BT1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân; tổ chức cho HS chữa bài; GV đưa bảng phụ ra gọi HS lên bảng điền cho hoàn chỉnh.
- Yêu cầu HS học thuộc các đơn vị đo diện tích thông dụng và quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng đó.
BT2: HS đọc yêu cầu; HS tự làm bài sau đó đổi vở với bạn bên cạnh nhận xét bài của bạn.
- Tổ chức cho HS chữa bài; củng cố cho HS về mối quan hệ của hai đơn vị đo diện tích liền nhau, về cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách làm.
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 30 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết sau viết bài.
Bài 1: Đọc bài văn dưới đây, trả lời câu hỏi:
Chim hoạ mi hót
a) Bài văn có mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
b) Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào ?
c) Em thích những chi tiết và hình ảnh so sánh nào ? Vì sao ?
Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em yêu thích.
Ngày dạy Thứ năm ngày 3 tháng 4 năm 2014
Luyện từ và câu : 60
ôn tập về dấu câu
(Dấu phẩy)
I. Mục tiêu:
- Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy. (BT1)
- Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu bài tập 1.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết các câu , đoạn văn có ô trống trong Truyện kể về bình minh.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Hai HS làm lại bài tập 1,3 tiết trước.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập về dấu phẩy: nắm vững tác dụng của dấu phẩy, biết thực hành điền đúng dấu phẩy vào câu văn.
b. Hướng dẫn làm bài tập
- Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giải thích yêu cầu bài tập: Các em phải đọc kĩ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong mỗi câu văn. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấu phẩy.
- HS đọc từng câu văn suy nghĩ, làm bài vào vở bài tập.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả; cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2 :
- Một HS đọc nội dung bài tập (Đọc cả mẩu chuyện “Chuyện kể về bình minh” còn thiếu về dấu chấm, dấu phẩy; giải nghĩa từ “khiếm thị”)
- GV nhấn mạnh 2 yêu cầu.
- HS đọc thầm truyện, điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong vở BT.
- HS trao đổi vở với bạn bên cạnh, báo cáo kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS sửa chữa bài của mình trong vở bài tập. HS đọc lại mẩu chuyện và nói lại nội dung câu chuyện.
c. Củng cố, dặn dò:
- Một HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
- Nhận xét về tiết học, dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu phẩy để sử dụng cho đúng và ch/bị bài sau.
Bài 1: Xếp các ví dụ dưới đây vào ô thích hợp trong bảng tổng kết về dấu phẩy :
Bảng tổng kết
Tác dụng của dấu phẩy
Ví dụ
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụtrong câu
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
Ngăn cách các vế trong câu ghép
BT2 : Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống nào trong mẩu chuyện sau ? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán : 149
ôn tập về đo thời gian
I. Mục tiêu :
- Kiến thức : biết quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
- Kĩ năng: Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân. Chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ.
(Bài tập cần làm 1, 2cột1, 3 – HS nào có khả năng làm thêm phần còn lại.)
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
BT1 : HS đọc yêu cầu; HS làm bài cá nhân.
- HS báo cáo kết quả; GV yêu cầu HS ghi nhớ kết quả bài tập 1.
BT 2 : HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân; trong khi đó GV gọi HS lên bảng làm.
- Tổ chức cho HS chữa bài, HS nhận xét, GV kết luận.
- HS sửa chữa trong bài của mình.
b) 45 phút = 3/4 giờ = 0,75 giờ 30 phút = 1/2 giờ = 0, 5 giờ
15 phút = 1/4 giờ = 0,25 giờ 6phút = 6/60 giờ = 0,1 giờ
1giờ 30 phút = 1,5 giờ 12 phút = 12/60 giờ = 0,2 giờ
3giờ 15 phút = 3,25 giờ 2 giờ 12 phút = 2,2 giờ
d) 90 giây = 1,5 phút 30 giây = 1/2 phút = 0,5 phút
1phút 30 giây = 1,5 phút 2 phút 45 giây = 2,75 phút
BT3: HS đọc bài; HS làm bài cá nhân.
- GV lấy đồng hồ cho HS thực hành xem đồng hồ khi di chuyển các kim. (chủ yếu với các trường hợp phù hợp với kiểu câu hỏi : “Đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ và bao nhiêu phút ?”
BT4: HS đọc yêu cầu; HS làm bài cá nhân sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả; Yêu cầu HS giải thích cách làm. Cả lớp nhận xét, GV kết luận.
