I. MỤC TIÊU:
- Đọc lưu loát, diễm cảm bài văn – giọng lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời nhân vật : Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông.
- Hiểu ý nghĩa bài đọc : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được được danh dự và quyền lợi của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 21 Trường Tiểu học Yên Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS quan sát hình 3 và hình 5 bài 17, 18 nhận xét Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu á, giáp với những nước nào ?
- HS đọc SGK nhận xét về địa hình Cam-pu-chia và các nghành sản xuất của nước này.
- HS ghi lại kết quả vào vở BT.
- HS trao đổi kết quả với bạn.
- HS báo cáo kết quả; tổ chức cho HS nhận xét; Gv đánh giá kết luận.
2. Hoạt động 2: HS tìm hiểu về Lào tương tự như Cam-pu-chia. Đối với HS giỏi yêu cầu các em nêu tên các nước có chung biên giới với các nước này.
- HS quan sát ảnh SGK, nhận xét về các công trình kiến trúc, phong cảnh của hai nước này.
- HS trả lời, cả lớp nhận xét, GV kết luận.
3. Hoạt động 3: HS làm việc với bài 15 và bài 18 và SGK nhận xét về diện tích và dân số, vị trí của Trung Quốc.
- HS làm bài theo cặp và ghi lại kết quả vào vở BT.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả; tổ chức cho GV nhận xét, GV bổ sung.
- Gv cho cả lớp quan sát hình 3; giới thiệu với HS về Vạn Lí Trường Thành.
- Gv cung cấp thông tin về một số nghành sản xuất nổi tiếng xưa và nay của Trung Quốc.
4. Củng cố dặn dò
- HS đọc tóm tắt SGK; nhấn mạnh ý chính.
- HS ghi nhớ nội dung bài, chuẩn bị tiết sau.
1. Cam-pu-chia
- Có địa hình chủ yếu là đồng bằng lòng chảo. Biển Hồ là nơi thấp nhất và giàu tôm cá.
- Sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, và đánh bắt nhiều tôm cá.
2. Lào
- Không giáp biển, địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. Rừng có nhiều gỗ quý.
- Những sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến và lúa gạo.
3. Trung Quốc
- Có số dân đông nhất thế giới. Miền đông là đồng bằng châu thổ màu mỡ; miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.
- Nổi tiếng về lụa, tơ tằm, gốm, sứ, chè.
- Ngày nay Trung Quốc đang phát triển mạnh và sản xuất nhiều máy móc, thiết bị. Hàng của Trung Quốc xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Toán : 104
Hình hộp chữ nhật, hình lập phương
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Chỉ ra được các đặc điểm về các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương vận dụng vào giải bài tập.
II. Chuẩn bị
- Mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương có thể khai triển được.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu hình hộp chữ nhật và hình lập phương
a) Giới thiệu các mô hình trực quan về hình lập phương
- Gv đưa ra mô hình hình lập phương; HS quan sát, nhận xét các yếu tố về hình hộp chữ nhật.
- HS đưa ra nhận xét về hình hộp chữ nhật; Gv tổng hợp lại để HS có biểu tượng về hình hộp chữ nhật.
- HS chỉ ra các mặt khai triển của hình hộp chữ nhật .
- HS nêu các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật.
b) Hình lập phương
- GV giới thiệu tương tự như Hình hộp chữ nhật.
- Có thể cho HS đo các cạnh để nêu đặc điểm các mặt của hình lập phương.
3. Thực hành
Bài 1: HS đọc yêu cầu; HS làm bài cá nhân; HS đọc kết quả; HS khác nhận xét; Gv kết luận.
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS nhận xét các đặc điểm, tính diện tích của các mặt.
- HS tự làm; HS báo cáo kết quả; nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Củng cố cho HS biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Kĩ thuật : 21
vệ sinh phòng bệnh cho gà
I. Mục tiêu : Hs cần phải :
- Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng dịch cho gà.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài: Gv giới thiệu bài và nêu mục đích tiết học.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng dịch cho gà.
- HS đọc mục 1 trong SGK và đặt câu hỏi để HS kể tên các công việc vệ sinh phòng dịch cho gà.
- GV nhận xét, tóm tắt.
- Gv đặt câu hỏi để HS nêu mục đích, tác dụng của vệ sinh phòng dịch cho gà.
- GV tóm tắt.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
a) Vệ sinh dụng cụ ăn uống
- HS đọc mục 2 SGK; kể tên các dụng cụ ăn uống và nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn, uống của gà.
- Tổ chức cho HS nhận xét, tóm tắt.
b) Vệ sinh chuồng trại
- HS nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi gà.
- HS nêu tác dụng của việc vệ sinh chuồng nuôi gà.
- Tổ chức cho HS nhận xét, kết hợp liên hệ thực tế.
c) Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch chi gà.
- Gv giải thích cho HS hiểu thế nào là bệnh dịch.
- HS đọc mục 2c và quan sát hình 2 nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch cho gà.
- Tổ chức cho HS nhận xét tóm tắt.
4. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- HS trả lời các câu hỏi cuối bài
5. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập.
