập dàn ý
- Một HS đọc gợi ý 1 và 2 SGK.
- GV nhắc HS : Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý SGK, song phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý tả cảnh đã chọn để trình bày miệng.
- HS lập dàn ý bài văn.
- HS trình bày cả lớp bổ sung hoàn chỉnh.
- HS sửa chữa dàn ý của mình.
b2) Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập. GV nhắc HS trình bày sát theo dàn ý, trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
- Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý trước lớp.
- Sau mỗi em trình bày cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp ý trong dàn ý, cách trình bày diễn đạt; bình chon người có dàn ý hay, trình bày tốt nhất.
- GV cho HS tham khảo về một dàn ý và cách trình bày thành câu trong SGV.
c. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn vào tiết cuối tuần 32.
Bài 1: Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau:
Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
Một đêm trăng đẹp.
Trường em trước buổi học.
Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
Bài 2: Trình bày miệng dàn ý bài văn miêu tả mà em đã lập dàn ý.
Tìm ý cho bài văn.
Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán : 155
ôn tập : phép chia
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng vào tính nhẩm. (bài tập cần làm 1, 2, 3 – HS nào có khả năng làm thêm các bài còn lại.)
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS ôn tập
a) GV hướng dẫn HS ôn tập những hiểu biết chung về phép chia : tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép chia hết; đặc điểm của phép chia có dư.
Cách tổ chức ôn tập giống như ôn tập về phép nhân.
b) GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: HS làm bài cá nhân; tổ chức cho HS chữa bài.
- Hướng dẫn HS rút ra nhận xét:
+ Trong phép chia hết a : b = c, ta có a = c ´ b (b khác 0)
+ Trong phép chia có dư a : b = c (dư r), ta có a = c ´ b + r (0 < r <b).
Bài 2: HS làm bài cá nhân sau đó GV gọi HS lên bảng chữa; tổ chức cho HS nhận xét, yêu cầu HS nêu cách tính; GV kết luận.
Bài 3: HS nối tiếp nhau nêu kết quả nhẩm và cách tính nhẩm.
VD : 11 : 0,25 = 11 : 1/ 4 = 11 ´ 4 = 44.
Bài 4 : HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS có thể giải hai cách; khi chữa bài HS vần chỉ ra được cách tính nào thuận tiện
hơn và đã vận dụng tính chất nào.
- GV tổ chức cho HS nhận xét; GV kết luận, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
BGH duyệt :
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
Tuần 32
Ngày dạy Thứ hai ngày 14 tháng 4 năm 2014
Tập đọc : 63
út Vịnh
Theo Tô Phương
I. mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc cả bài văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
- Giáo dục học sinh kĩ năng sống như kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự học, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giao tiếp…
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi trả lời câu hỏi về nọi dung bài.
3. Bài mới
a. Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài học
- Mở đầu chủ điểm đầu sách TV 2 có tên gọi Em là học sinh. Chủ điểm kết thúc bộ SGK Tiếng Việt tiểu học có tên – Những chủ nhân tương lai . Các em hiểu “những chủ nhân tương lại” là ai ?
- GV giới thiệu bài học mở đầu chủ điểm : Truyện út Vịnh kể về một bạn nhỏ có ý thức giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu một em nhỏ chơi trên đường ray.
b. Luyện đọc
- Một HS đọc cả bài văn.
- HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
- HS đọc nối tiếp bài văn (2 lượt), Có thể chia bài thành 4 đoạn : đoạn 1 từ đầu đến còn ném đá lên tàu; đoạn 2 tiếp đến hứa không chơi dại như vậy nữa; đoạn 3 tiếp đến tàu hoả đến; đoạn 4 còn lại. GV kết hợp sửa lỗi cho HS; giúp HS tìm hiểu nghĩa một số từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì ?
- út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn
1. Luyện đọc:
Giải nghĩa từ : sự cố, thanh ray, thuyết phục, chuyền thẻ.
2. Tìm hiểu bài:
- Lúc thì đá tảng nằm trên đường tàu; lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn trên đường ray. Nhiều khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
- Vịnh tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn …
- Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến; … Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
- Đó là ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng
File đính kèm:
- tuan 31.doc