Hướng dẫn: : Đổi 2giờ = 2,25 giờ
Quãng đường ô tô đã đi là: 60 ´ 2,25 = 135 (km)
Ô tô còn phải đi đoạn đường là: 300 - 135 = 165 (km)
Chọn đáp án B.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Ngày dạy Thứ sáu ngày 4 tháng 4 năm 2014
Tập làm văn : 60
Tả con vật
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài
- Trong tiết TLV trước, các em đã ôn tập về văn tả con vật, đã luyện viết một đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật mà em thích. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập viết hoàn chỉnh bài văn tả con vật.
2. Hướng dẫn HS làm bài.
- Một HS đọc đề bài và gợi ý của tiết Viết bài văn tả con vật.
- GV nhắc HS : Có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng đã viết trong tiết trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết bài văn miêu tả con vật khác với con vật mà em đã chọn tả ở tiết trước.
3. HS làm bài
4. Củng cố dặn dò
- GV thu bài, nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31- Ôn tập về tả cảnh.
Toán : 150
ôn tập phép cộng
I. Mục tiêu :
- Kiến thức: Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán.
- Kĩ năng: BT cần làm 1, 2cột 1, 3, 4 – HS nào có khả năng làm thêm phần còn lại.
- Giáo dục học sinh kĩ năng sống như kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự học, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giao tiếp…
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
a) GV nêu câu hỏi để HS trả lời, trao đổi về những hiểu biết về tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép cộng; GV kết luận ghi bảng tóm tắt.
b) GV tổ chức cho HS làm các bài tập.
BT1: HS đọc đề bài.
- HS làm bài cá nhân sau đó trao đổi bài với bạn bên cạnh; trong khi đó GV gọi HS lên bảng làm.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và chữa bài trên lớp; GV kết luận nhấn mạnh kĩ thuật tính với từng phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số.
BT2: HS tự làm bài sau đó GV chữa bài. Trong Khi HS làm bài, GV gọi 3 HS lên bảng làm các ý chọn ở các ý a, b, c.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Tổ chức cho HS chữa bài trên bảng; GV kết luận và nhấn mạnh thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số. Các ý còn lại GV thống nhất kết quả.
BT3 : HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi theo nhóm để tìm ra các dự đoán khác nhau rồi lựu chọn cách hợp lí.
- HS có thể có nhiều hướng làm; nhưng cần hướng cho HS có cách lí giải hợp lí, khoa học.
BT4 : HS đọc đề bài; HS tự giải bài toán.
- GV bao quát lớp; giúp đỡ HS yếu.
- Tổ chức cho HS chữa bài; GV kết luận.
Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được là :
1/5 + 1/10 = 5/10 (thể tích bể)
5/10 = 50%
Đáp số : 50%
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
BGH duyệt :
.............................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................
TUần 31
Tập đọc : 61
Công việc đầu tiên
Hồi kí của bà Nguyễn Thị Định
I. mục tiêu
- Kĩ năng : Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách của nhân vật.
- Kiến thức : Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu
hỏi trong SGK.)
- Giáo dục học sinh kĩ năng sống như kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự học, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giao tiếp…
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài “Tà áo dài Việt Nam” trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới ( 35 phút)
a. Giới thiệu bài : Đọc bài “Công việc đầu tiên” sẽ giúp các em biết về một phụ nữ Việt Nam nổi tiếng – bà Nguyễn Thị Định. Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, bài đọc là đoạn trích hồi kí của bà - kể lại một ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho Cách mạng.
b. Luyện đọc
HS khá giỏi đọc mẫu toàn bài.
Một HS đọc phần chú giải về bà Nguyễn Thị Định, các từ ngữ khó .
HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS tiếp nối nhau đọc bài văn 2 lượt. (có thể chia bài thành 3 đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì ; đoạn 2 tiếp đến Mấy tên lính mã tà hớt hải sách súng chạy rầm rầm; đoạn 3 còn lại). GV kết hợp uốn nắn cách phát âm, cách đọc cho các em.
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc diễm cảm toàn bài – giọng đọc diễn tả đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho Cách mạng.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Công việc đầu tiên của anh Ba giao cho chị út là gì ?
- Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này ?
- Chị út đã nghĩ ra cách gì để giải truyền đơn ?
- Vì sao chị út muốn được thoát li ?
GV : bài văn là đoạn hồi tưởng – kể lại công việc đầu tiên cả bà Nguyễn Thị Định làm cho Cách mạng. Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
1. Luyện đọc:
- Truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.
2. Tìm hiểu bài:
- Rải truyền đơn.
- út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm ngồi dậy nghĩ cách giải truyền đơn.
- Tay bê rổ cá, bó truyền đơn dắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết.
- Vì chị yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều cho Cách mạng.
File đính kèm:
- Tuan 30.doc