- HS chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy Thứ sáu ngày tháng năm 2008
Tập làm văn : 42
Trả bài văn tả người
I. Mục tiêu:
- Rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong văn tả người.
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi, viết lại được một đoạn cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: bảng phụ ghi đề bài và một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, … cần chữa chung.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b. Nhận xét kết quả bài viết của HS
GV mở bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình cần chữa chung cả lớp.
- Nhận xét chung kết quả bài làm của HS:
+ những ưu điểm chính : xác định yêu cầu đề bài; bố cục, ý, diễn đạt.
+ Những thiếu sót, hạn chế : nêu ví dụ cụ thể tránh nêu tên HS.
Thông báo điểm số cụ thể.
c. Hướng dẫn HS chữa bài
- Hướng dẫn HS chữa lỗi chung : HS chữa lỗi trên bảng phụ; GV nhận xét.
- HS chữa lỗi trong bài; HS tự chữa lỗi trong bài sau đó đổi bài cho bạn rà soát lỗi.
- GV theo dõi kiểm tra.
d. Hướng dẫn HS học tập đoạn văn, bài văn hay
- Gv đọc cho HS nghe đoạn văn, bài văn hay trong lớp hoặc ngoài lớp.
- HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đúng.
đ. HS chọn và viết lại một đoạn cho hay hơn
HS chọn và viết lại một đoạn sau đó đọc trước lớp.
Gv chấm một số đoạn.
4. Củng cố dặn dò
- Gv nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt.
- Dặn HS về nhà viết lại một đoạn cho hay hơn.
Toán :
Diện tích xung quanh và diện tích
toàn phần Của hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Tự hình thành được cách tính, công thức tính S xung quanh và S toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng vào giải bài tập.
II. Chuẩn bị
- Mô hình hình hộp chữ nhật khai triển được
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hình thành khái niệm và cách tính
a) HS quan sát mô hình trực quan.
- Chỉ ra các mặt xung quanh; Gv mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật và nêu như SGK.
- Gv nêu bài toán về tính diện tích các mặt xung quanh (dựa trên nhận xét đặc điểm các mặt bên; HS trao đổi theo cặp nêu hướng giải.
- HS giải; tổ chức cho HS nhận xét; GV kết luận.
- HS quan sát hình khai triển, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Học sinh làm ví dụ cụ thể, giáo viên nhận xét đánh giá bài của HS.
* GV hướng dẫn HS tương tự để hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2. Thực hành
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân vận dụng trực tiếp công thức tính.
- HS trao đổi vở nhận xét bài của bạn; HS báo cáo kết quả; nhận xét, kết luận.
Bài 2: HS vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần để giải bài toán.
- HS làm bài, tổ chức cho HS chữa bài, nhận xét đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Khoa học : 42, 43
Sử dụng năng lượng chất đốt
I . Mục tiêu : Sau bài học, HS biết :
- Kể tên và công dụng của một số loại chất đốt.
- Thảo luận về sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt.
II . Đồ dung dạy học
- Tranh ảnh về sử dụng các loại chất đốt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Kể một số thiết bị dụng cụ sử dụng năng lượng mặt trời.
3. Bài mới
a/ Giới thiệu bài:
b/ Tổ chức hoạt động học tập
*HĐ 1 : Kể tên một số loại chất đốt
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Kể tên một số loại chất đốt trong đó chúng ở những thể nào ?
Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Thảo luận theo nhóm: Phân công mỗi nhóm chuẩn bị về một loại chất đốt theo câu hỏi:
Nhóm : Tìm hiểu về chất đốt rắn
+ Kể tên các chất đốt rắn thường dùng ở nông thôn, miền núi.
+ than dùng để làm gì khai thác chủ yếu ở đâu ?
+ Ngoài than đá bạn biết loại than nào khác.
Nhóm tìm hiểu về chất đốt lỏng.
+ Kể tên các chất đốt lỏng mà em biết.
+ Dầu mỏ ở nước ta khai thác ở đâu ?
+ Đọc các thông tin quan sát hình vẽ trả lời các câu hỏi trong hoạt động thực hành.
Nhóm : Tìm hiểu về sử dụng chất đốt khí.
+ Có những loại chất đốt khí nào ?
+ Làm thế nào để tạo ra khí sinh học ?
HS thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày, có thể sử dụng tranh ảnh để minh hoạ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung; Gv kết luận.
* Hoạt động 3: Thảo luận về sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt.
- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
+ Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than ?
+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng vô tận không ? Tại sao ?
+ Nêu ví dụ về sử dụng năng lượng lãng phí. Tại sao phải sử dụng năng lượng tiết kiệm chống lãng phí ?
+ Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
+ Tác hại của việc sử dụng chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp giảm những tác hại đó.
Làm việc cả lớp : HS trình bày kết quả thảo luận.
GV tổ chức cho HS nhận xét, Gv kết luận.
Củng cố dặn dò
Gv tóm tắt những nội dung chính của tiết học.
HS chuẩn bị tiết sau.
Duyệt của BGH:
File đính kèm:
- tuan 21.doc