Đoạn 2: tiếp đến kẻ kia phải cúi đầu nhận tội; Đoạn 3: còn lại); HS đọc nối tiếp 2 lượt, Gv kết hợp hướng dẫn HS giải nghĩa từ công đường, khung cửi, niệm phật và sửa lỗi phát âm cho HS .
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một hai HS đọc toàn bài.
- Gv đọc mẫu toàn bài giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của viên quan án, chuyển giọng linh hoạt. Đọc phân biệt lời nhân vật.
12 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 23 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhóm đôi về các đơn vị đo thể tích; cách đọc cách viết các đơn vị đo thể tích; quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
- HS trao đổi trước lớp.
- GV tổ chức cho HS nhận xét; GV kết luận.
b) HS làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1: a) HS đọc số đo theo cặp sau đó HS đọc trước lớp; HS khác nhận xét, GV kết luận.
b) Gọi 4 HS lên bảng viết các số đo
- HS dưới lớp tự làm; sau đó HS nhận xét; GV kết luận.
Bài 2: HS làm vào vở sau đó đổi vở cho các bạn kiểm tra.
- HS nêu kết quả; tổ chức cho HS nhận xét, GV kết luận.
Bài 3: Tổ chức cho HS giải bài tập nhanh giữa các nhóm;
- Gv đánh giá kết quả từng nhóm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tập làm văn : 45
Lập chương trình hoạt động
I. Mục tiêu:
- Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh. (theo gợi ý trong SGK.)
- Thông qua bài học giáo dục cho học sinh kĩ năng sống.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết vắn tắt cấu trúc 3 phần của một chương trình hoạt động.
Những ghi chép của HS khi thực hiện một hoạt động tập thể.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em sẽ tiếp tục lập CTHĐ cho một hoạt động tập thể góp phần giữ trật tự an ninh.
b. Hướng dẫn học sinh lập CTHĐ
* Tìm hiểu yêu cầu đề bài
- HS tiếp nối nhau đọc đề bài và gợi ý trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ lựu chọn 1 trong hoạt động đã nêu.
- Gv nhắc HS chú ý :
+ Đây là những hoạt động do BCH liên đội của trường tổ chức. Khi lập một chương trình hành động, em cần tưởng tượng mình là liên đội trưởng hoặc liên đội phó của trường.
+ Khi chọn hoạt động tập thể để lập chương trình, nên chọn hoạt động em đã biết, đã tham gia. Trong trường hợp cả 5 hoạt động em đều chưa biết, em cần dựa vào kinh nghiệp tham gia các hoạt động khác để tưởng tượng và lập một CTHĐ mới.
Một số HS tiếp nối nhau nói tên hoạt động các em đã lựa chọn.
GV mở bảng phụ đã viết sẵn cấu trúc 3 phần của một CTHĐ, HS nhìn bảng đọc.
* Lập CTHĐ
- HS lập CTHĐ vào vở BT.
- Gv nhắc HS ghi vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- Một số HS đọc kết quả bài làm; tổ chức cho cả lớp nhận xét, Gv kết luận.
- HS dựa theo góp ý chung của thầy cô giáo và các bạn tự chỉnh sửa bài của mình.
- Gv mời HS đọc lại CTHĐ khi đã sửa, chấm điểm.
- Cả lớp bình chọn người lập CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức các hoạt động tập thể.
c. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS hoàn chỉnh lại CTHĐ đã viết ở lớp, viết lại vào vở.
Đề bài : Để hưởng ứng phong trào “Em là chiến sĩ nhỏ”, ban chỉ huy liên đội trường em dự kiến tổ chức một số hoạt động sau:
Tuần hành tuyên truyền về an toàn giao thông.
Triển lãm về an toàn giao thông.
Thi vẽ tranh, sáng tác thơ, truyện về an toàn giao thông.
Phát thanh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy.
Thăm các chú công an giao thông hoặc công an biên phòng.
Em hãy lập chương trình hành động cho một trong các hoạt động trên.
Gợi ý : Bản chương trình hành động của em nên có những nội dung sau:
1.Mục đích
2. Phân công chuẩn bị
3. Chương trình cụ thể.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ngày dạy Thứ năm ngày 13 tháng 2 năm 2014
Luyện từ và câu : 46
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu:
- Học sinh làm được 2 bài tập phần luyện tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS : vở BT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập tiết trước.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học như Hướng dẫn giảm tải.
.
b. Luyện tập
BT1: - Một HS đọc yêu cầu BT.
GV nhắc HS chú ý hai yêu cầu bài tập.
HS gạch chân các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến; phân tích câu tạo câu ghép đó.
HS phát biểu ý kiến; Gv tổ chức cho HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
BT2: - HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ, làm bài.
GV gọi 3 HS lên bảng làm.
