1. Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và học sinh cả lớp là:
A. 18% B. 30% C. 40% D. 60%
2. Biết 25% của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu ?
A. 10 B. 20 C. 30 D. 40
3. Kết quả điều tra về ý thích một số môn thể thao
của 100 học sinh lớp 5 được thể hiện trên biểu
đồ hình quạt bên. Trong 100 học sinh đó, số học
sinh thích bơi là:
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 25 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hắc lại nội dung ghi nhớ.
- Nhận xét về tiết học, dặn dò về yêu cầu luyện tập và chuẩn bị bài sau.
1. Phần nhận xét
BT1:
BT2:
2.Ghi nhớ
SGK
3. Luyện tập
BT1. Mỗi từ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào ? Cách thay thế các từ ngữ ở đây có tác dung gì ?
Hai Long; người đặt hộp thư mật; anh; Người liên lạc; anh
Những vật gợi ra hình chữ V; Đó.
BT2: Hãy thay thế các từ ngữ lặp lại trong các câu của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp lại từ ngữ :
Nàng ở câu (2) thay cho vợ An Tiêm ở câu (1)
Chồng ở câu (2) thay cho An Tiêm ở câu (1)
rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán : 124
trừ số đo thời gian
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
(Bài tập cần làm 1,2 – HS nào có khả năng làm thêm các ý và bài còn lại).
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Thực hiện phép trừ số đo thời gian
Ví dụ 1:
- GV nêu ví dụ SGK, HS nêu phép tính tương ứng; GV ghi bảng, nêu lên tình huống có vấn đề để HS giải quyết.
- HS thảo luận nhóm 2 về cách đặt tính và tính.
- HS báo cáo kết quả; tổ chức cho HS nhận xét; GV kết luận.
-
15 giờ 55 phút
13 giờ 10 phút
2 giờ 45 phút
Vậy : 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = 2 giờ 45 phút.
Ví dụ 2:
- GV cho HS đọc bài toán ở ví dụ 2 và nêu phép tính tương ứng.
- HS lên bảng đặt tính.
- HS tính để xuất hiện tình huống có vấn đề; tổ chức cho HS tự tìm cách giải quyết
vấn đề.
-
3 phút 20 giây
2 phút 45 giây
Ta có : 3 phút 20 giây = 2 phút 80 giây
-
2 phút 80 giây
2 phút 45 giây
0 phút 35 giây
Vậy : 3 phút 20 giây – 2 phút 45 giây = 35 giây.
HS rút ra nhận xét :
+ Khi trừ hai số đo thời gian, cần trừ các số đo theo từng đơn vị đo.
+ Trong trường hợp các số đo theo đơn vị nào đó ở số vị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị ở hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường.
luyện tập
BT1: HS tự làm bài sau đó trao đổi vở cho bạn kiểm tra lẫn nhau; trong khi HS làm bài GV gọi HS lên bảng làm.
Tổ chức cho HS chữa bài; GV kết luận.
BT2: GV cho HS làm vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. Chú ý HS hướng dẫn HS đổi đơn vị đo.
BT3: HS đọc đề bài.
HS nêu phép tính tương ứng;
HS tính và viết lời giải; tổ chức cho HS chữa bài; GV nhận xét đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
ơ
Ngày dạy Thứ sáu ngày 28 tháng 02 năm 2014
Tập làm văn : 50
Tập viết đoạn văn đối thoại
I. Mục tiêu:
- Dựa theo truyện “Thái sư Trần Thủ Độ” và những gợi ý của giáo viên, viết tiếp
được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).
( HS khá, giỏi biết phân vai đọc lại màn kịch (BT2,3)).
II. Đồ dùng dạy học:Vở BT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: HS nhắc lại các vở kịch đã học ở lớp 4, 5.
- GV: Trong tiết học này các em sẽ học cách chuyển một đoạn trong truyện “Thái sư Trần Thủ Độ” thành một màn kịch bằng biện pháp viết tiếp các lời đối thoại. Sau đó các em sẽ phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
b1) Bài tập 1:
- Một HS đọc nội dung BT.
- Cả lớp đọc thầm trích đoạn kịch của truyện “Thái sư Trần Thủ Độ”
b2) Bài tập 2:
- 3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập. (HS 1 đọc tên màn kịch và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian; HS2 đọc gợi ý về lời đối thoại; HS 3 đọc đoạn đối thoại).
- Cả lớp đọc thầm bài tập 2.
- GV nhắc HS :
+ SGK đã cho sẵn gợi ý phần nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phú nông. Nhiệm vụ các em là viết tiếp lời đối thoại (dựa theo 7 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch.
+ Khi viết chú ý thể hiện tính cách hai nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ và phú nông.
- Một HS đọc to rõ 7 gợi ý về lời đối thoại.
