Giáo án lớp 5B Tuần 22 Trường Tiểu học Yên Lâm

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).

2. Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng tại một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- tranh minh hoạ bài đọc; tranh ảnh về những loàng ven biển, làng đảo và về chài lưới, giúp giải nghĩa các từ khó.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 22 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - HS áp dung công thức để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - HS đổi đơn vị đo rồi tính. - HS tự làm bài sau đó HS trao đổi vở nhận xét bài của bạn; Gv tổ chức cho cả lớp nhận xét, GV kết luận. BT2: HS đọc yêu cầu bài tập. - HS nêu yêu cầu bài tập; HS tự giải bài toán. GV gọi 2 HS lên bảng làm. - Tổ chức cho HS nhận xét; Gv kết luận nhấn mạnh HS kĩ năng tính toán đối với các số đo là phân số, số thập phân. BT3: HS đọc và nêu yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS phát hiện nhanh và tính nhanh diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - HS làm bài theo cặp; tổ chức cho HS báo cáo kết quả. - Cả lớp và Gv nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau. Địa lí : 22 Châu âu I . Mục tiêu : Học xong bài này HS biết : - Dựa vào biểu đồ, lược đồ để nhận biết, mô tả được vị trí, giới hạn của châu Âu; đọc tên một số dãy núi, đồng bằng sông lớn của châu Âu; biết đặc điểm địa hình châu Âu. - Nắm đặc điểm tự nhiên châu Âu. - Nhận biết đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người châu Âu. II . Đồ dung dạy học - bản đồ thế giới; bản đồ tự nhiên châu Âu (nếu có). III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu đặc điểm kinh tế của 3 nước láng giềng của Việt Nam. 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài a/ Giới thiệu bài: b/ Tổ chức hoạt động học tập *HĐ 1: Làm việc cá nhân - HS làm việc với hình 1 và với bảng số liệu về diện tích các châu lục bài 17, trả lời các câu hỏi gợi ý để nhận biết về vị trí, giới hạn diện tích châu Âu, so sánh diện tích châu Âu so với các châu lục khác. - HS báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, giới thiệu và chỉ vị trí của châu Âu trên bản đồ thế giới. * HĐ 2: Làm việc theo nhóm 2 - Quan sát hình 1 SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu; trao đổi đưa ra nhận xét về vị trí các núi, đồng bằng. Sau đó HS tìm vị trí các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a, b, c, d trên lược đồ hình 1. - HS mô tả cho nhau nghe về quang cảnh ở trong ảnh. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc với các kênh hình; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. *HĐ 3: Làm việc cả lớp - HS nhận xét bảng số liệu bài 17 về dân số châu Âu, quan sát hình 3 nêu đặc điểm ngoại hình người châu Âu. - HS nêu kết quả làm việc. - HS quan sát hình 4 kể tên các hoạt động sản xuất phản ánh trong hình. - GV bổ sung giới thiệu cho HS về cách thức sản xuất của công nghiệp ở các nước châu Âu. c/ Củng cố, dặn dò GV tóm tắt nội dung bài; nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau. Châu Âu 1. Vị trí, giới hạn - Kĩ thuật : 22 Lắp xe cần cẩu I. Mục tiêu : HS cần phải: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp cần cẩu. - Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành. II. Chuẩn bị Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ B.Bài mới Tiết 1 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và nêu mục đính yêu cầu tiết học. - GV nêu tác dụng của xe cần cẩu trong thực tế 2. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu. - HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. - HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi : Để lắp xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy nêu tên các bộ phận đó. 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật a) Hướng dẫn HS chọn lọc chi tiết - GV cùng HS chọn đúng các chi tiết theo bảng trong SGK. - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. b) Lắp từng bộ phận * Lắp giá đỡ cần cẩu - Để lắp giá đỡ em phải chọn các chi tiết nào ? - Yêu cầu HS quan sát hình 2, gọi một HS trả lời và lên bảng chọn các chi tiết. - HS quan sát Gv lắp : + Thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ; sau đó lắp thanh thẳng 5 lỗ vào các thanh 7 lỗ. + Lắp thanh chữ U vào các thanh thẳng 7 lỗ *Lắp cần cẩu - Gv gọi HS lên lắp hình 3a( nhắc HS lưu ý vị trí các lỗ của các thanh thẳng) - Gv nhận xét và bổ sung cho hoàn thiện bước lắp. - Gọi HS lên lắp phần 3b. - GV hướng dẫn HS lên lắp hình 3c. * Lắp các bộ phận khác. - HS quan sát hình 4 để trả lời câu hỏi. - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi và lắp hình 4a, 4b, 4c. - Toàn lớp và GV nhận xét, kết luận. c) Lắp xe cần cẩu - GV lắp giáp xe cần cẩu theo các bước như SGK. - Gv lưu ý HS lắp các vòng hãm vào trục quay và vị trí buộc các dây tời ở trục quay cho thẳng với dòng dọc để quay tời được dễ dàng. - Kiểm tra hoạt động của cần cẩu. d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp - Cách tiến hành như trên 4. Củng cố, dặn dò. - Gv nhận xét tiết học; HS chuẩn bị tiết sau tiếp tục thục hành lắp xe cần cẩu. Tiết 2 5. Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe cần cẩu a) Chọn các chi tiết - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - Gv kiểm tra HS chọn các chi tiết. b) Lắp từng bộ phận - Gọi 1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe cần cẩu. - Yêu cầu hoc sinh phải quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp. - Gv nhắc HS lưu ý : + Vị trí trong và ngoài của các chi tiết và vị trí của các lỗ khi lắp các thanh giằng ở giá đỡ cần cẩu. + Phân biệt mặt phải và trái để sử dụng vít khi lắp cần cẩu. HS thực hành Gv quan sát uốn nắn kịp thời giúp đỡ những HS còn lúng túng. c) Lắp giáp xe cần cẩu - HS lắp giáp theo các bước trong SGK. - Gv nhắc HS chú ý đến độ chặt của các mỗi ghép và độ nghiêng của cần cẩu. - GV nhắc HS khi lắp giáp xong cần : + Quay tay để kiểm tra xem dây tời quấn vào, nhả ra có dễ dàng không. + Kiểm tra cần cẩu có quay được theo các hướng và có nâng hàng lên và hạ hàng xuống không . 6. Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo các nhóm. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo điểm III SGK. - Cử 2 – 3 em dựa theo tiêu chuẩn đánh giá đánh giá sản phẩm của bạn. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức A (A+) hoặc B. 7. Nhận xét dặn dò - GV nhận xét tiết học. - HS chuẩn bị tiết sau “Lắp xe ben” Ngày dạy Thứ sáu ngày tháng 1 năm 2008 Tập làm văn : 44 Kể chuyện (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: - Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Vài câu chuyện cổ tích. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trong tiết TLV tiết trước, các em đã ôn tập về văn kể chuyện, trong tiết học hôm nay các em sẽ làm bài kiểm tra viết về văn kể chuyện theo một trong 3 đề bài SGK đã nêu. Thầy mong các em sẽ viết được bài văn kể chuyện có cốt truyện, nhân vật, có ý nghĩa thú vị. b. Hướng dẫn học sinh làm bài - Một HS đọc 3 đề bài trong SGK. - GV : Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời nhân vật trong chuyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện cho đúng. - Một số HS nối tiếp nhau nói tên đề bài của mình đã chọn. c. HS làm bài d. Củng cố, dặn dò - Nhận xét về tiết học. - Dặn dò HS đọc trước đề bài, chuẩn bị đề bài cho tiết 23. Toán : 110 Thể tích một hình I. Mục tiêu : Giúp học sinh : - Có biểu tượng về thể tích một hình. - Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản. II. Chuẩn bị - Bộ đồ dùng học toán 5 III. các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước. B.Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hình thành biểu tượng về thể tích một hình - Gv tổ chức cho HS quan sát, nhận xét trên các mô hình trực quan theo hình vẽ trong các ví dụ của SGK. - Sau khi HS quan sát các hình vẽ ở mỗi ví dụ hoặc mô hình tương ứng, Gv đặt câu hỏi để khi trả lời HS tự nhận ra được kết luận trong từng ví dụ của SGK. Gọi vài HS nhắc lại kết luận đó. 3. Thực hành Bài 1: Tất cả HS quan sát nhận xét các hình trong SGK. Gv gọi HS trả lời, yêu cầu các HS khác nhận xét và GV đánh giá kết quả bài làm của HS. Bài 2: HS đọc đề bài; GV hướng dẫn HS tương tự như bài 1. Bài 3: GV tổ chức cho HS thi xếp hình nhanh và được nhiều hình hộp chữ nhật bằng cách chuẩn bị đủ số hình lập phương nhỏ cạnh 1cm, chia HS trong lớp thành một số nhóm chơi. - GV nêu yêu cầu cuộc thi để HS tự làm. - Gv đánh giá bài làm của HS. - GV thống nhất kết quả: Có 5 cách xếp 6 hình lập phương cạnh 1cm thành hình hộp chữ nhật. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau. Khoa học: 44 Sử dụng năng lượng gió và nước chảy I . Mục tiêu : Sau bài học, HS biết : - Trình bày tác dụng của năng lượng gió và nước chảy trong tự nhiên. - Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió và nước chảy. II . Đồ dung dạy học tranh ảnh về sử dung năng lượng gió và nước chảy. Mô hình tua-bin hoặc bánh xe nước. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS a/ Giới thiệu bài: (Khởi động trò chơi, bài hát) b/ Tổ chức hoạt động học tập * HĐ 1: Thảo luận về năng lượng gió - HS làm việc theo nhóm: Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi: + Vì sao có gió? Nêu ví dụ về sử dụng năng lượng gió trong tự nhiên. + Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương. - Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp. - Gv kết luận. * HĐ 2: Thảo luận về năng lượng nước chảy - HS làm việc theo nhóm, các nhóm thảo luận theo các gợi ý: + Nêu ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên. + Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những công việc gì ? Liện hệ thực tế ở địa phương. - Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp. * HĐ 3: Thực hành “Làm quay tua-bin” - GV hướng dẫn HS thực hành đổ nước làm quay tua-bin của mô hình “tua bin nước”. - HS quan sát bóng đèn phát sáng và cho nhận xét; GV kết luận. c/ Củng cố, dặn dò HS nhắc lại tác dụng của năng lượng nước và gió. Gv nhận xét tiết học; dặn HS chuẩn bị tiết sau. HĐ 1 : HS thảo luận nhóm HĐ 2: HS thảo luận nhóm HĐ 3: HS thực hành theo nhóm. Duyệt của BGH

File đính kèm:

  • doctuan 22.doc
Giáo án liên quan