Tổ chức cho HS nhận xét, Gv chốt lại lời giải đúng.
c. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét về tiết học, dặn dò về nhà hoàn chỉnh bài trên lớp và chuẩn bị bài sau.
III. Luyện tập
Bài 1: Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong mẩu chuyện vui sau:
Mẩu chuyện trong SGK.
Bài 2 : Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a) Không chỉ… mà …
b) không những … mà ….
(chẳng những … mà … )
c) không chỉ … mà … )
Toán : 114
Thể tích hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu :
- Có biểu tượng thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên quan.
(Bài tập cần làm bài 1 – HS nào có khả năng làm thêm các bài còn lại.)
II. Chuẩn bị
- Mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và các khối hình lập phương xếp bên trong.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình lập phương.
- GV giới thiệu mô hình trực quan về hình lập phương đã chuẩn bị HS quan sát.
- GV đặt câu hỏi để HS nhận xét rút ra quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật đồng thời có biểu tượng về hình hộp chữ nhật).
- HS giải một bài toán cụ thể về thể tích hình HCN.
- HS nhắc lại quy tắc tính và công thức tính.
3. Thực hành
BT1: HS vận dụng trực tiếp công thức tính.
- HS đọc yêu cầu; HS làm bài vào vở. Gv gọi 1 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, GV tổ chức cho HS nhận xét; Gv kết luận.
BT2: HS quan sát hình vẽ khối hộp, nhận xét.
- GV nêu câu hỏi để HS nêu cách làm.
- HS làm bài; tổ chức cho HS chữa, GV nhận xét kết quả.
BT 3: HS đọc đề bài; HS làm bài.
- Tổ chức cho HS chữa bài; Gv nhận xét và thu một số vở để chấm.
4. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại cách tính thể tích hình hộp chữ nhật.GV nhận xét tiết học;
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ngày dạy Thứ sáu ngày 14 tháng 2 năm 2014
Tập làm văn : 46
Trả bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
- Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài văn của mình và sửa lỗi chung; viết lại được một đoạn văn chu đúng hoặc một đoạn văn cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: bảng phụ ghi lỗi cần chữa chung cả lớp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc CTHĐ em đã viết lại trong tiết trước.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC tiết học.
b. GVnhận xét chung về kết quả bài viết của HS
* Nhận xét về kết quả bài làm
- Những ưu điểm chính, nêu một số ví dụ cụ thể.
- Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài ví dụ cụ thể.
* Thông báo điểm số cụ thể
c. Hướng dẫn HS chữa bài
- GV trả bài cho HS.
* Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV đưa bảng phụ chỉ, các lỗi cần thiết.
- HS lên bảng chữa lỗi. Cả lớp chữa lỗi vào giấy nháp.
- HS trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng.
* Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- HS đọc lời nhận xét của thầy giáo, phát hiện thêm các lỗi trong bài của mình và sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS chữa lỗi.
- HS trao đổi vở với bạn bên cạnh để rà soát việc chữa lỗi.
* Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc đoạn văn, bài văn hay của HS trong lớp.
- HS trao đổi và thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay cái đáng học tập. Từ đó rút kinh nghiệp cho bài làm của mình.
* HS chọn và viết lại một đoạn cho hay hơn.
- HS viết sau đó đọc trước lớp, GVchấm điểm một số đoạn.
c. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; khen những HS có bài văn đạt điểm cao và những HS tham gia chữa bài tốt. Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại.
- Dặn cho HS chuẩn bị cho tiết ôn tập văn tả đồ vật.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán : 115
Thể tích hình lập phương
I. Mục tiêu :
- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
- Biết vận dung công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập có liên
quan. (Bài tập cần làm 1, 3 – HS nào có khả năng làm thêm các bài và ý còn lại.)
- Thông qua bài học giáo dục cho học sinh kĩ năng sống.
II. Chuẩn bị
- Mô hình hình lập phương có số đo cạnh dài là số tự nhiên với đơn vị đo là đề-xi-mét và một số hình lập phương cạnh 1cm.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương
- GV nêu vấn đề và đưa ra mô hình trực quan về hình lập phương đã chuẩn bị.
- HD đếm số hình lập phương nhỏ cạnh 1cm xếp bên trong hình lập phương cần tính thể tích.
- HS rút ra kết luận về cách tính thể tích hình lập phương;
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV hướng dẫn HS xây dựng công thức tính.
3. Thực hành
BT1: HS đọc yêu cầu, HS vận dụng trực tiếp công thức tính.
- HS làm bài cá nhân sau đó trao đổi bài với bạn bên cạnh, tự kiểm tra đánh giá bài của mình.
BT2: HS đọc yêu cầu bài.
- HS trao đổi bài với bạn bên cạnh; nêu hướng giải.
- HS làm; tổ chức cho HS chữa bài.
BT3: HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm bài; tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Duyệt của BGH
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tuan 23.doc