- HS làm việc theo nhóm 4 hoàn chỉnh yêu cầu bài tập.
- Đại diện các nhom trình bày; cả lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm viết lời đối thoại hợp lí nhất, hay nhất.
BT3: Một HS đọc yêu cầu BT.
- Các nhóm phân vai đọc diễn cảm màn kịch.
- Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc diễn cảm màn kịch sinh động tự nhiên, hấp dẫn nhất.
c. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; khen nhóm HS viết đoạn đối thoại hay nhất, nhóm đọc diễn cảm màn kịch hấp dẫn nhất.
- Dặn HS viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình; đọc trước nội dung tiết tập làm văn tới.
Bài 1: Đọc đoạn trích sau của truyện “Thái sư Trần Thủ Độ”
Đoạn trích trong SGK
Bài 2: Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh lời đối thoại theo gợi ý sau:
Gợi ý SGK.
BT3: Phân vai đọc lại màn kịch.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán : 125
luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp học sinh biết :
- Cộng, trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
(Bài tập cần làm 1b, 2, 3 – HS nào có khả năng làm thêm các ý và bài còn lại.)
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
BT1: HS đọc yêu cầu.
- GV ghi lên bảng 2 phép tính, gọi 2 HS lên bảng làm; lớp làm vào giấy nháp.
- GV tổ chức chữa bài; nhấn mạnh cách cộng, trừ hai số đo thời gian.
- HS làm các ý còn lại.
- Tổ chức cho HS chữa bài; thống nhất kết quả.
BT2: HS làm bài cá nhân; sau đó HS đổi vở cho bạn bên cạnh, tự kiểm tra bài của nhau.
- HS báo cáo kết quả; GV thống nhất kết quả.
BT 3: Hướng dẫn HS tương tự bài 2.
BT 4: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu hướng giải; tổ chức cho HS nhận xét.
- HS giải; tổ chức cho HS nhận xét; GV đánh giá.
- Có thể thu một số vở HS chấm; nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau
BGH duyệt
........................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................
tuần 26
Ngày dạy Thứ hai ngày 3 tháng 3 năm 2014
Tập đọc : 51
nghĩa thầy trò
Hà Ân
I. mục tiêu:
1. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
2. Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông, trả lời các câu hỏi về bài đọc.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Hiếu học, tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta từ xưa đến nay luôn vun đắp giữ gìn. Bài đọc hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một số nghĩa cử đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo.
b. Luyện đọc
HS khá giỏi đọc mẫu toàn bài.
Từng tốp 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn (có thể chia bài thành 3 đoạn :đoạn 1 từ đầu đến mang ơn rất nặng; đoạn 2 tiếp đến đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy; đoạn 3 còn lại. GV kết hợp uốn nắn HS về cách đọc, cách phát âm; giúp HS hiểu nghĩa các từ được chu giải sau bài.
HS luyện đọc theo cặp.
Một HS đọc cả bài.
GV đọc mẫu toàn bài giọng nhẹ nhàng, trang trọng; lời thầy giáo Chu nói với học trò - ôn tồn, thân mật; nói với cụ già - kính cẩn.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Các môn sinh cụ giáo Chu đến nhà thầy làm gì ?
- Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
- Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dậy cho cụ từ thời còn học vỡ lòng như thế nào ? Tìm chi tiết biểu hiện tình cảm đó.
- Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ?
- Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, tục ngữ hoặc khẩu hiệu nào có nội dung tương tự ?
GV : truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi người dân Việt Nam giữ gìn, vun đắp và nâng cao. Nghề thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
d. Luyện đọc diễm cảm
- Ba học sinh nối tiếp nhau đọc diễm cảm bài văn. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- Hướng dẫn HS đọc diễm cảm đoạn văn sau :
“Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu/ trước sân nhà cụ giáo Chu …. mà thầy mang ơn rất nặng”.
đ. Củng cố, dặn dò (1 phút):
- HS nhắc lại ý nghĩa bài văn.
- GV nhận xét tiết học, HS về nhà tìm hiểu truyện nói về tình thầy trò, truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam.
1. Luyện đọc:
- Tìm hiểu nghĩa các từ : môn sinh, sập, tạ, …
2. Tìm hiểu bài:
- Mừng thọ thầy thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
- Từ sáng sớm các môn sinh đã … Họ dâng thầy những cuốn sách quý. … cùng theo sau thầy.
- “Thầy mời học trò cùng đến thăm một người mà thầy mang
ơn rất nặng./ thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ/ Thầy cung kính thưa với cụ: “Lạy thầy! Hôm nay con mang tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy”.
- “Tiên học lễ, hậu học văn; Uống nước nhớ nguồn; Tôn sư trọng đạo; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.
ý nghĩa bài văn : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
File đính kèm:
- Tuan 25a.doc